BÀI GIẢNG THIẾU NHI CHÚA NHẬT CHÚA LÊN TRỜI
- In trang này
- Lượt xem: 5,792
- Ngày đăng: 15/05/2021 22:43:56
Thiếu nhi chúng con yêu quý.
Hôm nay Giáo Hội cho chúng ta mừng lễ gì nào chúng con?
- Dạ thưa lễ Thăng Thiên. Hay còn gọi là lễ Chúa Giêsu Lên Trời.
- Việc lên trời hay thăng thiên của Chúa phải được hiểu như thế nào?
1. Chắc chắn chúng ta không được hiểu theo nghĩa hoàn toàn vật chất
Chúng con nghe cha kể cho chúng con câu chuyện này.
Chuyện xảy ra cách đây cũng đã khá lâu: Ngày 5-9-1961, chuyện xảy ra tại nước Nga thời Cộng Sản trước kia. Chuyện kể rằng sau khi Nga đã đưa được người đầu tiên lên không gian, trong một cuộc phỏng vấn, Tổng Bí thư Krouchev của Nga lúc đó đã nói với ký giả của tờ New York Time một tờ báo nổi tiếng của Mỹ rằng: "Để điều tra trên trời có Thiên đàng thật như người ta nói hay không, chúng tôi đã gửi một thám tử lên không trung: Youri Gararine. Anh đã đi vòng quanh quả địa cầu mà chỉ trông thấy những bóng đen dầy đặc, không có chi giống như thiên đàng cả. Sau đó chúng tôi đã suy nghĩ và chúng tôi lại gửi một thám tử khác lên: German Titov. Chúng tôi đã bảo anh rằng: "Hãy bay lâu hơn một chút nữa. Có lẽ Gagarine chưa thấy Thiên đàng vì chàng chỉ mới bay có một tiếng rưỡi thôi. Vậy chuyến này anh hãy nhìn cho kỹ"
Titov đã đi, rồi trở về và anh xác nhận lời tuyên bố của Gagarine là sự thật: "Hư vô! Chỉ có hư vô!"
Rồi Krouchev kết luận: "Cho nên người cộng sản chúng tôi không tin có đời sau."
Đó chúng con thấy. Đấy là cái nhìn của một người cộng sản, một cái nhìn hoàn toàn vật chất duy vật. Đúng hay không thì chúng ta không cần phải xét, những chắc chắn đó không phải là cái nhìn của chúng ta.
Chúng con biết rằng tín điều chúng ta tuyên xưng hôm nay đã được các Tông đồ truyền lại, với mục đích làm cho chúng ta tin vào Đức Giêsu Kitô: “Người lên trời, ngự bên hữu Chúa Cha, và Người sẽ lại đến trong vinh quang, để phán xét kẻ sống và kẻ chết, triều đại Người sẽ vô cùng vô tận”.
2. Vậy thì chúng ta phải hiểu việc Chúa lên trời hay Thăng Thiên như thế nào?
Cha xin mượn sách Giáo lý chung để trả lời cho chúng con.
Sách Giáo Lý chung diễn tả việc Chúa lên trời bằng nhiều gợi ý: Chúa Giêsu Kitô, là Đầu của Hội Thánh, đã đi trước chúng ta vào Nước vinh hiển của Chúa Cha, để chúng ta, là chi thể của Thân Thể Người, sống trong niềm hy vọng một ngày kia sẽ được vĩnh viễn ở với Người. (666)
"Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em" (Ga 20,17).
Chỉ có Đấng “từ Chúa Cha mà đến” mới có thể “trở về cùng Chúa Cha”: đó là Đức Kitô. “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống” (Ga 3, 13). Nhân loại, với sức tự nhiên của mình, không thể vào được “Nhà Cha”, không thể đạt tới sự sống và sự vinh phúc của Thiên Chúa. Chỉ có Đức Kitô mới có thể mở lối cho con người tiến vào: “Người lên trời không phải để lìa xa thân phận yếu hèn của chúng con, nhưng để chúng con là chi thể của Người, tin tưởng được theo Người đến nơi mà chính Người là Đầu và là Thủ lãnh của chúng con đã đến trước” (661).
Như vậy việc thăng thiên chỉ là sự chia tay vắng mặt với con người các môn đệ. Từ nay các ngài không thể nhìn Chúa Giêsu bằng mắt, sờ bằng tay. Nhưng Thăng Thiên không phải là Chúa biến mất luôn. Lý do là vì ngay trước khi về trời Chúa Giêsu đã nói hết sức rõ rệt với các tông đồ: "Thầy sẽ ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế".
Chúa ở như thế nào?
Chắc không phải là như trước đây, khi Chúa đã ở giữa các môn đệ của Ngài suốt ba năm trời như thế. Chúa có mặt, gần gũi, xương thịt, đến nỗi tông đồ Gioan đã phải nói lên: "Chúng tôi đã sờ thấy Ngôi Lời hằng sống". Phêrô cũng phải xác nhận trước cộng đoàn những người Do thái: "Chúng tôi đã được cùng ăn cùng uống với Người". Sự có mặt như thế quả là rất cụ thể. Lịch sử cũng đã xác nhận. Đây không còn phải là một vấn đề phải tranh cãi.
Những với sự việc lên trời hôm nay, chúng ta thấy rõ, sự có mặt cụ thể như thế không còn hay nói đúng hơn: không cần nữa.
Rõ ràng với việc được tôn vinh trong biến cố lên trời hôm nay Chúa đã đổi cách thức có mặt của Ngài: Đổi từ hữu hình sang vô hình. Đổi từ cuộc sống xác thịt sang cuộc sống thần linh, đổi để Người có thể có mặt rộng lớn hơn, phổ quát hơn. Cha Teilhard de Chardin gọi sự có mặt này là sự có mặt tràn lan, tràn lan khắp địa cầu.
Chắc chắn lúc đầu các môn đệ chưa có thể chấp nhận được điều đó. Chính vì thế mà Chúa Giêsu đã phải để một thời gian tương đối dài: 40 ngày sau Phục Sinh để tập cho các môn đệ làm quen với sự có mặt đó bằng những lần hiện ra với các ông, cá nhân cũng như với tập thể để rồi sau đó các ngài dám sống cuộc sống chứng nhân một cách triệt để hơn, mạnh dạn hơn, bất chấp những thách đố, bắt bớ và kể cả sự chết vì có Chúa luôn ở với các ngài.
Vâng! Nhờ có Chúa ở cùng mà cuộc sống của các Tông đồ sau đó đã hoàn toàn đổi mới. Rồi cộng thêm với sức mạnh của Chúa Thánh Thần, các ngài đã trở thành những chứng nhân không biết mệt mỏi trên con đường rao giảng và làm chứng. Kết quả các ngài để lại đã làm cho Voltaire - một trong những nhà văn hào lớn của nhân loại - đã phải ghen tức mà nói lên: "Ông Giêsu với 12 môn đệ của mình đã thay đổi cả bộ mặt của thế giới".
3. Bây giờ đến lượt chúng ta
Đây là lời của thánh Phaolô trong thư gửi giáo đoàn Philípphê: "Quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giêsu Kitô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người. (Phil 3, 20-21)
Cha kể cho chúng con câu chuyện này:
Ai cũng biết đền thờ Thánh Phêrô ở Roma là một trong 8 kỳ công lớn của Thế giới. Mỗi dịp có năm thánh, các tin hữu ở khắp nơi hành hương về nơi đây rất đông. Có lúc con số lên đến cả 3.000.000 người. Trong ngôi đền thờ này có một nhà nguyện nhỏ nhưng rất đẹp. Cha đã có lần được vào kính viếng ngôi Nhà nguyện này, đó là Nhà nguyện Sistine.
Đây là Nhà nguyện ở trong nội thành Vatican. Nhà nguyện này đã được Đức Giáo hoàng Sixtus Đệ Tứ cho xây cất vào cuối thế kỷ thứ 15. Đây không những là nơi các vị Hồng y tụ tập để bầu Giáo hoàng hay còn là nơi để tổ chức những buổi họp quan trọng có tính cách thượng đỉnh khác, mà Nhà nguyện Sistine còn là một bảo tàng viện với những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, nhất là những bức bích họa của Michel Angelo.
Bất cứ du khách nào đến Roma cũng tìm đủ mọi cách để được một lần chiêm ngắm các bức tranh được vẽ trên tường và trên trần nhà này. Người thưởng lãm không những chỉ ngắm nghía dưới khía cạnh lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, nhưng còn để hồn hòa nhập vào niềm tin sâu sắc của nhà nghệ sĩ. Thật thế, tất cả những bức tranh mà Michel Angelo đã thực hiện trạng Nhà nguyện Sistine đều được cảm hứng từ Kinh thánh.
Nhà danh họa của chúng ta đã phải nằm ngửa trên một giàn gỗ hướng mặt về trần bảng ròng rã không biết bao nhiêu năm trời. Nóng lòng chờ đợi các tác phẩm của mình, ngày kia, Đức Giáo hoàng Sistus Đệ Tứ đã hỏi vọng lên từ dưới đất:
- Ông Michel Angelo, chừng nào ông mới hoàn thành công việc đây?
Từ trên giàn gỗ, nhà danh họa đáp lại:
- Chừng nào còn có thể!
Vị Giáo hoàng dường như mất hết kiên nhẫn:
- Thế ông có biết là ông đã bắt đầu mấy năm rồi chưa? Thế mà tôi vẫn chưa thấy gì hết..."
Một cách điềm tĩnh, Michel Angelo trả lời:
- Thưa Đức Thánh cha, con không làm việc cho đời tạm này, mà cho đời sau..."
Chúng con yêu quý,
Mọi sự trên cõi đời này rồi sẽ qua đi hết, chẳng có chi tồn tại vĩnh viễn. Hãy nhớ lời thánh Phaolô căn dặn và hãy làm mọi việc với mục đích cuối cùng cuộc đời của mình là Nha Cha ở trên trời. Amen.
Nguồn: Tổng Giáo Phận Sài Gòn
Dẫn vào Thánh lễ
Gẫm suy mầu nhiệm Chúa lên trời
Phấn khởi vui tươi sống giữa đời
Bổn phận Chúa trao làm tốt đẹp
Nước Trời tìm thấy giữa lòng tôi.
Các bạn thiếu nhi thân mến, hôm nay, Chúa nhật thứ bảy Phục sinh: Chúa Giêsu thăng thiên (Mc 16,15-20).
Chúa Giêsu thăng thiên là Chúa trở về nơi Ngài đã hiển trị cùng Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Khởi đầu từ nơi ấy, Chúa đã xuống thế làm người cứu độ chúng ta. Chúng ta gọi nơi Chúa ở là “trời” hay “thiên đàng”. Như thế, Chúa thăng thiên chính là Chúa về trời hay về thiên đàng.
Dâng Thánh lễ hôm nay, mời tất cả các bạn thiếu nhi sốt sắng cầu nguyện, xin Chúa Giêsu khơi dậy trong tâm hồn chúng ta những ước mơ thánh thiện, ước mơ được sống bên Chúa mãi mãi, được hưởng hạnh phúc thiên đàng cùng Chúa Giêsu, bên cạnh Chúa Cha và Chúa Thánh Thần muôn đời. Mời cộng đoàn đứng.
Bài đọc 1 (Cv 1,1-11)
Sách Công vụ Tông đồ tả lại việc các môn đệ chiêm ngưỡng Chúa Giêsu lên trời; sau đó các ông trở lại Giê-ru-sa-lem, quy tụ bên nhau và chuẩn bị cho cuộc hành trình rao giảng Tin mừng Phục sinh.
Bài đọc 2 (Ep 4,1-13)
Thánh Phaolô khuyên nhủ các tín hữu Ê-phê-xô hãy đối xử với nhau trong tinh thần hiệp nhất và bác ái. Mỗi người Chúa ban cho một ơn riêng để xây dựng Thân thể Đức Kitô, cho tới khi đạt tới tầm vóc viên mãn trong Người.
Lời nguyện chung
Chủ tế: Chúng con thiếu nhi thân mến, Chúa Giêsu đã lên trời. Ngài đi trước để chuẩn bị cho tất cả chúng ta, những môn đệ bé nhỏ của Ngài. Chúng ta cùng sốt sắng dâng lời cầu nguyện.
1. Mục tiêu của đời sống các Kitô hữu là hạnh phúc Nước Trời. Xin cho Đức Thánh Cha và các vị mục tử trong Hội thánh/ luôn là những chứng nhân loan báo Nước Thiên Chúa. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
2. Chúa Giêsu về trời để quy tụ mọi con cái trần thế thành một đàn chiên duy nhất. Xin cho mọi người trên thế giới/ biết hăng say tìm kiếm Chúa, để được sống trong đàn chiên của Đức Kitô và được hưởng hạnh phúc Nước Trời. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
3. Hành trình đến Nước Trời là một chặng đường đầy chông gai, gian khó. Xin cho các tân tòng, mới được rửa tội trong Mùa Phục Sinh, được ơn can đảm vác thập giá/ chung phần đau khổ với Chúa Kitô. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
4. Được chiêm ngưỡng vinh quang của Chúa là ước mơ của tất cả mọi người. Xin khơi dậy nơi cộng đoàn giáo xứ chúng ta ước muốn thánh thiện, được phụng sự Chúa cả đời này lẫn đời sau. Chúng ta cùng cầu xin Chúa.
Chủ tế: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã về trời dọn chỗ cho mỗi người chúng con và vẫn ở cùng chúng con mọi ngày. Xin làm cho chúng con trở nên chứng nhân loan báo tình yêu của Chúa giữa thế giới hôm nay. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời.
Bài cùng chuyên mục:
CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 34 TN NĂM B - 2024 (18/11/2024 08:44:45 - Xem: 435)
CHÚA LÀ VUA
DẪN LỄ & LỜI NGUYỆN TÍN HỮU CHÚA NHẬT 34 TN NĂM B - 2024 (18/11/2024 08:38:16 - Xem: 178)
CHÚA LÀ VUA
CHẦU THÁNH THỂ CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B -2024 (18/11/2024 08:33:57 - Xem: 179)
LÀM CHỨNG CHO SỰ THẬT
BÀI GIẢNG THIẾU NHI CN 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B - 2024 (18/11/2024 07:53:25 - Xem: 98)
CHÚA LÀ VUA
SCĐ CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B - 2024 (18/11/2024 07:37:02 - Xem: 109)
CHÚA LÀ VUA
CÁC BÀI SUY NIỆM CN 33 TN NĂM B- CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 (11/11/2024 08:42:17 - Xem: 1,042)
YÊU HẾT MÌNH - NGÀY TẬN THẾ
BÀI GIẢNG THIẾU NHI CN 33, LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN = 2024 (11/11/2024 08:32:02 - Xem: 418)
CHẾT VÌ YÊU
CHẦU THÁNH THỂ CHÚA NHẬT LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 (11/11/2024 08:27:24 - Xem: 258)
CHẾT VÌ YÊU
DẪN LỄ & LỜI NGUYỆN TÍN HỮU CN LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 - CN 33 TN (11/11/2024 08:23:42 - Xem: 408)
CHẾT VÌ YÊU
SCĐ CHÚA NHẬT LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 (11/11/2024 07:20:48 - Xem: 240)
CHẾT VÌ YÊU
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Gia vị cho bài giảng CN 33 & Các Thánh Tử đạo VN - 2024
Đôi khi những người muốn dẫn dắt Người khác đến với Chúa Kitô cũng trở thành chướng ngại vật lớn nhất cho ơn cứu rỗi của họ.
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất