Giáo hội toàn cầu

Các Giám mục Trung Quốc bất ngờ rời Thượng hội đồng

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,302
  • Ngày đăng: 18/10/2023 08:17:21

Ông Ruffini trả lời rằng hai giám mục phải về sớm vì “nhu cầu mục vụ” trong giáo phận cần có sự hiện diện của họ.

 

 

Giữa lúc Thượng hội đồng về Hiệp Hành tại Vatican đang diễn ra, hai giám mục từ Trung Quốc đại lục bất ngờ rời khỏi hội nghị mà không nói một lời.

 

Đức Cha Antôn Diệu Thuận (Yao Shun) ở Tế Ninh và Đức Cha Dương Vĩnh Cường (Yang Yongqiang) tại Chu Thôn sẽ trở về Trung Quốc trong tuần này dù cho Thượng Hội đồng còn đang dang dở, phát ngôn viên Vatican Paolo Ruffini nói với CNA vào ngày 16 tháng 10.

 

Các giám mục Trung Quốc chỉ tham gia 12 ngày đầu tiên của Thượng Hội đồng, theo cách thức gần như giống hệt với hai giám mục Trung Quốc đã từng tham gia Thượng hội đồng về Giới trẻ vào năm 2018.

 

Khi được hỏi tại cuộc họp báo Thượng Hội đồng tại sao các giám mục Trung Quốc lại rời đi sớm, ông Ruffini trả lời rằng hai giám mục phải về sớm vì “nhu cầu mục vụ” trong giáo phận cần có sự hiện diện của họ.

 

Theo Asia News, trong thời gian ở Ý, các giám mục Trung Quốc cũng đã tới Napoli cùng với Đức giám mục của Hồng Kông, Đức Hồng Y Stephen Chow. Các ngài đã dâng Thánh lễ vào ngày 8 tháng 10 tại Chiesa della Sacra Famiglia dei Cinesi (Nhà thờ Thánh Gia của người Trung Quốc). Nhà thờ này được xây dựng vào năm 1732, nằm trong học viện do Đức Giáo hoàng Clementê XII thành lập để đào tạo các chủng sinh Trung Quốc và dạy tiếng Trung Quốc cho các nhà truyền giáo, nhằm phát triển công cuộc truyền giáo ở Trung Quốc. Các giám mục Trung Quốc đã đồng tế trong Thánh lễ và trao thánh tích của Thánh Phaolô Ngô Vạn Thư (Wu Wanshu), vị thánh Trung Hoa được ơn tử đạo vào năm 1900 khi chỉ mới 16 tuổi trong cuộc nổi loạn Nghĩa Hòa Đoàn.

 

Đức cha Dương Vĩnh Cường cũng tham gia chuyến hành hương Thượng Hội đồng tới các Hang toại đạo tại Roma vào tuần trước. Ngài đã chia sẻ với Vatican News rằng đó là “một trải nghiệm sâu sắc khi tận mắt nhìn thấy Giáo hội, nơi đức tin của tôi bắt đầu”.

 

Ngoài Thượng hội đồng, Đức cha Dương Vĩnh Cường còn tham gia vào Ủy ban Quốc gia của Hội nghị Tham vấn Chính trị Nhân dân Trung Hoa năm 2023, một cơ quan cố vấn chính trị thuộc hệ thống Mặt trận thống nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo trang web chính thức của Hiệp hội Công giáo yêu nước, trước đó, Uỷ ban này đã đưa ra quyết định rằng Giáo hội Công giáo nên hợp nhất tư tưởng và quan điểm của mình với đảng và tương quan mật thiết hơn với Tập Cận Bình.

 

Đức cha Dương Vĩnh Cường được Tòa Thánh tấn phong giám mục vào năm 2010, là phó chủ tịch Hội đồng giám mục Công giáo được chính phủ Trung Quốc phê chuẩn và được bầu làm lãnh đạo Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Hoa vào tháng 12 năm 2016.

 

Đức Cha Antôn Diệu Thuận là giám mục Trung quốc đầu tiên được thánh hiến theo các điều khoản của thỏa thuận Trung Hoa-Vatican, vào ngày 26 tháng 8 năm 2019. Ngài là giám mục của Tế Ninh thuộc khu tự trị Nội Mông của Trung Quốc. Ngài giữ chức vụ thư ký và sau đó là phó giám đốc ủy ban phụng vụ do Hiệp hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc và Hội đồng Giám mục Trung Quốc điều hành từ năm 1998.

 

Ngay từ đầu, hai đức giám mục này đã là thành viên có quyền biểu quyết của Thượng Hội đồng Giám mục lần thứ 16, nhưng sẽ vắng mặt tại trong lượt bỏ phiếu cuối cùng về tài liệu tổng hợp vào cuối hội nghị tháng này tại Hội trường thánh Phaolô VI.

 

Trong Thượng Hội đồng Giám mục năm 2018, hai giám mục Trung Quốc khác, Đức cha Giuse Quách Kim Tài (Guo Jincai) và Đức Cha Gioan Baotixita Dương Hiểu Đình (Yang Xiaoting) từ Diên An, đã ở lại chưa đầy hai tuần tại nhà khách Santa Marta trong nội thành Vatican trước khi rời Thượng hội đồng Giám mục sớm vào ngày 15 tháng 10. Các giám mục Trung Quốc này nói với báo chí rằng họ đã nói chuyện với Đức Thánh Cha và mời ngài đến Trung Quốc trước khi rời Thượng hội đồng vào năm 2018. (CNA 16/10/23)

 

Trần Ninh Vượng, CTV JesCom(dongten.net)

Bài cùng chuyên mục:

Đức Phanxicô: “Mỗi lần tôi đi thăm nhà tù, tôi đều tự nhủ “vì sao là họ mà không là tôi?” (30/04/2024 19:06:19 - Xem: 178)

Cuộc gặp này là cuộc gặp Đức Phanxicô hằng thích. Nhà tù nằm trên đảo Giudecca, phía nam thành phố,

ĐTC Phanxicô: Hãy đến thăm ông bà vì đó là lợi ích của các con (29/04/2024 17:37:34 - Xem: 124)

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: chúng ta làm cho nhau tốt hơn bằng cách yêu thương nhau. Ngài chia sẻ những điều này như một “người ông” mong muốn chia sẻ đức tin của mình.

ĐTC thăm Venezia: Thánh Lễ tại quảng trường thánh Máccô (29/04/2024 17:29:17 - Xem: 94)

Hoạt động cuối cùng trong chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Venezia là thánh lễ tại Quảng trường thánh Maccô với khoảng 10.500 tín hữu.

Theo hồng y Parolin, những cải cách dưới triều Đức Phanxicô là không thể hủy được (27/04/2024 19:48:13 - Xem: 274)

Trong một thế giới của những lời nói bạo lực gây tổn thương và chia rẽ, lời của hồng y Parolin là lời của Giáo hội, là lời thoa dịu nhưng lại là lời có sức mạnh mang dấu ấn ngoại giao Vatican.

Đức Thánh Cha: Chủng sinh cần quan tâm đời sống thiêng liêng, học tập, cộng đoàn và tông đồ (21/04/2024 00:30:20 - Xem: 330)

“Con đường đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mục tử nhân lành, phải được thực hiện bằng cách quan tâm đến bốn khía cạnh:

ĐTC sẽ viếng thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore vào tháng 9 (12/04/2024 09:59:31 - Xem: 754)

Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Bộ Giáo lý Đức tin liệt kê "những vi phạm nghiêm trọng" đối với phẩm giá con người (10/04/2024 05:49:01 - Xem: 438)

Tuyên ngôn Dignitas infinita của Bộ Giáo lý Đức tin đòi hỏi 5 năm làm việc, và bao gồm huấn quyền của giáo hoàng trong thập niên qua

Số tín hữu Công giáo tăng từ 1,376 tỷ trong năm 2021 lên 1,390 tỷ vào năm 2022 (06/04/2024 08:11:14 - Xem: 257)

Trong thời gian này, 9 Tòa Giám mục mới và 1 đơn vị Giám quản Tông Tòa mới đã được thành lập;

Đức Thánh Cha: Người chính trực là người ngay thẳng, giản dị và chân thành (05/04/2024 07:36:21 - Xem: 268)

Đoạn Kinh Thánh mà Đức Thánh Cha dùng cho bài giáo lý hôm nay trích từ sách Châm Ngôn

Đức Hồng y Joseph Ratzinger: “Chân lý sự phục sinh” (02/04/2024 05:51:51 - Xem: 277)

Đối với người Kitô hữu, niềm tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô là một biểu hiện chắc chắn rằng câu nói: “Tình yêu mãnh liệt như cái chết”

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7