BÀI GIẢNG THIẾU NHI CN 29 THƯỜNG NIÊN NĂM B - 2024
- In trang này
- Lượt xem: 620
- Ngày đăng: 14/10/2024 08:50:18
Chúng con thân mến,
Hôm nay là ngày Chúa nhật Truyền giáo.
Truyền giáo là gì chúng con?
I. Chúng con vẫn nghe thấy người ta nói truyền thanh, truyền hình. Tuyền thanh là truyền âm thanh. Cha nhớ lại ngày xửa ngày xưa khi cha còn nhỏ, nhỏ như chúng con bây giờ, cha và mấy đứa bạn của cha lấy hai cái ống lon sữa bò…lấy một miếng bong bóng heo bịt lại rồi xỏ dây vào hai đầu…rồi giăng ra….rồi nói với nhau.
Giờ thì chúng con thấy khác xưa rất nhiều….người ta không truyền bằng dây đay mà là bằng dây kim loại. Ở nhà chúng con ai có điện thoại giơ tay cha coi. Rất hay…. Điện thoại là truyền cái gì ha chúng con? Truyền âm thanh. Rất trúng. Bây giờ còn hơn tuyền thanh …truyền gì nữa chúng con? Truyền hình….Rất trúng.
Lúc đầu cha nhớ …chỉ có hình trắng đen…..nhưng bây giờ thì hình màu…đẹp “hết biết” luôn. Và trong tương lai không xa người ta còn muốn truyền cả mùi nữa…Thật là kỳ diệu.
Cha hỏi chúng con muốn truyền như thế thì trước hết người ta phải làm gì nào chúng con ?
Phải thu…..phải thu thanh, phải thu hình.
Thỉnh thoảng nghe đài chúng con thấy người ta bảo truyền thanh, truyền hình trực tiếp. Trực tiếp nghĩa là làm sao? Nghĩa là thu một cái rồi phát ngay. Người nghe hay người xem có thể thấy ngay những gì đang diễn ra ở một nơi nào đó trên thế giới này. Ai cho cha một thí dụ xem nào.
Thí dụ cụ thể nhất là bóng đá hay thế vận hội vvv. Ở một nơi nào đó trên thế giới, các cầu thủ đang tranh tài ở trên sân cỏ, dù ở xa thật xa vậy mà đài truyền hình mang tất cả các hình ảnh thật sống động đó tới mình ngay làm cho mình có cảm tưởng là mình cũng đang có mặt để tham dự trận cầu đó vậy. Hay qua phải không chúng con?
II. Bây giờ cho nói về truyền giáo. Nếu có ai hỏi cha truyền giáo là gì thì cha có thể trả lời thật dễ hiểu như sau: Là đem Chúa đến cho người khác. Đem Chúa đến cho những người chưa biết Chúa.
Ngày xưa Chúa Giêsu đã làm điều này trước tiên.
Thiên Chúa Cha là Đấng mà chẳng ai có thể biết được. Vậy mà Chúa Giêsu đã làm cho người ta biết được Thiên Chúa Cha. Chúa Giêsu làm hay lắm. Chúa vừa nói vừa làm. Chúa nói để người ta biết có một Thiên Chúa yêu thương con người. Rồi Chúa sống những lời Chúa dạy để qua cuộc sống của Chúa, người ta thấy được hình ảnh của Thiên Chúa Cha, một Thiên Chúa là tình yêu, luôn yêu thương hết mọi người.
Đây là một số thí dụ nhờ Chúa Giêsu mà người ta nhận ra được Thiên Chúa. Người ta thấy Thiên Chúa qua Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu nói: “Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha.(Ga 6,46)
Chúng con nhớ lại câu chuyện ông Philipphê trong Tin Mừng Gioan Chương 14,8-11: Ông Philipphê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.”Đức Giêsu trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philipphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: “Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha”? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm”
Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha.
Đó chúng con thấy, Chúa Giêsu làm cho người ta thấy Thiên Chúa Cha.
Hôm đó Chúa cùng đi với các môn đệ của Chúa trên một con thuyền. Bỗng nhiên sóng gió bão táp nổi lên. Chúa dẹp yên sóng gió bão táp ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Chúa và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa !”( Mt 14,33)
Ông Nathanaen nói: “Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Israel!” (Ga 1,49)
Ông Simôn Phêrô thưa: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” (Mt 16,16)
Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giêsu đều rất đỗi sợ hãi và nói: “Quả thật ông này là Con Thiên Chúa.” (Mt 27,54)
Còn các thần ô uế, hễ thấy Đức Giêsu, thì sấp mình dưới chân Người và kêu lên: “Ông là Con Thiên Chúa !”( Mc 3,11) và kêu lớn tiếng rằng: “Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông ? Nhân danh Thiên Chúa, tôi van ông đừng hành hạ tôi !”( Mc 5,7)
Viên đại đội trưởng đứng đối diện với Đức Giêsu, thấy Chúa tắt thở trên Thánh Giá lạ lùng quá liền nói: “Quả thật, người này là Con Thiên Chúa.” (Mc 15,39)
Quỷ cũng xuất khỏi nhiều người, và la lên rằng: “Ông là Con Thiên Chúa!” Người quát mắng, không cho phép chúng nói, vì chúng biết Người là Đấng Kitô.( Lc 4,41)
Thấy Đức Giêsu, anh la lên, sấp mình dưới chân Người, và lớn tiếng nói rằng: “Lạy ông Giêsu, Con Thiên Chúa Tối Cao, chuyện tôi can gì đến ông ? Tôi xin ông đừng hành hạ tôi !” (Lc 8,28)
Mọi người liền nói: “Vậy ông là Con Thiên Chúa sao?” Người đáp: “Đúng như các ông nói, chính tôi đây.”( Lc 22,70)
Nghe vậy, Đức Giêsu bảo: “Bệnh này không đến nỗi chết đâu, nhưng là dịp để bày tỏ vinh quang của Thiên Chúa: qua cơn bệnh này, Con Thiên Chúa được tôn vinh.”(Ga 11,27)
Bây giờ đến lượt chúng ta. Muốn đem Chúa đến cho người khác chúng ta phải làm gì? Trước hết phải biết Chúa trước. Cũng giống như người ta muốn truyền thanh, truyền hình thì phải thu trước. Thu bằng cách nào chúng con? Thưa bằng cách học để biết Chúa.
Không có thì không cho được. Muốn cho thì phải có.
Vậy phải biết Chúa trước đã.
Rồi thì phải làm gì tiếp theo?
Có thể có nhiều cách nhưng cách tốt nhất và có thể mang lại nhiều kết quả nhất đó là cách làm chứng. Làm chứng bằng chính đời sống tốt đẹp thánh thiện của mình. Cha kể cho chúng con câu chuyện này:
Linh mục NATARINÔ ROCHKY, một thừa sai người Italia làm việc truyền giáo lâu năm ở Nhật Bản, đặc biệt là Ngài làm Cha sở họ đạo Elsaye. Cách thủ đô Tôkyô khoảng 100 km. Ngài kể lại câu chuyện sau đây: “Có một giáo sư đại học trẻ tuổi người Nhật xin gặp tôi mỗi tuần 2 buổi tối để thảo luận về các vấn đề tôn giáo và Phúc Âm, mặc dù ông chưa phải là tín hữu Công giáo. Những thảo luận như vậy kéo dài hơn một năm trời. Vị giáo sư này trình bày cho tôi những nghi ngờ, thắc mắc về đạo, đồng thời ông cũng xin tôi giải thích thêm về Phúc Âm, về Giáo hội và về luân lý của đạo công giáo.
Sau hơn một năm, tôi cảm thấy vị giáo sư thông minh đó có vẻ sẵn sàng đón nhận Bí Tích Thánh Tẩy, nên tôi hỏi ông có muốn được rửa tội và gia nhập vào Hội thánh Công Giáo hay không. Tôi ngạc nhiên khi thấy ông từ chối cách lịch sự. Và từ đó, tôi không thấy không lui tới với tôi nữa... Bẵng đi hơn 10 tháng, khi tôi hầu như đã quên đi vị giáo sư đó, thì một hôm. Ông trở lại gặp tôi và nói:
Thưa Cha, Cha đã thuyết phục được con. Bây giờ con sẵn sàng đón nhận Bí Tích Rửa tội và con cũng đã chuẩn bị cho vợ con cũng như hai đứa con của con.
Nghe đến đây, tôi rất ngạc nhiên. Tôi hỏi ông điều gì đã khiến ông thay đổi ý kiến như thế. Ông ta đáp:
- Trong những tháng qua, con đã âm thầm quan sát xem Cha đã sống như thế nào. Cha đã từng nói với con rằng Cha thường dâng thánh lễ một mình trong nhà thời mỗi ngày lúc 7 giờ sáng. Đó cũng là giờ con ra ga xe lửa để đến Tôkyô dạy học, vì thế con vẫn có dịp đi qua Nhà thờ của Cha. Con dừng lại một lát nhìn Cha qua cửa sổ, xem Cha làm gì trong đó. Bao giờ con cũng thấy Cha trong Nhà thờ và cầu nguyện thật sốt sắng. Ngoài ra, con cũng dò hỏi nhiều người về cách sống của Cha. Qua các cuộc điều tra đó, con thấy quả thật Cha đã tin và đã sống những điều Cha đã chia sẻ cho con về đạo. Xét về mặt kiến thức thì con đã xác tín về sự thật Tin Mừng, nhưng con muốn xem Cha có sống Tin Mừng thực sự hay không”.
Đúng là cha Cha Rochky đã làm cho ông giáo sư này thấy được Đạo qua cách sống của cha. Không những cha đã truyền giáo bằng lời nói, giảng dạy, nhưng còn bằng cuộc sống thường ngày của cha nữa. Cha chúc chúng con cũng làm được như thế.
CN 29 TN
Thiếu nhi chúng con yêu quí,
Chúng ta vừa được nghe một đoạn Tin Mừng do thánh Marcô ghi lại.
Cha đố chúng con với câu chuyện trong bài Tin Mừng này, thánh Marcô muốn nói với chúng ta điều gì?
...
Khó quá phải không chúng con?
Đây cha gợi ý cho chúng con: Thánh Marcô muốn nói đến tinh thần con người phải có khi muốn đi theo Chúa Giêsu.
1. Muốn đi theo Chúa trước hết phải biết hy sinh quên mình.
Trong cuộc sống hằng ngày, khi muốn theo ai thì con người thường hay nghĩ đến vấn đề Lợi lộc vật chất.
Câu chuyện bà Dêbêđê và hai con Giacôbê và Gioan giúp chúng ta thấy điều đó.
Chúng con thấy bà mẹ và hai con của bà đã muốn gì khi đi theo Chúa. Họ muốn chiếm hai cái ghế quan trọng nhất trong Nước Chúa. Ước muốn của họ chứng tỏ họ quá tham lam và ngây thơ. Tham lam vì muốn chiếm hai chỗ cao nhất trong Nước Trời. Ngây thơ vì nghĩ rằng trong Nước Trời cũng có những chỗ béo bở, nhiều bổng lộc cần chiếm lấy để hưởng thụ.
Chúa Giêsu đã dội một gáo nước lạnh vào lòng tham nóng bỏng đó. Ngài khước từ dứt khoát điều họ nài xin: “Ngồi bên hữu hay bên tả Ta là thuộc quyền Cha Ta” (Mc 10,40). Ngược lại Ngài hứa ban cho họ điều mà họ chẳng muốn chút nào: “Chén Ta uống các con cũng sẽ uống. Phép rửa Ta sắp chịu các con cũng sẽ chịu.” (Mc 10,39) Chén đây là cuộc khổ nạn, còn phép rửa đây là sự chết.
Quả thật Chúa Giêsu không mang lại cho những ai theo Ngài của cải và sự thịnh vượng trần thế, nhưng Ngài cho người đó được chung hưởng sự sống, tình yêu, ơn cứu độ, và hạnh phúc trường sinh. Nhờ đó mỗi người thực hiện được vận mệnh vĩnh cửu của mình. Được như vậy là quá nhiều rồi, chẳng có mối lợi nào lớn hơn.
Chúng con biết mẹ Têrêsa là nữ tu dòng Đức Bà Loretto người Albania, được sai sang phục vụ người nghèo ở Ấn Độ. Tại đây, chị chứng kiến cảnh nghèo đói thê thảm, cảnh trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi ngoài đường, cảnh người già bệnh tật nằm chết bên những đống rác. Xúc động trước cảnh tượng đó và được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, chị lăn xả vào việc phục vụ. Chị lập trung tâm tiếp đón những người hấp hối để săn sóc họ, hầu họ được chết và được chôn cất như một con người. Lập nhà trẻ mồ côi. Xây bệnh viện, xây trường học. Công việc ngày càng nhiều. Chẳng bao lâu một dòng mới ra đời: Dòng Nữ tử Thừa sai Bác ái. Ngoài ba lời khấn như các dòng khác, còn có lời khấn phục vụ người nghèo. Hiện nhà dòng có mặt trên 132 quốc gia. Chị Têrêsa được cả thế giới biết tiếng và thân thương gọi là mẹ Têrêsa. Người ta bảo mẹ là Thiên thần giáng thế. Mẹ được nhiều giải thưởng cao quý, trong đó giải Nobel hòa bình Nobel năm 1979. Khi mẹ qua đời, 80 nguyên thủ quốc gia đến dự đám tang. Nước Ấn Độ, đa số là Ấn Độ giáo, vốn chả ưa gì Công giáo, nhưng đã chôn cất mẹ theo nghi thức quốc tang, 21 phát đại bác đã tiễn đưa linh hồn mẹ về Thiên Đàng. Mẹ là nhà truyền giáo thành công của thế kỷ 20. Vì sao, thưa vì mẹ khiêm tốn phục vụ những người nghèo túng, cùng khổ nhất bằng tình thương vô vị lợi.
Như vậy, dầu cuộc sống có chịu thua thiệt, nhưng xét cho cùng thì đâu có thua thiệt gì. Trái lại một cuộc đời như vậy là một cuộc đời thành tựu. Chẳng có thể có một sự thành tựu nào lớn và quan trọng hơn vì đây là một sự thành tựu vĩnh cửu.
2. Thứ đến đi theo Chúa thì phải đi trên con đường Chúa đi. Con đường đó Chúa đã nói thật rõ: “Con Người đến không phải được phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống cứu độ muôn người” (Mc l0,45).
Đây là một trích đoạn trong trang Nhật ký của một nữ tu Dòng Phaolô Sài Gòn đang phục vụ tại khoa ICU điều trị Covid 19.
Xin Hãy Cầu Nguyện Cho Chúng em Và Các Bệnh Nhân.
Qúy chị khóa 7 thương mến! hôm nay em viết cho các chị trong một hoàn cảnh rất đặc biệt.
Em đang ở giữa chiến trường trong cuộc chiến chống covid. Em đã đến phục vụ tại bệnh viện điều trị Covid được 2 tuần rồi. Em muốn viết mấy dòng chia sẻ với các chị và tha thiết xin mọi người hy sinh cầu nguyện thật nhiều cho những đau khổ này mau qua. Vì quả thật em đang chứng kiến những điều mà chưa ai chia sẻ trên truyền thông, hằng ngày mắt thấy, tai nghe biết bao đau khổ, không thể diễn tả hết.
Các bác sĩ, nhân viên đã quá mệt mỏi, nhưng em khâm phục tấm lòng của họ. họ vẫn nỗ lực hết mình giúp bệnh nhân đến hơi thở cuối cùng. Hằng ngày em làm việc tại khoa ICU, Khoa bệnh nặng nhất, Vì thế các bệnh nhân ở đây đều là giai đoạn cuối và khó qua khỏi. phần lớn đã hôn mê, chỉ vài người còn tỉnh và nói được. Rất đau lòng khi thấy những con người nằm mê man, trần trụi với bao nhiêu là máy móc, dây ống khắp người...nhưng ai nấy đều đang quằn quại chiến đấu để giữ lấy sự sống.
Ngày nào em cũng chứng kiến cảnh người hấp hối và chết, chỉ biết đứng lặng người, cầu nguyện và phó linh hồn cho Chúa. Những người ra đi trong đau đớn, cô đơn vì không có 1 người thân, trần trụi không mảnh đồ và được đưa xuống nhà xác để chờ đi hoả táng. ... Em không thể kể hết bao đau thương ở đây. số bệnh nhân ngày càng nhiều, số người trẻ tuổi cũng tăng. Mỗi người là 1 hoàn cảnh, 1 câu chuyện đau thương. chúng em dù không có chuyên môn và làm việc trong môi trường vô cùng nguy hiểm, dù mặc đồ bảo hộ nhưng vẫn có thể nhiễm bất cứ lúc nào.
Nhưng cả đoàn ai cũng nỗ lực góp sức, chỉ mong làm được điều gì đó cho các bệnh nhân trước khi quá trễ. nhiều nơi vẫn còn bình an, xin các chị cầu nguyện thật nhiều, vì nếu tiếp tục thế này, không biết sẽ như thế nào. em cũng không thể online thường được, xin quý chị cầu nguyện cho chúng em có sức khỏe để tiếp tục phục vụ.
Vì cứ mỗi lần đi test là sợ lắm, sợ mình nhiễm và lây cho các thành viên khác trong đoàn, cảm ơn các chị thật nhiều, mọi người cũng phải giữ gìn sức khỏe nha.
Vào một đêm giông tố tại thành phố Philadelphia, bên Mỹ một anh thư ký đang ngồi sau quầy tiếp tân của một khách sạn. Anh lấy sách ra đọc vì tưởng rằng không ai vào khách sạn lúc nửa đêm, và vì khách sạn cũng đã hết chỗ.
Nhưng có một cặp vợ chồng ăn mặc lịch sự bước vào hỏi thuê phòng. Anh có thể trả lời thẳng thắn là “khách sạn hết chỗ”, nhưng thấy bên ngoài trời mưa lớn quá, nên anh lễ phép thưa:
- Thưa ông bà, khách sạn đã hết phòng rồi! Nhưng tôi sẽ thử xem. Có cách nào giúp ông bà tạm trú qua đêm không. Xin ông bà ngồi chờ một lát.
Mười lăm phút sau, ông quay lại, hướng dẫn hai vị khách đến phòng riêng của ông và nói:
- Ông bà thông cảm, đây không phải là phòng tốt nhất trong khách sạn, nhưng là nơi yên tĩnh nhất. Ông bà tạm nghỉ vậy! Tôi sẽ cho người mang nước nóng lên để ông bà dùng trước khi đi nghỉ. Chúc ông bà ngủ ngon!
Một năm rưỡi sau, một khách sạn lớn nhất New York có tên là Waidorf Astria ra đời, chủ khách sạn là ông John Jacob Astria đã đích thân đến mời người thư ký khách sạn nhỏ ở Philadelphia về làm quản lý khách sạn cho ông. Vì chính ông và người vợ đã được viên thư ký này nhường phòng riêng cho họ trong một đêm mưa bão.
Lạy Chúa xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người. Amen.
Lm. Giuse Đinh Tất Quý
Bài cùng chuyên mục:
CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 1 MV NĂM C - 2024 (25/11/2024 09:10:37 - Xem: 13)
TỈNH THỨC
BÀI GIẢNG THIẾU NHI CHÚA NHẬT 1 MV NĂM C - 2024 (25/11/2024 08:53:41 - Xem: 11)
HƯỚNG VỀ NGÀY CHÚA ĐẾN
DẪN LỄ & LỜI NGUYỆN TÍN HỮU CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG NĂM C - 2024 (25/11/2024 08:51:08 - Xem: 19)
HƯỚNG VỀ NGÀY CHÚA ĐẾN
CHẦU THÁNH THỂ CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG NĂM C - 2024 (25/11/2024 07:54:24 - Xem: 16)
TỈNH THỨC
SCĐ CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG NĂM C - 2024 (25/11/2024 07:49:04 - Xem: 14)
HƯỚNG VỀ NGÀY CHÚA ĐẾN
CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 34 TN NĂM B - 2024 (18/11/2024 08:44:45 - Xem: 913)
CHÚA LÀ VUA
DẪN LỄ & LỜI NGUYỆN TÍN HỮU CHÚA NHẬT 34 TN NĂM B - 2024 (18/11/2024 08:38:16 - Xem: 353)
CHÚA LÀ VUA
CHẦU THÁNH THỂ CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B -2024 (18/11/2024 08:33:57 - Xem: 236)
LÀM CHỨNG CHO SỰ THẬT
BÀI GIẢNG THIẾU NHI CN 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B - 2024 (18/11/2024 07:53:25 - Xem: 359)
CHÚA LÀ VUA
SCĐ CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B - 2024 (18/11/2024 07:37:02 - Xem: 210)
CHÚA LÀ VUA
-
Khao Khát Chúa: Cầu nguyện bằng Thánh vịnh(phần 1)
Đây là cuốn sách khai tâm cho những người muốn cầu nguyện bằng Thánh Vịnh. Khi đọc phụng vụ giờ kinh thường thường chúng ta cảm thấy khô...
-
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là...
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất