Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Ai đã tạo ra Thượng đế?

  • In trang này
  • Lượt xem: 81
  • Ngày đăng: 22/09/2024 08:17:15

AI ĐÃ TẠO RA THƯỢNG ĐẾ?

 

Ai đó nghĩ rằng: “ Ai đã tạo ra Thượng Đế???” có lẽ là một người hiểu biết về khoa học cũng chưa nhiều, chưa thấy những giới hạn của trí tuệ con người.

 

  

 

Gần đây trên mạng xã hội lan truyền một đoạn clip, trong đó có một thày chùa, áo vàng còn khá trẻ nói rằng: “ Niềm tin vào một Thượng Đế đã sáng tạo ra con người, ra tất cả là một tuyên bố thiếu khoa học, thiếu căn cứ không thực tế. Thậm chí, khi người ta hỏi:“ Ai đã tạo ra Thượng Đế? Thì không trả lời được!”.

 

Ngày nay chúng ta thấy khoa học có những bước tiến vượt bậc, nhiều người cũng chỉ tin vào những gì khoa học phát biểu, những gì khoa học đã chứng minh. Khoa học đã tạo ra những chiếc xe hơi, xe máy, máy móc tiện nghi; những chiếc máy bay phản lực hạng nặng vận chuyển hàng trăm hành khách có khả năng bay 1000 km/ giờ; những máy bay ném bom khổng lồ có thể mang tới 33 tấn bom, sức tàn phá kinh khủng; Con người đã tạo ra tàu ngầm nguyên tử có thể lăn sâu dưới biển hàng tháng. Khoa học đã làm ra những con tàu vũ trụ với tham vọng vươn tới các vì sao. Khoa học kĩ thuật có thể tạo ra được những quả trứng gà. Hình dáng, màu sắc, hương vị, thành phần đều giống với quả trứng thật ăn ngon và bổ dưỡng như trứng gà thật; Nhưng không thể đem quả trứng đó ấp để nở thành gà con được. Con người có thể tạo ra những loại hạt với đầy đủ các thành phần như các loại hạt tự nhiên; nhưng khi đem chúng gieo trồng xuống đất thì chúng không thể hấp thụ dinh dưỡng trong đất, chúng không phát triển, không thể mọc thành cây, ngược lại còn bị hấp thụ lại.

 

Khoa học không thể tạo ra một con bướm, một con kiến, không thể tạo ra một con tôm, con cá, những động vật cấp thấp. Khoa học càng không thể tạo ra một con người. Khoa học không những không thể tạo ra sự sống mà còn không thể thay đổi sinh mệnh. Không thể biến chó thành mèo, lại càng không thể biến mèo thành chó được. Những gì khoa học làm ra đều dùng nguyên vật liệu có sẵn trên trái đất. Khoa học khám phá thế giới tự nhiên khá nhiều; nhưng những gì cần khám phá thì còn nhiều hơn gấp bội phần; Những gì con người đã biết như một giọt nước, những gì chưa biết như một đại dương. Khoa học dù tiến bộ đến đâu cũng không phải là toàn năng.

 

Chúng ta thấy cơ thể con người như một cỗ máy kì diệu, huyền nhiệm. Cơ thể người được cấu tạo bằng 75 nghìn tỉ tế bào. Cơ thể người cũng như mọi động vật là một khối thống nhất, bao gồm rất nhiều cơ quan, hệ cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm vụ riêng. Nhưng trong sự điều hòa hoạt động của các cơ quan, có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ thần kinh và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo các hooc-môn do các tuyến nội tiết tiết ra. Nó có khả năng tự điều chỉnh, tự phục hồi. Con người do đâu mà có? Có phải do cha mẹ sinh ra không? Vậy con người đầu tiên trên trái đất này từ đâu đến? Có phải do vượn sinh ra không?

 

Vạn vật thật kì diệu, phong phú. Ai đã tạo ra những sinh vật hình dạng không giống nhau. Ai đã thiết kế những chiếc lá khác nhau, tô lên mỗi đóa hoa màu sắc không đồng dạng? Ai đã dạy cho mỗi chú chim hót một bài mà chúng yêu thích; Dạy côn trùng hàng ngàn loại âm thanh, cùng nhau hợp xướng tạo thành một nhạc khúc? Ai đã mang lại nhiều hương vị khác nhau cho trái cây và hương thơm khác nhau được trao cho hoa cỏ? Ai đã trao cho vạn vật những điều kì diệu đó?  

 

Vũ trụ kì vĩ, bao la. Trái đất của chúng ta nằm trong Hệ Mặt Trời thuộc một thiên hà có tên là Ngân hà (Milky Way). So về kích thước, Trái đất của chúng ta chỉ là một hạt bụi trong dải Ngân hà. Dải Ngân hà của chúng ta thì chỉ là một hạt bụi trong vũ trụ bao la, có hàng ti tỉ dải ngân hà và siêu ngân hà. Các thiên thể trong vũ trụ có kích thước khác nhau, tất cả chúng hoạt động liên tục, ngày đêm theo qui luật riêng của chúng nhưng chúng luôn trật tự, nhịp nhàng. Phải chăng chúng tự có? Tất nhiên nó không phải tồn tại ngẫu nhiên; Trong một vũ trụ hoạt động nhịp nhàng theo qui luật thì không có gì tự nhiên mà có. Vũ trụ cũng không phải là sản phẩm của khoa học nhân loại. Vậy vũ trụ này do đâu mà có?

 

Chắc chắn chúng được tạo ra từ trí tuệ siêu việt của Thiên Chúa ( Dieu), còn gọi là Thượng Đế hay Đấng Tạo Hóa, Hóa Công hay Ông Trời. Người Công Giáo tin là Thiên Chúa đã tạo ra mọi sự, trong đó có sự sống; Cũng nhất định Thiên Chúa cũng tạo ra môi trường để nuôi dưỡng sự sống. Tất cả những sinh vật sống trên trái đất đều cần nhiều điều kiện sống để tồn tại và phát triển. Con người đầu tiên xuất hiện trên trái đất này chắc chắn không phải do vượn sinh ra! Tất cả phải có một Đấng Tạo Thành toàn Năng. Ngài đứng ngoài không gian và thời gian, là nguyên lý của vũ trụ, vạn vật trong đó có con người. Đấng Tạo Thành tác sinh vũ trụ, vạn vật và con người chính là Thiên Chúa toàn năng.

 

Kinh thánh viết rằng: “Thiên Chúa tạo nên vũ trụ, vạn vật, tất cả mọi thứ và con người. Thiên Chúa thấy mọi sự Ngài đã làm ra rất tốt đẹp!” ( St 1, 1-31). Bản thân khoa học chưa từng sinh ra một vật có sự sống. Tất cả đều có sẵn trên thế giới này rồi. Hơn nữa đều do tổ tiên của chúng truyền lại. Dù là một con cá, con chim nhỏ cũng có cha mẹ, hay một con virus cũng phải được tạo thành từ những con virus khác. Một bụi hoa cỏ cũng đã có mặt từ rất lâu trên thế giới này. Như vậy, mọi sinh vật đều không phải do khoa học ngày nay tạo thành.

 

Có thể nói, khoa học là con dao hai lưỡi. Khoa học đem lại cho đời sống con người nhiều tiện nghi. Nhưng cũng chính khoa học đang hủy hoại môi sinh, môi trường và sự sống con người. Khí thải của các nhà máy công nghiệp từng ngày, từng giờ, tùng phút, từng giây thải khí carbonic ( CO2 ) và các chất khí độc hại khác như: CO, NOX, H2S, và SOX…lên không trung, phá hỏng tầng Ozon gây biến đổi khí hậu trên trái đất. Nhiệt độ trái đất đang tăng. Băng trên địa cực đang tan chảy, nước biển ngày càng dâng cao, bão lũ, lụt lội và nhiều hình thái khí hậu cực đoan khác cướp đi sinh mạng, nhà cửa, hoa màu, mùa màng gia súc những vùng rộng lớn. Đối với con người, khi tiếp xúc với khí thải công nghiệp trong thời gian dài dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí là ung thư phổi( hoặc ung thư bộ phận khác); cơ thể suy kiệt, rối loạn thần kinh…

 

Nước thải công ngiệp do các nhà máy công nghiệp thải thẳng ra biển, sông rạch làm ô nhiễm nguồn nước. Không chỉ các loài thủy sinh bị tiêu diệt mà con người phải hứng chịu hậu quả nặng nề này. Nhà máy Fomosa xả thải ra biển làm cá chết hàng loạt dọc duyên hải sáu ( 6) tỉnh Miền Trung năm 2016 là một ví dụ. Khoa học cũng chế tạo ra những vũ khí giết người như súng đạn, đại bác, xe tăng…; Đặc biệt là loại vũ khí giết người hàng loạt như bom nguyên tử, bom nhiệt hạch…đặt nhân loại trước hố diệt vong.

 

Nhà bác học A. Eynieu khảo sát : trong số 432 nhà bác học thuộc thế kỷ 19; 34 vị không biết rõ lập trường tôn giáo, còn 398 vị, thì 367 vị tin có Thiên Chúa, 15 vị dửng dưng với tôn giáo, 16 vị vô thần, như vậy là 92% các nhà bác học tin có Thiên Chúa. Nhà bác học Pháp Louis Pasteur nói: “ Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Đức Chúa Trời. Thật mỉa mai cho con người nếu tin chết là hết, là trở về hư vô. Nếu có một chút khoa học con người sẽ gạt bỏ Chúa, nhưng nếu có nhiều kiến thức khoa học, họ sẽ quay về với Chúa”.

 

Ai đó nghĩ rằng: “ Ai đã tạo ra Thượng Đế???” có lẽ là một người hiểu biết về khoa học cũng chưa nhiều, chưa thấy những giới hạn của trí tuệ con người. Những ai còn nói, Khoa học là vạn năng nó quyết định sự phát triển của nhân loại; thì quả ý tưởng này hạn hẹp, phiếm diện. Nếu cứ tin và theo khoa học con người sẽ bị hủy hoại ngày càng nhanh vì con đường của khoa học là tàn phá môi trường, môi sinh đi ngược lại với ý muốn của Thiên Chúa.

 

Tom Điều

 

Bài cùng chuyên mục:

Tại sao các lời nguyện hầu hết đều xin Chúa Cha? (18/09/2024 08:24:03 - Xem: 246)

Lạy Chúa Giêsu, mà lại kết thúc bằng: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô, vậy nảy giờ, vị đó đang thưa chuyện với ai?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 138 - Tình yêu thúc bách tôi (16/09/2024 14:40:51 - Xem: 128)

Xin quý Tu sĩ giải đáp cho con về việc làm sao mình có thể giữ lửa yêu mến đời tu như thủa ban đầu đến nhà dòng ạ? Bởi con đã ở nhà dòng và thấy lửa yêu mến Chúa không được mãnh liệt như hồi chớm nở ơn gọi.

5 sự thật thú vị về Mẹ Thánh Têrêsa Calcutta (05/09/2024 08:50:20 - Xem: 597)

Mẹ Têrêsa đã được trao hơn 120 giải thưởng và danh hiệu, cả khi sinh thời lẫn sau khi qua đời. Trong đó có thể kể đến giải thưởng Padma Shri năm 1962

Giúp hối nhân vượt qua lạm dụng phim ảnh khiêu dâm trong Bí tích Sám hối (04/09/2024 08:11:45 - Xem: 447)

Thánh Phaolô viết: “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội”. Sự gia tăng của nội dung khiêu dâm tạo ra nhiều vấn đề mục vụ cho các linh mục.

Yêu Giáo hội của mình và của anh em mình (03/09/2024 14:18:24 - Xem: 204)

Chúng ta đến gần nhau ôm nhau, cùng hành hương, cùng phấn đấu trên một hành trình chung. Yêu Giáo hội của mình và yêu Giáo hội của người anh em.

Ý nghĩa và nguồn gốc Kinh Sáng Danh (29/08/2024 07:58:25 - Xem: 360)

Là người Công giáo, ai cũng thuộc Kinh Sáng Danh. Có lẽ sau Kinh Lạy Cha và Kính Mừng, Kinh Sáng Danh phải được xem là quan trọng.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 136 - Nghe tiếng Chúa đích thực (25/08/2024 07:29:06 - Xem: 254)

Với niềm tin Kitô giáo - bằng con mắt đức tin, đôi tai đức tin ta có thể nghe được Thiên Chúa thầm thĩ với chính mình, nhìn thấy Ngài hiện diện trong cuộc sống của nhân loại.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 137 - Kinh Thánh có gì hay? (18/08/2024 07:51:09 - Xem: 91)

Nếu được con hy vọng các thầy chia sẻ một chút về Kinh Thánh? Vì các bài học Kinh Thánh không được các Cha giảng nhiều nên kiến thức đọng lại cũng rất ít.

Khẩu hiệu trong linh đạo mục vụ của Giáo Hoàng Phanxicô (15/08/2024 07:38:18 - Xem: 279)

Sau khi được chọn làm giáo hoàng, Jorge Mario Bergoglio đã chọn khẩu hiệu này: “miserando atque eligendo”.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: bài 135 -Hành hương là cách cầu nguyện đặc biệt (13/08/2024 06:44:03 - Xem: 218)

Con thấy vô lý khi có người thích đi hành hương, đến những nơi nổi tiếng, hơn là đi nhà thờ. Phải chăng đó cũng là hình thức giữ đạo?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7