Giáo hội toàn cầu

Bộ giáo lý đức tin ngăn chặn rước lễ chung Công giáo và Tin lành Đức

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,730
  • Ngày đăng: 27/09/2020 12:14:34
Bộ giáo lý đức tin bác bỏ những luận chứng thần học được đưa ra để Công giáo và Tin lành tại Đức, có thể rước lễ chung. Những khác biệt trong lập trường về Thánh Thể và thừa tác vụ hiện nay vẫn còn quá lớn giữa Công giáo và Tin lành, nên không thể có sự tham dự và rước lễ chung. Ngoài ra không có căn bản để có thể để vấn đề này tùy thuộc quyết định của lương tâm mỗi người.
 

celebration-of-the-eucharist.jpg
 

Image by Norbert Staudt from Pixabay

 

Trên đây là nội dung lá thư Bộ giáo lý đức tin gửi đến Đức cha Georg Baetzing, giám mục giáo phận Limburg, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức. Kèm theo lá thư, có một phụ trương thần học, qua đó Bộ trình bày những lý do bác bỏ cuộc bỏ phiếu chung của nhóm thần học gia đại kết, gồm Công giáo và Tin lành Đức, ủng hộ việc cho tín hữu hai bên rước lễ chung. Văn bản tài liệu này có sự tham gia của Đức cha Baetzing hồi tháng Chín mới đây, nhắm vượt thắng tình trạng bế tắc từ lâu trong việc cho rước lễ chung. Trong thời gian qua, Đức cha Baetzing đã thông báo việc rước lễ chung sẽ được áp dụng trong Đại hội Công giáo và Tin, lành nhóm tại thành phố Frankfurt vào năm tới.

 

Văn kiện của Bộ giáo lý đức tin đề ngày 18/9/2020 vừa qua, với chữ ký của Đức Hồng y Tổng trưởng Luis Ladaria Ferrer, và vị Tổng thư ký là Đức Tổng giám mục Giacomo Morandi, khẳng định rằng tài liệu của Công giáo và Tin lành Đức về việc rước lễ chung không giải thích đủ một số vấn đề trong lập trường căn bản của Công giáo về Giáo hội, bí tích Thánh Thể và thánh chức. Ngoài ra, việc cho rước lễ chung giữa Tin lành và Công giáo tại Đức chắc chắn sẽ tạo nên một hố chia cách mới trong cuộc đối thoại đại kết với các Giáo hội Chính thống, vượt ngoài ranh giới nước Đức. Cụ thể là Bộ giáo lý đức tin nhận thấy tài liệu của Đức coi nhẹ “quan hệ mật thiết giữa Thánh Thể và Giáo hội”.

 

Ngoài ra, trong tài liệu của Đức, không có sự đánh giá đủ lập trường thiết yếu và không thể thiếu được của Công đồng chung Vatican II, cũng như của truyền thống chung giữa Công giáo với Chính thống giáo. Sự xích lại gần giữa Công giáo và Tin lành Luther trong các diễn đàn quốc tế đối thoại về Thánh Thể và Thánh Chức không có tiếng vang nào trong tài liệu của Đức. Bộ nhận xét rằng chính Hội đồng Giám mục Đức cũng nhận thấy cần đào sâu hơn về thần học một số vấn đề nòng cốt, như sự hiện diện thực của Chúa Giêsu trong Thánh Thể và Thánh Thể như hy tế. Gắn liền với vấn đề đó có vấn đề Thánh Chức và tương quan giữa bí tích rửa tội, Thánh Thể và cộng đoàn Giáo hội.

 

Tin lành không công nhận bí tích Thánh Thể và gọi thánh lễ là “Bữa ăn tối”. Lập trường của Công giáo và Tin lành về vấn đề này rất khác biệt nhau. Tin lành coi bữa ăn tối chỉ có tính cách tưởng niệm. Từ năm 1971, các Giáo hội Tin lành cải cách ở Âu châu cho rước lễ chung và mời các Kitô hữu khác rước lễ.

 

Trong khi đó, Giáo hội Công giáo hiểu việc rước lễ chung tại bàn thờ là biểu hiện sự hiệp nhất trong đức tin và đạo lý. Thánh lễ là bí tích. Đối với Giáo hội Công giáo, chỉ có các tín hữu Công giáo và các Giáo hội Đông phương, hiệp nhất với Giáo hội Công giáo mới được rước lễ chung.

 

(KNA 20-9-2020)

 

G. Trần Đức Anh, O.P.

(vietnamese.rvasia.org 22.09.2020)

Bài cùng chuyên mục:

Khảo sát cho thấy ĐTC Phanxicô được người dân Philippines rất tin tưởng (09/05/2024 21:41:34 - Xem: 34)

Đức Thánh Cha Phanxicô nổi lên như một trong những nhân vật đáng tin cậy nhất của người dân Philippines; ngài nhận được sự ủng hộ từ 71% dân số.

Ngày 9/5 ĐTC Phanxicô sẽ công bố Sắc chỉ Năm Thánh 2025 (07/05/2024 21:32:12 - Xem: 282)

Ngày 9/5/2024, tại Đền thờ Thánh Phêrô, trong buổi cử hành Kinh Chiều II Lễ Chúa Lên trời, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự nghi thức trao và đọc Sắc chỉ triệu tập Năm Thánh 2025.

Nguồn gốc Năm Thánh: Giữa lời ngôn sứ và thực tại. Giữa hồng ân và niềm hy vọng (07/05/2024 06:39:08 - Xem: 167)

Nghi thức đầu tiên và quan trọng nhất của Năm Thánh là mở Cửa Thánh. Năm Thánh 2025 sẽ bắt đầu vào ngày 24/12/2024

Thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các Cha xứ (03/05/2024 21:48:45 - Xem: 366)

Tôi khuyến khích anh em, với tư cách là cha xứ, hãy đón nhận lời mời gọi này của Chúa để trở thành những người xây dựng một Giáo hội hiệp hành và truyền giáo,

Đức Phanxicô: “Mỗi lần tôi đi thăm nhà tù, tôi đều tự nhủ “vì sao là họ mà không là tôi?” (30/04/2024 19:06:19 - Xem: 267)

Cuộc gặp này là cuộc gặp Đức Phanxicô hằng thích. Nhà tù nằm trên đảo Giudecca, phía nam thành phố,

ĐTC Phanxicô: Hãy đến thăm ông bà vì đó là lợi ích của các con (29/04/2024 17:37:34 - Xem: 195)

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: chúng ta làm cho nhau tốt hơn bằng cách yêu thương nhau. Ngài chia sẻ những điều này như một “người ông” mong muốn chia sẻ đức tin của mình.

ĐTC thăm Venezia: Thánh Lễ tại quảng trường thánh Máccô (29/04/2024 17:29:17 - Xem: 127)

Hoạt động cuối cùng trong chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Venezia là thánh lễ tại Quảng trường thánh Maccô với khoảng 10.500 tín hữu.

Theo hồng y Parolin, những cải cách dưới triều Đức Phanxicô là không thể hủy được (27/04/2024 19:48:13 - Xem: 330)

Trong một thế giới của những lời nói bạo lực gây tổn thương và chia rẽ, lời của hồng y Parolin là lời của Giáo hội, là lời thoa dịu nhưng lại là lời có sức mạnh mang dấu ấn ngoại giao Vatican.

Đức Thánh Cha: Chủng sinh cần quan tâm đời sống thiêng liêng, học tập, cộng đoàn và tông đồ (21/04/2024 00:30:20 - Xem: 360)

“Con đường đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mục tử nhân lành, phải được thực hiện bằng cách quan tâm đến bốn khía cạnh:

ĐTC sẽ viếng thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore vào tháng 9 (12/04/2024 09:59:31 - Xem: 782)

Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7