Ađam và Evà có thật hay không?
- In trang này
- Lượt xem: 508
- Ngày đăng: 14/09/2023 08:03:09
AĐAM VÀ EVÀ CÓ THẬT HAY KHÔNG?
Khi đọc trình thuật về tạo dựng Ađam và Evà, có thể người ta sẽ thắc mắc: Ađam có thật hay không, Evà có thật hay không? Đừng ngây thơ nghĩ rằng Thiên Chúa ngồi đó, nhào đất rồi nặn ra Ađam; sau đó rút xương sườn của ông và làm ra bà Evà. Cũng đừng vội kết luận Sáng Thế chương 2 là phản khoa học, là đi ngược với thuyết tiến hóa của Darwin. Làm như thế là chúng ta đã lầm về thể văn của trình thuật tạo dựng.
Khái niệm “sự thật” - thể loại văn chương
Liên quan đến vấn nạn “Những điều được viết trong Kinh Thánh có thật hay không?” tài liệu Ủy ban Kinh Thánh Giáo Hoàng đã bàn đến khái niệm về “sự thật” trong các thể loại văn chương[1]. Chúng ta biết sự thật chứa đựng trong một cuốn tiểu thuyết thì khác xa với sự thật được trình bày trong cuốn sách giáo khoa về vật lý. Thi ca trữ tình không mô tả sự việc như một bài ký sự hay khoa học.
Hãy lấy câu chuyện ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” của Jean de La Fontaine, được chuyển thành thơ (bản dịch của Nguyễn Đình):
“Cáo kia dù trắng hay đen.
Vẫn phường khoác lác vẫn tên bịp đời.
Đói meo tưởng chết tới nơi.
Giàn cao trông thấy nho tươi ngon lành.
Nho chín mọng phơi mình đỏ chót.
Gã phong lưu nước bọt chảy dài.
Không với tới, gã chê bai:
- Nho xanh chỉ xứng miệng loài phàm phu!
Than phiền phỏng ích hơn ru?”.
Đúng là chẳng có con cáo nào trong thực tế biết suy nghĩ như vậy cả, nhưng ngụ ngôn “Con cáo và chùm nho” đã truyền tải một thông điệp rất thật: một số người khi không thể có được thứ mình mong muốn liền nói thứ đó không ra gì. Thực chất là vì mình không đủ khả năng để có nó, đành viện cớ để che đậy sự thất vọng của mình, đó là lừa dối chính mình.
Chúng ta có thể dùng kiểu nói của Cha Charpentier với khái niệm “chính xác” (exact) và “thực” (vrai)[2] để diễn tả vấn đề. “Chính xác” thì không có con cáo nào biết suy nghĩ như con cáo của Lafontaine; nhưng “thực”, bởi vì câu chuyện ngụ ngôn phản ánh đúng tâm trạng của thói đời, khi không ăn được thì đạp đổ.
Chúng ta quen với câu thơ của Hàn Mạc Tử (trong bài thơ Trăng vàng trăng ngọc), được chuyển thành lời nhạc: “Ai mua trăng tôi bán trăng cho, chẳng bán tình duyên, ước hẹn hò...”. Không ai thắc mắc: tại sao Hàn Mạc Tử lại rao bán trăng, như thể ông sở hữu riêng vầng trăng để rao bán? Bởi chúng ta biết đó là thơ, chúng ta đọc nó theo thể loại thơ và không đọc nó như thể văn nghiên cứu về thiên văn.
Cũng vậy, Kinh Thánh chứa đựng sự thật, nhưng sự thật đó được trình bày dưới những thể văn không phải là loại ký sự lịch sử hay thông tin khoa học. Vì thế đừng tìm trong Kinh Thánh những đối chiếu về lịch sử, hay khoa học; vì mục đích của tác giả Kinh Thánh là truyền tải thông điệp niềm tin.
Ađam và Evà có thật hay không?
Khi đọc trình thuật về tạo dựng Ađam và Evà, có thể người ta sẽ thắc mắc: Ađam có thật hay không, Evà có thật hay không? Đừng ngây thơ nghĩ rằng Thiên Chúa ngồi đó, nhào đất rồi nặn ra Ađam; sau đó rút xương sườn của ông và làm ra bà Evà. Cũng đừng vội kết luận Sáng Thế chương 2 là phản khoa học, là đi ngược với thuyết tiến hóa của Darwin. Làm như thế là chúng ta đã lầm về thể văn của trình thuật tạo dựng.
Nói rằng Thiên Chúa lấy bụi đất nặn ra con người rồi thổi sinh khí vào lỗ mũi là khẳng định Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo Duy Nhất, và con người là thụ tạo. Mặt khác, cách nói này còn mạc khải một sự thật về thân phận con người: vừa thấp hèn vừa cao cả. Mang thân phận cát bụi, là xác đất vật hèn, yếu đuối và mong manh, nhưng con người không chỉ là vật chất, con người còn có phần thượng, phần linh thiêng vì mang trong mình hơi thở của Thiên Chúa. Vượt trên những gì là hữu hình, có thể nắm bắt được qua thân xác, con người còn là một huyền nhiệm (không thể nắm bắt hết mà phải khám phá luôn mãi không thể biết hết bên trong tâm hồn họ).
Chúng ta có thể suy niệm thêm: mang trong mình hơi thở của Thiên Chúa (x. St 2,7), con người luôn khắc khoải hướng về Thiên Chúa. Khát vọng này được phú bẩm cho tất cả mọi người, không trừ một ai, dù là người tin hay không tin, cho dù người ta không biết để gọi đúng tên nó. Tuy nhiên, vì là bụi đất (x. St 2,7) với bao giới hạn và mê lầm, con người có nguy cơ tự lừa dối mình khi đi tìm những cứu cánh trong cõi phàm trần này. Nhưng trong sâu thẳm, nỗi khắc khoải tìm về cõi vĩnh hằng vẫn gõ cửa không ngơi trong lòng con người (ý tưởng lời của Thánh Augustinô chuyển thành nhạc: “Trái tim con còn mãi băn khoăn cho đến khi nào nghỉ yên trong Chúa, đến khi nào Chúa gọi con về...”).
Chúng ta dùng lại từ “chính xác” và “thực” để nói về trình thuật tạo dựng Ađam và Evà:
Nếu “chính xác” được hiểu theo cách của khoa học, thì chuyện nhân loại đã xuất hiện trên trái đất, theo cách mà Kinh Thánh miêu tả về Ađam, Evà, thì không phù hợp. Trình thuật tạo dựng trong Sách Sáng Thế không phải là bản thông tin khoa học về sự xuất hiện của những con người đầu tiên trên trái đất, đó là công việc của khoa học. Đừng tìm trong Kinh Thánh những điều mà Kinh Thánh không có ý nói tới. Mục đích của Kinh Thánh là truyền tải thông điệp niềm tin[3].
Nhưng nếu nói về “thực”, thì trình thuật tạo dựng Ađam và Eva lại rất thực. Trình thuật sáng tạo trả lời một cách xác quyết cho những câu hỏi căn bản của niềm tin: có Thiên Chúa hay không? Thiên Chúa là ai? Và con người là ai? Thay vì tuyên xưng bằng lời, trình thuật sáng tạo Ađam và Evà đã dùng hình ảnh bình dân, sống động, diễn tả chính xác những điều căn bản của niềm tin, rằng: có một Thiên Chúa Duy Nhất, Ngài là Đấng Sáng Tạo, và con người là thụ tạo. Con người hay những người đầu tiên được Thiên Chúa dựng nên đó, Kinh Thánh gọi tên là Ađam, Evà.
Nguồn: gphaiphong.org
Nữ tu Agnès Cảnh Tuyết, O.P
Bài cùng chuyên mục:

Vòng Hoa Mùa Vọng (07/12/2023 05:36:17 - Xem: 63)
Vòng hoa Mùa Vọng đóng vai trò như một lời nhắc nhở sống động về sự đến gần của ngày lễ. Hơn nữa, vòng hoa này thu hút sự chú ý của người trẻ, kẻ cả các em thiếu nhi.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 108 - Của cho không bằng cách cho (28/11/2023 11:28:30 - Xem: 155)
Chúa nói: “Ai xin thì hãy cho”. Vậy nếu ta biết họ xin vì lười biếng thì ta có nên cho không? Nhất là những người giả bộ ăn xin!

Linh mục triều và dòng có gì khác? (26/11/2023 13:31:55 - Xem: 511)
Bài này được viết cho giới trẻ. Lý do là nhiều bạn trẻ thường hỏi về sự khác nhau giữa linh mục triều và linh mục dòng.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 107 - Ý nghĩa của lao động (20/11/2023 08:14:48 - Xem: 197)
Chẳng có lao động nào lại không đòi hỏi chúng ta phải từ bỏ cái gì đó. Từng nhát cuốc bổ xuống trên ruộng đồng mang theo biết bao giọt mồ hôi nhễ nhãi.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 106 - Tình yêu Thiên Chúa và sự dữ trong thế giới con người (14/11/2023 14:18:02 - Xem: 241)
Nếu Thiên Chúa đã dựng nên thế giới vì tình yêu, tại sao xã hội chúng ta lại đầy bất công, áp bức và đau khổ?

Khởi đầu nhỏ với ước mơ thật lớn! (10/11/2023 05:34:45 - Xem: 230)
Bạn dám thổi cho ngọn lửa ấy bùng cháy mỗi ngày một lớn hơn. Khi đó, lòng bạn sẽ khao khát vươn đến một đích cao hơn.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 105 - Làm giàu trước mặt Thiên Chúa (04/11/2023 14:40:01 - Xem: 757)
Người nghèo dễ vào Nước Trời. Phải chăng người Công giáo không được ủng hộ làm giàu? Đó có phải là “trái đạo đức”?

Ý nghĩa và những thắc mắc về Halloween, Ngày Lễ Các Thánh & Các Đẳng Linh Hồn (01/11/2023 07:16:11 - Xem: 455)
Trong những thập kỷ gần đây ở Châu Âu, vào đêm trước Lễ Các Thánh Nam Nữ, lễ hội Halloween đã trở thành một ngày lễ “thời thượng”. Hiện tượng này là do đâu?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 104 - Đức Giêsu, người thật việc thật (28/10/2023 08:58:34 - Xem: 416)
Ở trường đại học, có lần con nghe thầy nói ông Giêsu chỉ là nhân vật bịa đặt. Con biết vì thành kiến nào đó thầy mới nói vậy phải không ạ?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 103 - Người tu sĩ đồng tính (21/10/2023 11:42:11 - Xem: 512)
Trong phạm vi nhỏ bé của bài viết này, chúng tôi không có tham vọng triển khai một nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về nó, nhưng chỉ xin trình bày một cách ngắn gọn những hướng dẫn của Toà Thánh
-
Thứ Sáu 08/12/2023 – Thứ Sáu tuần 1 mùa vọng – ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI. Lễ trọng. Lễ HỌ. Cầu cho giáo dân. – Xin Vâng.
ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI. Lễ trọng. Lễ HỌ. Cầu cho giáo dân.
-
Thánh Amrôxiô, giám mục, tiến...
-
Thứ Tư tuần 1 mùa vọng.
-
Vòng Hoa Mùa Vọng
Vòng hoa Mùa Vọng đóng vai trò như một lời nhắc nhở sống động về sự đến gần của ngày lễ. Hơn nữa, vòng hoa này thu hút sự chú ý của người...
-
Bình dân và học thuật
Thánh Tôma Aquinô: với tri thức có thể lấn át các nhà trí thức khác, nhưng cũng có thể cầu nguyện với lòng ngoan đạo của một em bé.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 2 MV năm B
Việc sám hối bao gồm sự hoán cải. Vì “Sám” là ăn năn lỗi trước, và “Hối” là chừa bỏ lỗi sau. Chỉ có “sám” mà không có “hối” thì tội vẫn...
-
Đôi nét về Mùa Vọng
Đây cũng là mùa hy vọng, chờ đợi, và hướng tới cuộc quang lâm lần thứ hai của Đức Kitô. Sau đây là đôi nét về Mùa Vọng như một cách giúp...
-
Thái độ nào cho việc đón chờ Chúa?
Vài đề nghị cần thực hiện ngay để sống mùa Vọng, nhờ đó, ta có thể lưu lại trong Chúa, Đấng hằng ngự đến trong cõi lòng ta và nơi mọi người.
-
Linh mục, người của lòng thương xót
Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết...
-
Suy Tư Tin Mừng: Xin Ngài mau trở lại
Mùa Vọng là thời gian sống tâm tình kêu cầu. Bạn kêu cầu tình thương, kêu cầu để Chúa ghe mắt.
-
Khiêm nhường và Từ bi
"Hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhượng trong lòng" (Mt 11,29b). Đức khiêm nhường là đòi hỏi của Tin mừng, hay cụ thể hơn là của...
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 1 mùa Vọng năm B
Thiên Chúa, Đấng sáng tạo là nhà điêu khắc thần linh. Ngài tạo dựng mỗi người chúng ta, rồi đem lòng yêu những người mà Ngài đã tạo ra.
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 1 MV năm B
Mùa Vọng, mùa sống với tâm tình chờ đợi Chúa đến. Thật ra, Chúa đã đến và vẫn đang đến trong mọi nỗi vui buồn, trong mọi biến cố lớn nhỏ...
-
Tình yêu và lòng hiếu thảo
Mỗi khi đi ra đường, bạn để lại điều gì? Hy vọng không phải là rác rưởi nhé!
-
Chiếc ổ khóa và chìa khóa
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...