Giáo hội toàn cầu

Ba cách thực thi sứ mệnh mà Đức Kitô trao phó khi Ngài về Trời

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,083
  • Ngày đăng: 21/05/2021 08:31:39

WGPPD (18.5.2021) - Trước khi về trời, Đức Kitô đã ủy thác cho chúng ta Sứ mệnh Vĩ đại vốn làm nên ơn gọi của chúng ta như là các Kitô hữu.

 

Renata Sedmakova, Shutterstock

 

Xuyên suốt cuộc đời dương thế, Đức Kitô đã nhiều lần khuyên răn và hướng dẫn các môn đệ. Nhưng sự kiện Thăng Thiên là một cái gì đó khác lạ và độc đáo: Trong những khoảnh khắc cuối cùng, trước khi rời khỏi trần gian này, Ngài đã để lại cho chúng ta những giáo huấn tối hậu và mang tính quyết định.

 

Hiểu được sứ mệnh phổ quát này là chìa khóa giúp ta sống đời Kitô hữu.

Các sách Phúc Âm cung cấp cho chúng ta những phiên bản hơi khác nhau về các lệnh truyền cuối cùng của Đức Kitô, nhưng chúng đều chung chia một chủ đề thống nhất và thông điệp thuyết phục.

 

Đức Kitô kêu gọi các môn đệ làm nhân chứng cho Ngài:

 

“Nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1, 8)

 

Ngài muốn chúng ta loan báo Tin Mừng khắp nơi. Ngài nói với họ: “Hãy đi khắp thế gian và rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo”. (Mc 16,15)

 

Trên hết, Ngài kêu gọi chúng ta làm cho thế giới bước đi theo Ngài và vâng lời Ngài chỉ dạy.

 

“Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế. ” (Mt 28, 19-20)

 

Những chỉ thị cuối cùng này của Đức Kitô được gọi là “Sứ Mệnh Vĩ Đại” và cũng là trọng tâm của ơn gọi Kitô hữu. Ngày lễ Thăng Thiên đang được cử hành hôm nay là thời điểm thích hợp để suy ngẫm về cách chúng ta có thể hoàn thành ơn gọi này.

 

Tất nhiên, có rất nhiều điều liên quan đến việc theo Chúa, đủ để khỏa lấp toàn bộ Kinh Thánh và Sách Giáo Lý. Nhưng một cách thực tiễn, chúng ta có thể tập trung vào ba hành động sau đây như một số điểm quan trọng nhất.

 

1. YÊU THƯƠNG LẪN NHAU

Gần đây, tôi đã thấy một người trên Instagram hỏi: "Cái gì đáng lẽ bạn phải thích nhưng thực sự làm bạn thấy hơi khó chịu?" Khá nhiều người trả lời những câu đại loại như, “trong tư cách là một Kitô hữu? Dân chúng. Đáng lẽ tôi phải yêu tha nhân nhưng một số người thấy điều đó thực sự khó khăn! ”

 

Đó là một cách hài hước để thể hiện một sự thật sâu sắc. Yêu thương người khác là điều quan trọng nhất chúng ta phải làm với tư cách là Kitô hữu, nhưng đó cũng là điều khó nhất… gấp bội phần.

 

Chúng ta có thể nhìn vào gương thánh sử Gioan, người đã minh họa một cách đáng nhớ việc cố gắng sống như một Kitô hữu sẽ thay đổi chúng ta sâu sắc như thế nào.

 

Khi còn trẻ, thánh Gioan và anh trai Ngài, thánh Gia-cô-bê được gọi là “đứa con của sấm sét” vì tính cách nóng nảy và bộc trực của họ. Một hôm trong sứ vụ công khai của Đức Kitô, họ đã xin lửa từ trời xuống để tiêu diệt những dân làng không chào đón Thầy Giêsu (Lc, 9,54). Rõ ràng là thông điệp Kitô hữu phải không ngừng tha thứ vẫn chưa thấm vào lòng họ!

 

Nhưng nhiều thập kỷ sau, thánh Gioan đã kết tinh lại tất cả những gì Ngài đã học được từ Đức Kitô trong một câu duy nhất: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, hãy yêu thương nhau”. Thánh Giêrônimô kể câu chuyện này khi chú giải về thư gửi tín hữu Ga-lát:

 

Thánh sử Gioan khả kính đã sống ở Ê-phê-xô cho đến tuổi già. Các môn đệ của Ngài gần rất khó khăn mới đưa Ngài đến nhà thờ và Ngài không còn sức để nói nữa. Trong các buổi gặp mặt, ngài thường không nói gì ngoài "Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, hãy yêu thương nhau." Các đệ tử và anh em có mặt đều cảm thấy khó chịu vì họ luôn nghe cùng một lời này, cuối cùng đã nói: "Thưa Thầy, sao Thầy luôn nói điều này thế?" Ngài đã trả lời theo đúng kiểu Gioan: "Bởi vì đó là điều răn của Chúa và chỉ cần tuân giữ bấy nhiêu cũng đủ rồi."

 

Từ một “đứa con của sấm sét” cuồng nộ trở thành một ông già hiền lành ở Ê-phê-xô, thánh Gioan đã trở thành mẫu mực cho quá trình biến đổi trong ơn gọi Kitô hữu của mình. Chúng ta có thể ghi nhớ thông điệp này cách đặc biệt trong ngày lễ Thăng Thiên: "Hãy yêu thương nhau."

 

2. CẦU NGUYỆN CHO CÁC CÁ NHÂN VÀ CHO THẾ GIỚI

Khi chúng ta nhìn thấy nhiều vấn đề lớn nhỏ xung quanh mình, chúng ta thường nghĩ rằng tự chúng ta có thể tìm ra giải pháp. Nhưng không có gì chúng ta có khả năng làm lại hiệu quả hơn những gì Chúa có thể khiến xảy ra.

 

Hãy cùng dâng lời cầu nguyện cho bạn bè và các thành viên trong gia đình, những người đang gặp phải nhiều khó khăn khác nhau. Rồi hãy cùng đoàn kết để dâng lên các nhu cầu sâu xa của Giáo Hội và thế giới. Hãy cầu nguyện và thực sự tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa và vững tin rằng Ngài sẽ hành động.

 

3. HÂN HOAN CHIA SẺ NIỀM HY VỌNG

Thánh Phê-rô khuyến khích các tín hữu: “Hãy luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em” (1 Pr 3,15). Cũng vậy, hãy sẵn sàng giải thích những việc chúng ta làm.

 

Thực sự sống làm một Kitô hữu thường được ví như lội ngược dòng áp lực văn hóa của thời đại. Cuộc đời chúng ta có thể khác biệt trong môi trường làm việc, khu dân cư và thậm chí cả gia đình của chúng ta.

 

Khi ai đó nhận xét hoặc hỏi tại sao chúng ta làm điều này điều kia, chúng ta có cơ hội trở thành nhân chứng như Đức Kitô muốn, nghĩa là chia sẻ niềm hy vọng của chúng ta trong sự thân thiện và giản dị.

 

Trong dịp lễ Thăng Thiên, chúng ta hãy hân hoan canh tân sứ mệnh mà Đức Kitô đã giao cho chúng trong ngày đại lễ. Hãy cùng tìm kiếm cách để thực hiện Sứ mệnh Vĩ đại trong cuộc sống của chính mình ngay hôm nay.

Tác giả: Theresa Civantos Barber
Chuyển ngữ: Nguyễn Trần Minh Đức
Từ: 
aleteia.org (16.5.2021)

Nguồn: phatdiem.org 

 

Bài cùng chuyên mục:

Đức Thánh Cha: Chủng sinh cần quan tâm đời sống thiêng liêng, học tập, cộng đoàn và tông đồ (21/04/2024 00:30:20 - Xem: 215)

“Con đường đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mục tử nhân lành, phải được thực hiện bằng cách quan tâm đến bốn khía cạnh:

ĐTC sẽ viếng thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore vào tháng 9 (12/04/2024 09:59:31 - Xem: 702)

Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Bộ Giáo lý Đức tin liệt kê "những vi phạm nghiêm trọng" đối với phẩm giá con người (10/04/2024 05:49:01 - Xem: 390)

Tuyên ngôn Dignitas infinita của Bộ Giáo lý Đức tin đòi hỏi 5 năm làm việc, và bao gồm huấn quyền của giáo hoàng trong thập niên qua

Số tín hữu Công giáo tăng từ 1,376 tỷ trong năm 2021 lên 1,390 tỷ vào năm 2022 (06/04/2024 08:11:14 - Xem: 230)

Trong thời gian này, 9 Tòa Giám mục mới và 1 đơn vị Giám quản Tông Tòa mới đã được thành lập;

Đức Thánh Cha: Người chính trực là người ngay thẳng, giản dị và chân thành (05/04/2024 07:36:21 - Xem: 243)

Đoạn Kinh Thánh mà Đức Thánh Cha dùng cho bài giáo lý hôm nay trích từ sách Châm Ngôn

Đức Hồng y Joseph Ratzinger: “Chân lý sự phục sinh” (02/04/2024 05:51:51 - Xem: 260)

Đối với người Kitô hữu, niềm tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô là một biểu hiện chắc chắn rằng câu nói: “Tình yêu mãnh liệt như cái chết”

Sứ điệp Phục Sinh 2024 và Phép lành Urbi et Orbi (01/04/2024 07:45:35 - Xem: 276)

Lúc 12 giờ, Đức Thánh Cha đã đọc sứ điệp phục sinh và ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi – cho Roma và toàn thế giới.

Đức Phanxicô giữ im lặng trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá (25/03/2024 08:51:54 - Xem: 539)

Trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá, Đức Phanxicô tạo ngạc nhiên khi ngài chọn im lặng thay vì giảng bài giảng trong thánh lễ.

Cuộc gặp gỡ giữa các Giám mục Đức và Giáo triều Roma diễn ra trong tinh thần xây dựng (24/03/2024 09:27:02 - Xem: 386)

Tuyên bố chung của Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục Đức cho biết, cuộc họp kéo dài cả ngày, đã diễn ra trong bầu không khí tích cực

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61 năm 2024 (20/03/2024 08:42:17 - Xem: 450)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61: Sứ điệp có chủ đề: “Được kêu gọi gieo hy vọng và xây dựng hoà bình”.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7