"Bình thường mới” trong đời tu
- In trang này
- Lượt xem: 2,979
- Ngày đăng: 05/05/2022 08:50:15
" BÌNH THƯỜNG MỚI" TRONG ĐỜI TU
Nếu bạn là người trẻ đang manh nha ý định đi tu, bạn đừng dại mà “thần thánh hóa” các tu sĩ để rồi trở nên mặc cảm tự ti với những yếu đuối của bản thân.
Không hiểu sao người ta vẫn coi đời tu là một điều gì đó phi thường. Nhiều bạn trẻ tự nhận thấy bản thân mình rất bình thường nên không bao giờ có ý định đi tu. Ơn gọi càng ngày càng ít là vậy, vì người ta “không dám tu”.
Cùng một lý do như thế, không ít tu sĩ lại tưởng mình là siêu nhân, làm được việc mà “người thường” không thể làm. Nạn duy giáo sĩ hay duy tu sĩ có lẽ từ đây mà ra, đi tu được là cứ nghĩ rằng mình hơn người.
Lại có những người thuộc diện “tu xuất”, tức đã tìm hiểu đời tu một thời gian rồi chuyển hướng. Không ít người trở về lập gia đình trong tâm trạng “thất bại”, cứ như thể là mình “bất xứng” với đời tu.
Tuy nhiên, ơn gọi nào cũng đều là ơn gọi, cũng là làm môn đệ bước theo Chúa Giêsu. Ai thấy hợp với đời tu thì cứ mạnh dạn đi tu, ai được mời gọi sống đời gia đình thì hãy lập gia đình, còn ai thấy có thể sống độc thân giữa đời thì cứ việc. Vậy nên làm gì có chuyện ai hơn ai kém.
Điều nguy hiểm là đôi khi người ta do vô tình hay hữu ý mà tô vẽ đời tu quá mức, làm cho nó có vẻ như là một lâu đài chỉ dành cho những kẻ “được tuyển chọn”, trong khi chính những kẻ “được tuyển chọn” lại thừa hiểu rằng họ chẳng có gì trổi vượt hơn về mặt nhân đức lẫn tài năng so với những người “bị loại” hay những người sống ơn gọi khác.
Thực ra thì ban đầu kẻ “được tuyển chọn” cũng có đôi chút ảo tưởng, thầm nghĩ rằng chắc mình phải có tố chất gì đó đặc biệt thì Chúa mới chọn cho sống đời tu. Thế nhưng khi sống trong đời tu một thời gian thì kẻ ấy nhận ra những tên “được tuyển chọn” khác chẳng có gì đặc biệt, thậm chí còn có những nết xấu tệ hơn người ngoài đời nữa. Vậy là kẻ ấy bắt đầu nghi ngờ và kiểm điểm lại bản thân mình. Hóa ra kẻ ấy cũng đã đánh giá lầm về bản thân. Kể ra thì kẻ đó chẳng có gì đặc biệt để gọi là xứng đáng với đời tu cả.
Vậy thì đâu là sự khác biệt giữa ơn gọi tận hiến với các ơn gọi khác? Vào đời tu để tìm kiếm sự thánh thiện, nhưng giờ không tìm thấy điều đó nơi bản thân mình và nơi các tu sĩ khác thì phải làm sao? Phải từ bỏ đời tu, từ bỏ giấc mộng nên thánh ư?
Thì ra ta không tìm thấy sự thánh thiện vì ta đã tìm sai chỗ. Sự thánh thiện ở nơi bản thân ta ư? Còn lâu, vì ta thừa biết mình yếu đuối tội lỗi như thế nào. Sự thánh thiện ở nơi các tu sĩ khác ư? Không hề, họ cũng chẳng khác gì ta đâu. Vậy tóm lại là sự thánh thiện ở đâu? Hóa ra chỉ có Chúa mới là Đấng thánh thiện, ai gần Chúa thì được thông phần vào sự thánh thiện đó. Điều này có nghĩa là sự thánh thiện không bị giới hạn trong đời tu nhưng là một ân ban cho tất cả những ai đón nhận Đức Giêsu vào cuộc đời mình.
Vậy thay vì nghĩ đời tu là điều gì đó phi thường thì ta hãy coi nó là bình thường đi, vì vốn dĩ các tu sĩ là những người rất bình thường như bao nhiêu người khác. Tuy nhiên, ta cũng có thể coi đời tu là một dạng đời sống “bình thường mới”. Cái “bình thường” ở đây chính là người tu sĩ với đầy những yếu đuối bất toàn, còn cái “mới” chính là ơn sủng của Thiên Chúa mà người tu sĩ luôn mở lòng ra để đón nhận và cộng tác. Nếu ta tìm kiếm sự thánh thiện nơi nét “bình thường” của người tu sĩ thì ta chẳng bao giờ thấy được đâu. Ngược lại, nếu ta nhận ra được nét “mới” nơi họ thì sự thánh thiện lại trở nên rất rõ ràng. Họ đã để Chúa làm việc ngang qua những yếu đuối bất toàn của mình.
Nếu là tu sĩ, xin bạn đừng mong chờ cái “bình thường” nơi mình và nơi những người bạn đồng tu một ngày đẹp trời nào đó trở thành “phi thường”. Không có đâu. Cho dù bạn có thể trau dồi một vài tài năng đặc biệt và đạt nhiều thành công vang dội thì bạn vẫn mãi mãi là con người “bình thường” thôi. Nếu không tin tôi thì các bạn hãy tự quan sát cuộc đời một tu sĩ “nổi tiếng” nào đó để biết. Bạn hãy nhìn xem khi về già họ có gì gọi là “phi thường”. Chắc chắn khi đối diện với sự thật của phận người mong manh thì họ chẳng dám nghĩ mình “phi thường” đâu. Vì thế, thay vì bận tâm hay lo lắng quá nhiều đến nét “bình thường” của mình thì bạn hãy bình an đón nhận nó và dành sự chú ý nhiều hơn đến yếu tố “mới” là ân sủng mà bạn được Chúa thương ban khi sống đời tu. Khi đó bạn sẽ nghiệm ra rằng việc Chúa làm cho bạn còn lớn lao hơn rất nhiều so với những nỗ lực bạn làm cho chính mình.
Còn nếu bạn là người trẻ đang manh nha ý định đi tu, bạn đừng dại mà “thần thánh hóa” các tu sĩ để rồi trở nên mặc cảm tự ti với những yếu đuối của bản thân. Họ cũng “bình thường” như bạn thôi, chẳng qua là họ dám để cho Chúa làm việc trên cuộc đời họ theo chương trình của Ngài. Nếu bạn có cùng một tinh thần quảng đại dấn thân như thế thì nét “bình thường” nơi bạn lại trở nên khí cụ hữu ích trong tay Chúa. Chính bởi bạn chẳng có gì xứng đáng nên người ta mới dễ dàng nhận ra nét “mới” là ân sủng Chúa nơi cuộc đời bạn khi bạn sống đời tu. “Bình thường mới” trong đời tu là vậy!
Giuse Lê Đắc Thắng, SJ(dongten.net)
Bài cùng chuyên mục:
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 143 - Chiếc cầu nối các thế hệ (26/10/2024 05:48:30 - Xem: 84)
Làm sao để tiếng nói của người trẻ được quan tâm và được tạo điều kiện học hỏi và phát triển trong môi trường đức tin ạ?
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 140 - Truyền thông sự sống (15/10/2024 14:48:14 - Xem: 183)
Hỏi: Người trẻ trong xã hội “bất khả phân ly” với những phương tiện truyền thông hiện nay phải chuẩn bị thái độ nào để có thể “hòa nhập” mà không “hòa tan” trước “văn hóa sự chết” đang đối diện?
Mười bài học thiêng liêng từ thánh nữ Têrêsa Avila (15/10/2024 05:26:17 - Xem: 264)
Trong bài viết ngắn này, chúng tôi muốn tri ân thánh Têrêsa Avila và nêu bật mười đóng góp vĩ đại của thánh nữ cho Giáo hội Công giáo và cho mỗi người chúng ta,
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 141 - Tại sao người Công giáo tôn kính Đức Mẹ? (13/10/2024 07:53:02 - Xem: 164)
Có lần con trò chuyện với một bạn Tin Lành. Bạn ấy không tin Đức Mẹ Đồng Trinh. Con không biết phải giải thích cho bạn ấy làm sao?
Để trẻ em được là trẻ em lâu hơn (11/10/2024 07:24:13 - Xem: 218)
Ngày càng có nhiều phụ huynh cam kết không cho con mình sử dụng điện thoại thông minh để tránh những tác động tiêu cực đến sức khỏe, tình trạng bắt nạt trực tuyến và cả những áp lực trên mạng xã hội.
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 142 - Tình yêu nam nữ (08/10/2024 16:34:58 - Xem: 215)
Thưa cha, con thấy tình yêu thì giống nhau. Trong khi đó, đạo Công giáo có vẻ đề cao tình yêu hơn, nghĩa là có cả một bí tích liên quan đến tình yêu nam nữ, vợ chồng.
Hội chứng “Burn Out” – Người tông đồ nên làm gì ? (02/10/2024 14:06:31 - Xem: 457)
Burn out là hội chứng thường được nhắc tới trong đời sống xã hội hiện đại với dòng chảy quá nhanh và hối hả, với quá nhiều giao động cùng áp lực, và khắp nơi người ta luôn đòi hỏi hiệu quả.
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 139 - Thủ dâm và hướng dẫn của Giáo hội (29/09/2024 14:53:23 - Xem: 354)
Nếu xét theo 10 điều răn thì lỗi luật, nhưng với con, và con nghĩ nếu là Chúa, với tình thương của Người, Người cũng không xét đoán và phán tội bạn đúng không sơ?
Ai đã tạo ra Thượng đế? (22/09/2024 08:17:15 - Xem: 456)
Ai đó nghĩ rằng: “ Ai đã tạo ra Thượng Đế???” có lẽ là một người hiểu biết về khoa học cũng chưa nhiều, chưa thấy những giới hạn của trí tuệ con người.
Tại sao các lời nguyện hầu hết đều xin Chúa Cha? (18/09/2024 08:24:03 - Xem: 398)
Lạy Chúa Giêsu, mà lại kết thúc bằng: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, vậy nảy giờ, vị đó đang thưa chuyện với ai?
-
Thứ Năm 31/10/2024 – Thứ Năm tuần 30 thường niên. – Giờ của Chúa.
Thứ Năm tuần 30 thường niên.
- Thứ Tư tuần 30 thường niên.
- Thứ Ba tuần 30 thường niên.
-
Người tị nạn, nhập cư và Chúa Giêsu
Làm sao chúng ta tôn vinh sự thật rằng, là tín hữu kitô, chúng ta phải nghĩ về người nghèo trước hết? Làm sao chúng ta đối diện với Chúa...
-
Hội Thánh dạy “Nên Thánh” cách nào?
Được trở nên nghĩa thiết và bạn hữu của Thiên Chúa là một điều gì đó muôn trùng siêu vượt trên chúng ta. Chúng ta không thể mua nó bằng...
-
Ba-ti-mê, mù rồi lại sáng
Hôm nay vẫn có người ngắm bầu trời xanh, thấy ánh trăng vằng vặc nhưng chẳng nhận thấy quyền năng Chúa ; có người nhìn thấy nhan nhản người...
-
Lãnh đạo thương dân thì hết lòng lo cái sự học
Lo cho cái sự học những nơi này rất khó khăn, cần có sự cộng tác chung tay của các tổ chức xã hội, bất kể đạo đời.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 143 - Chiếc cầu nối các thế hệ
Làm sao để tiếng nói của người trẻ được quan tâm và được tạo điều kiện học hỏi và phát triển trong môi trường đức tin ạ?
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 30 TN năm B -2024
Chúng ta biết được trời sáng khi có thể nhận ra một người là con trai hay con gái của Chúa, và do đó, họ là anh chị em của tôi.”
-
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 30 TN năm B - 2024
Con người ngày nay đã có một ý thức sâu xa về nhân phẩm, nhưng xem ra cũng chẳng hơn gì người xưa. Vẫn có một vùng tối rất đáng sợ trong...
-
Viết nhật ký thiêng liêng – Bí quyết để duy trì
Bạn đang tìm cách làm cho đời sống cầu nguyện của mình trở nên cá vị hơn? Bạn có thể cân nhắc việc viết một cuốn nhật ký – giống như cách...
-
Sức mạnh của thinh lặng
“Người năng nói năng lỗi, ai dè giữ lời nói mới là người khôn. Lưỡi người ngay là bạc ròng hảo hạng, tâm kẻ dữ chẳng đáng giá bao nhiêu.”...
-
Sự cần thiết của việc lắng nghe
Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải chú tâm để nghe, hiểu và thấu cảm. Như vậy, lắng nghe cũng là yếu tố quyết định cuộc sống của mỗi người.
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất
- Câu chuyện truyền cảm hứng về...