Giáo hội toàn cầu

Chỉ có Chúa biết: Đức Phanxicô sẽ từ chức?

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,406
  • Ngày đăng: 23/09/2021 13:59:21

 

Đức Phanxicô trong cuộc họp báo trên chuyến bay từ Slovaki về Rôma ngày thứ tư 15 tháng 9.

 

Chuyên mục “Chỉ có Chúa biết” của nhà báo Jean-Marie Guénois viết trên báo Le Figaro dưới dạng thư gởi độc giả, tuần này nhà báo viết về các dự đoán chung quanh việc Đức Phanxicô sẽ từ chức hay không.

 

Giáo hoàng Francis sẽ từ chức?

Quý độc giả thân mến,

Bây giờ là mùa tựu trường, mùa về với trường học! Giai đoạn Đức Phanxicô mổ ruột kết ngày 4 tháng 7 xem như đã xong. Chuyến đi Hungary  và Slovakia có bác sĩ riêng và y tá đi cùng với ngài trên máy bay. Đây là một chuyện mới.

 

Như thế chứng tỏ về mặt sức khỏe ngài được theo dõi kỹ và vẫn đang còn ở giai đoạn hồi phục. Chính ngài cũng đã nói trong cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Tây Ban Nha Cope ngày 30 tháng 8: “Khúc ruột của tôi ngắn đi 33cm.” Nhưng nhất là câu đầu tiên ngài nói trong cuộc phỏng vấn này, cho tất cả các bạn của ngài nhưng nhất là cho các đối thủ của ngài: “Tôi vẫn còn sống!”.

 

Mục đích thật sự của cuộc phỏng vấn này là để cho biết ngài không từ bỏ nhiệm vụ của mình. Rôma vừa xôn xao với tin đồn này. Một cơn bão bất ngờ vào tuần cuối cùng tháng tám, nó làm lên tinh thần và bóc trần các tiên lượng thầm kín về một mật nghị được giữ kín… Điều đó đã làm cho những người chung quanh ngài mỉm cười. Không có vấn đề từ chức với Đức Phanxicô, ít nhất là cho tới bây giờ. Không sớm như thế.

 

Giả thuyết “từ chức” được ông Antonio Socci, một nhà báo người Ý đưa ra. Rành thông tin, đôi khi khoa trương, năm 2014 ông ở trong nhóm cho rằng việc bầu chọn Đức Phanxicô năm 2013 là không hợp lệ, vì theo ông, Đức Bênêđictô XVI đã không hoàn toàn tự do khi quyết định, ngài chịu áp lực nội bộ. Ông giải thích lý thuyết sai lầm này trong quyển sách “Đó không phải là Phanxicô, Giáo hội trong cơn bão lớn” (Non è francesco, la chiesa nella grande tempesta), nuôi dưỡng chủ nghĩa “trống tòa” (sedevacantisme), vì thế đương kim giáo hoàng không hợp pháp. Nhà luận chiến này được lòng một số người nào đó dù lập luận của ông không đáng tin cậy.

 

Dù sao ngày 23 tháng 8, ông viết trên nhật báo Libero, Đức Phanxicô đang nghĩ đến việc từ chức. Tuyên bố được hỗ trợ dựa trên một số bài báo đã được đăng ở Ý và Argentina mà ông tổng hợp. Điều gì đã tạo xúc cảm trong cộng đồng công giáo hoàn cầu. Lý do là chính đáng. Vì tháng 12 sắp tới giáo hoàng sẽ 85 tuổi. Ngài vừa có cuộc phẫu thuật nặng hơn nhiều so với những gì Vatican đưa ra.

 

Nhà báo Antonio Socci cũng nêu lên việc Đức Phanxicô đã thành lập một nhóm gồm các luật gia, chuyên gia về giáo luật, để giám sát – và lượng định trước việc từ chức của các giáo hoàng tương lai ở tuổi 85, theo thể thức áp dụng cho các giám mục ở tuổi 75…

 

Tác động của bài báo này đã làm Đức Phanxicô phải có cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh. Vì thế cuộc phản công truyền thông này sấm sét: một giờ mười lăm phút phỏng vấn trên Đài phát thanh Cope với nhà báo nổi tiếng Carlos Herrera, người Tây Ban Nha và Mỹ Latinh.

 

Như thường lệ, hệ thống truyền thông đồ sộ của Vatican, một hệ thống có ngân sách hàng đầu của Vatican đã không được thông báo và bị đặt trước sự đã rồi. Để bảo vệ giáo hoàng, một thông báo chính thức nói “Tôi vẫn còn sống” do các cơ quan Vatican công bố đã tạo sự nghi ngờ chung. Nó sẽ được hiểu là ngài đang bị bệnh, và đây là bằng chứng của ngài! Giả thuyết còn lại có thể có. Một số người ở tuổi này có thể hồi phục sau trường hợp phẫu thuật loại này, nhưng một số khác sẽ khó khăn hơn.

 

Tuy nhiên, tình tiết ngạc nhiên này cho thấy Đức Phanxicô có phần sốt ruột, ngài không muốn mọi người nghĩ ngài đã yếu và nghĩ đến việc từ chức. Trong cuộc phỏng vấn ngài nói, “việc từ chức không có trong đầu tôi.” Đây cũng là chủ đề duy nhất được Vatican News đăng lại ngày hôm sau trên trang tin chính thức, “Giáo hoàng bác bỏ mọi ý tưởng từ chức”, trong khi cuộc phỏng vấn nói đến một loạt chủ đề rất đáng quan tâm.

 

Từ chức, một xuẩn ngốc? Ngày 26 tháng 5 –  2014, khi trở về từ chuyến đi Đất Thánh, Đức Phanxicô đã nói với các nhà báo, gương từ nhiệm của Đức Bênêđictô XVI bây giờ nên được noi theo: “Trường hợp của Đức Bênêđíctô XVI không phải là duy nhất. Ngài đã mở cánh cửa cho các giáo hoàng danh dự. Một giáo hoàng cảm thấy sức khỏe của mình đã yếu nên tự hỏi mình câu hỏi như Đức Bênêđictô XVI đã làm.” Đây là lần thứ hai kể từ khi được bầu chọn năm 2013, ngài công khai nói về ý tưởng này.

 

Ngày 19 tháng 8 năm 2014, trên chuyến bay từ Hàn quốc về, ngài cũng xác nhận lại ý định từ chức của mình. Về Đức Bênêđictô XVI, ngài nói: “Tôi cũng sẽ làm tương tự”. Khi đó ngài 77 tuổi và hình dung một triều giáo hoàng ngắn ngủi: “Tất cả sẽ chỉ kéo dài hai đến ba năm…”. Vui tính, ngài nói: “Chúng ta sẽ quen với các giáo hoàng danh dự như chúng ta đã quen với các giám mục danh dự, dù điều này làm cho các thần học gia không thích mấy”. Và ngài kết luận: “Dù sức khỏe tốt, khả năng cai trị cũng giảm dần theo tuổi vì cơ thể đã mệt mỏi. Vì thế Đức Bênêđictô XVI đã mở một cánh cửa mang tính thể chế và không phải là ngoại lệ”.

 

Nhưng kể từ ngày 30 tháng 8, khi ngài lên tiếng đảm bảo mình không từ chức đã có hai yếu tố mới, cũng hoàn toàn khách quan, có thể kiểm chứng đưa ra bối cảnh từ chức không phải là vấn đề thời sự bây giờ ở Quảng trường Thánh Phêrô.

 

Chúng ta sẽ hiểu lý do vì sao ở phần kết luận thư này.

Yếu tố thứ nhất: sự xác nhận của một nghiên cứu pháp lý đang được các nhà thần học tiến hành để định hình tốt hơn việc giáo hoàng từ nhiệm và cương vị của giáo hoàng danh dự.

 

Chủ đề bao gồm tất cả, ngoại trừ hành chính, thần học và phức tạp: Nó liên quan đến thẩm quyền sâu xa của giáo hoàng được các hồng y bầu theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Như thế theo thần học công giáo là do Chúa!

 

Vì thế phải có những lý do chính đáng để làm cho cuộc bầu chọn do con người trở nên vô hiệu, nhưng trong tầm tay của Chúa. Vì lý do này mà các giáo hoàng luôn được bầu chọn suốt đời. Do đó, đây không phải là một “chức năng” có nhiệm kỳ cố định, cũng không phải là cuộc bầu cử Tổng thống, ngoại trừ việc này làm lung lay tông truyền công giáo, đánh mất đi một cái gì đó cốt lủy của nó. Chúng ta sẽ có dịp trở lại vấn đề này.

 

Thông tin đến từ đồng nghiệp xuất sắc của chúng tôi, nhà báo Sandro Magister. Đúng, có một cái gì đó đang chuẩn bị: bà Geraldina Boni, giáo sư giáo luật, người dẫn đầu một nhóm công tác quốc tế đã viết thư cho ông để cung cấp cho ông tiến trình của công việc vào cuối triều giáo hoàng. Bài viết rất hay. Và trang web của các nhà giáo luật có đăng tên của các luật gia chuyên về luật nội bộ của Giáo hội, những người làm việc cho vấn đề được tranh luận rất nhiều.

 

Thật ra nghiên cứu này đã được biết đến từ đầu năm 2020 nhưng nó chưa bao giờ được chính thức hóa.

 

Trên thực tế, tháng 1 năm 2020, khi Đức Bênêđictô XVI công khai bày tỏ quan điểm của ngài để bảo vệ bậc sống độc thân của linh mục, vốn gây khó khăn cho giáo hoàng đương nhiệm, đã khơi dậy nhận thức về sự cấp thiết phải chỉ rõ địa vị của “giáo hoàng danh dự” (các điều kiện khi từ chức; đời sống của giáo hoàng danh dự), một tình huống chưa từng có trong Giáo hội để điều chỉnh nó.

 

Nhưng công việc điều chỉnh giáo luật này, vẫn để lửng từ khi Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm ngày 11 tháng 2 năm 2013, và công việc này đã được tiến hành nhanh kể từ khi ngài bày tỏ quan điểm vào năm 2020, nhằm vào một quyết định trong tương lai của Đức Phanxicô, như thế không có một dấu hiệu nào cho thấy Đức Phanxicô đang chuẩn bị từ chức. Ít nhất là một cách tích cực. Có thể ngài sẽ từ chức ngày ngài nhận ra mình không còn có thể lãnh đạo Giáo hội.

 

Điều này không xảy ra, mức độ làm việc bận rộn của Đức Phanxicô mùa hè 2021 là bằng chứng. Đây là yếu tố thứ hai và là một cụm các manh mối. Với hai sự kiện lớn: quyết định đưa giới truyền thống vào khuôn phép hồi tháng bảy và chuyến đi bận rộn đến Hungary và Slovakia tháng chín.

 

Sau những chuyện này, thì không còn gì để nghi ngờ. Đức Phanxicô đã… tựu trường. Và trong một thời gian dài! Hoặc với thời gian mà Chúa cho ngài. Ngài sẽ 85 tuổi vào tháng 12 năm 2021.

 

Đó là một giáo hoàng đấu tranh, thậm chí còn quái dị trên một số hồ sơ, ngài đến Trung Âu, trước mắt tất cả, trực tiếp, không lọc, không lưới với một lịch trình bận rộn, di chuyển bằng xe, bằng máy bay: hai chuyến bay ngày chúa nhật, hai chuyến bay ngày thứ ba, hai chuyến bay ngày thứ tư. Cả một lịch hoạt động năng động của một người đang dưỡng bệnh, nhưng lại cho thấy ngài càng ngày càng bền bỉ.

 

Một chuyến tông du cực kỳ phong phú cho các bài học về triều giáo hoàng. Rất nhiều câu trả lời và làm rõ đã được chính ngài trả lời, về những vấn đề quan trọng vẫn đang còn tranh luận từ đầu năm nay.

 

Đặc biệt cuộc họp báo trên chuyến bay từ Slovakia về Rôma mang tính hướng dẫn. Nhất là câu trả lời về việc rước lễ của tổng thống Joe Biden, người ủng hộ việc phá thai. Câu trả lời của ngài bắt đầu bằng câu “Tôi chưa bao giờ từ chối cho ai rước lễ” nói lên đường hướng mục vụ của ngài, nhưng vẫn phản đối mạnh mẽ việc phá thai.

 

Chỉ trong vài dòng, tất cả đã được nói về triều giáo hoàng của ngài. Rõ ràng ngài đã chuẩn bị kỹ câu trả lời này, câu này được một nhà báo rất thân với ngài hỏi.

 

Cũng như câu trả lời của ngài về hôn nhân đồng tính. Ngài xem các kết hiệp dân sự thuộc về Cesar. Các hôn nhân này phải được tôn trọng, không cần thảo luận. Nhưng ngài nhấn mạnh, hôn nhân công giáo là giữa một người nam và một người nữ, cũng không cần phải bàn cãi.

 

Chuyến đi này cũng là bối cảnh của một thủ thuật chưa từng có của một giáo hoàng đối đầu với một nguyên thủ quốc gia, trong trường hợp này là với thủ tướng Viktor Orban của Hungary.

 

Tình tiết ngoại giao này rất quan trọng để suy ngẫm vì nó cung cấp thông tin về quyết tâm ngày càng dứt khoát của Đức Phanxicô, không đến nơi ngài không muốn. Chẳng hạn những ai nghĩ rằng ngài sẽ xem lại quyết định của ngài về phụng vụ truyền thống sẽ lầm. Ngài sẽ không thay đổi hướng đi.

Ngoài quyết tâm cắt đứt này, trong chuyến đi này chỉ cần đếm các câu ám chỉ và chỉ trích về một đạo công giáo “cứng nhắc” mà ngài nói lên là hiểu. Và các bài can thiệp lặp đi lặp lại của ngài trước cử tọa công giáo để khẳng định việc truyền bá Tin Mừng ngày nay và ngày mai theo ngài, sẽ không thể “sao chép” các phương pháp và hình thức của quá khứ.

 

Ngài cứng rắn biện minh cho quyết định làm gián đoạn thử nghiệm đã được Đức Bênêđictô XVI mở ra để cử hành thánh lễ theo nghi thức phụng vụ trước Công đồng Vatican II. Một thông điệp gửi đến những người đang chờ hòa giải và không có gì cho thấy ngài sẽ sẵn sàng đảo ngược quyết định của mình, nhưng các chuyến thăm ngũ niên hiện nay của các giám mục Pháp đến Rôma vào tháng 9 này có lẽ sẽ giúp tìm ra một con đường.

 

Nói tóm lại, tôi chưa bao giờ thấy Đức Phanxicô quyết tâm như vậy, quyết tâm và có động lực để theo đuổi nhiệm vụ của mình, bất chấp những hạn chế về sức khỏe hiện có thể làm ngài chậm lại.

 

Còn việc thông qua các biện pháp pháp lý về việc từ chức của giáo hoàng – thì sẽ lâu mới xong vì sẽ đòi hỏi rất nhiều khôn ngoan trước khi ấn định vĩnh viễn – tất cả sẽ được thông qua và công bố. Tuy nhiên, đây sẽ không phải là tín hiệu của sự ra đi của Đức Phanxicô, không nên nhầm lẫn ở đây.

 

Nhưng vì sao sứ vụ của ngài chưa xong?

Vì dưới mắt ngài, sứ mệnh của ngài vẫn chưa được hoàn thành, nên ngài cho rằng nhiệm vụ của mình là phải thực hiện theo cách “không thể đảo ngược”, theo ngài và được Công đồng Vatican II biểu quyết (1962 -1965).

 

Vẫn còn quá nhiều việc phải làm. Đặc biệt với “cải cách của cải cách” như tôi gọi, đó là tham vọng lớn của triều giáo hoàng. Nếu được thông qua, thì cải cách này sẽ làm thay đổi bộ mặt của Giáo hội công giáo một cách sâu đậm.

 

Đó là gì? Sau khi thay đổi cách tiếp cận đạo đức của Giáo hội đối với các vấn đề tình dục bằng cách tương đối hóa tầm quan trọng của chúng dưới mắt thế giới – chương này Đức Phanxicô đã thắng – ngài dự định thay đổi việc quản trị Giáo hội. Từ một hệ thống phân cấp chặt chẽ và quy về trung tâm, ngài muốn chuyển nó thành một hệ thống quản lý có sự tham gia và phân quyền. Và điều này ở tất cả các cấp, từ giáo xứ đến Vatican, qua các hội đồng giám mục.

 

Tuy nhiên, sự tham gia không phải là theo cách dân chủ hay chủ nghĩa nghị viện, giáo hoàng, các hồng y, các giám mục sẽ vẫn là những người đưa ra quyết định. Chúng ta có một ví dụ sống động về điều này với Đức Phanxicô, người quyết định, một mình và tất cả, ở Vatican và cho những vấn đề lớn của Giáo hội.

 

Đây là ý nghĩa của thượng hội đồng về tính đồng nghị mà Đức Phanxicô sẽ khai mạc ở Rôma ngày 9 và 10 tháng 10 và sẽ kéo dài cho đến tháng 10 năm 2023. Phải cần thì giờ để công bố kết quả, như thế có thể đến tháng 12 năm 2023 hoặc thậm chí là mùa xuân năm 2024 mới xong.

 

Nếu Chúa cho ngài sống thì lúc đó ngài sẽ 87 tuổi. Cả việc phong đa số hồng y, những người sẽ bầu chọn người kế vị ngài, cùng chia sẻ tầm nhìn của ngài về Giáo hội, cũng như bước ngoặt của một Giáo hội công giáo, mang tính đồng nghị có nghĩa là có tham gia, cũng như tiếp cận mới về các vấn đề luân lý, không quên cải cách nội bộ Giáo triều sẽ xảy ra trong thời gian ngắn, công việc của cuộc cải cách sau đó mới kết thúc.

 

Tôi có thể sai nhưng công cuộc cải cách vĩ đại sẽ chỉ được nói sau đó, không nói trước được.

Tôi xin cám ơn độc giả đã quan tâm và xin chúc quý vị một mùa tựu trường tốt!

Jean-Marie Guénois

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (phanxico.vn)

Bài cùng chuyên mục:

Hai Chân phước trẻ Frassati và Acutis sẽ được tuyên thánh vào Năm Thánh 2025 (22/11/2024 08:49:11 - Xem: 76)

DTC sẽ tuyên thánh cho Chân phước thiếu niên Carlo Acutis; và vào Ngày Giới trẻ, từ 28/7-3/8, ngài sẽ tuyên thánh cho Chân phước sinh viên Pier Giorgio Frassati.

Đức Thánh Cha thành lập Ủy ban Tòa Thánh về ngày Thế giới Trẻ e (22/11/2024 05:53:16 - Xem: 51)

Trong một tài liệu viết tay được công bố ngày 20/11/2024, Đức Thánh Cha đã thành lập Ủy ban Tòa Thánh mới để cổ võ ngày Thế giới Trẻ em

Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ phá thai cao hàng đầu thế giới, dẫn đầu sáng kiến của Liên Hợp Quốc về sinh non (21/11/2024 15:06:47 - Xem: 301)

Tại Việt Nam, luật pháp cho phép phá thai không giới hạn đến tuần thứ 22 của thai kỳ.

ĐGH Phanxicô tuyên bố hoàn tục một linh mục lạc giáo người Argentina (21/11/2024 08:23:54 - Xem: 216)

"Với một quyết định tối cao và dứt khoát," Đức Giáo hoàng Phanxicô đã trục xuất Fernando María Cornet, một linh mục người Argentina, khỏi hàng giáo sĩ vì tội ly giáo.

Giáo hội và nhà nước Pháp đang chuẩn bị sự kiện mở cửa lại nhà thờ Đức Bà Paris (17/11/2024 09:49:29 - Xem: 241)

Nghi thức mở cửa sẽ vào chiều ngày 7/12 và cử hành phụng vụ đầu tiên sẽ vào ngày 8/12/2024.

Vì sao người công giáo bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump? (15/11/2024 08:44:14 - Xem: 553)

Trong phạm vi rộng về mặt lịch sử của liên danh Trump-Vance thì sự phục hồi của niềm tin Công giáo Mỹ dường như đang gia tăng.

Phỏng vấn Tân Hồng Y Bycho về trách nhiệm và đức tin của ngài trong thời điểm chiến tranh (14/11/2024 14:32:35 - Xem: 232)

Trong cuộc phỏng vấn với Vatican News, Đức tân Hồng y Mykola Bycho chia sẻ về đời sống thiêng liêng, các gương mẫu đức tin và trách nhiệm trong thời chiến tranh.

ĐTC Phanxicô bổ nhiệm linh mục gốc Việt làm Giám mục Phụ Tá TGP Melbourne (13/11/2024 13:36:38 - Xem: 987)

Ngày 8 tháng 11 năm 2024, Cha Gioakim Nguyễn Xuân Thinh được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Melbourne

Ngày Thế Giới Người Nghèo: ĐTC Phanxicô sẽ dùng bữa trưa với 1.300 người nghèo (13/11/2024 09:03:52 - Xem: 137)

Ngày Thế giới Người nghèo năm nay sẽ diễn ra vào ngày 17/11/2024 và, như thường lệ, Đức Phanxicô sẽ chủ sự thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng...

Bà Nancy và ông Patrick, triệu phú Canada bỏ tất cả để trở thành Thừa Sai tại Đền thánh Mễ Du (13/11/2024 08:52:25 - Xem: 202)

Sau cuộc sống không có Chúa ở Canada, bà Nancy và ông Patrick đã có trải nghiệm tình mẫu tử của Đức Mẹ ở đền thánh Mễ Du.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7