Văn hóa - Lẽ sống

Sau lễ Đức Mẹ Lên Trời, sẽ hết dịch...

  • In trang này
  • Lượt xem: 6,596
  • Ngày đăng: 12/08/2021 14:59:12

SAU LỄ ĐỨC MẸ LÊN TRỜI, SẼ HẾT DỊCH...

 

Dịch, dịch, dịch.. và lần bùng dịch này là lần thứ tư rồi. Ba lần trước nhè nhẹ thôi, lần này, nặng quá! Ba lần trước thắng dịch dễ dàng. Lần này, khó quá. Không những khó, mà còn đau thương quá. Không chỉ Việt Nam, Sài Gòn, mà các nước láng giềng, và cả thế giới, đang phải căng mình chống dịch.
 

Vâng, đại dịch bởi con virus corona bé xíu xiu, mà cả khối óc nhân loại chưa tìm được cách ngăn chận nó, hủy diệt nó. Vaccin chưa kịp ra đời, thì nó đã biến thể. Không có vaccin nào theo kịp bước biến thể của nó. Nó thách thức văn minh nhân loại. Chưa kịp tiêu diệt nó, nó đã tiêu diệt con người chúng ta.

 

Trước hết, nó tiêu diệt nền hòa bình nhân loại, làm rạn nứt sự hiệp nhất thế giới, vì các dân nước nghi ngờ nhau, rằng, có kẻ làm ra con virus này với ý đồ thống trị nhân loại này! Thật đáng sợ cho lòng người!

 

Và Covid do con người làm ra kia, hai năm nay đã gây ra cho nhân loại bao đau thương, tang tóc và đe dọa sự tồn vong của cả nhân loại trên hành tinh này. Cả nhân loại đang đối diện với nghèo đói,  đau khổ, bệnh tật, chết chóc và tương lai nhân loại bỗng u ám, kinh hoàng… Cả những người làm ra nó cũng khóc đứng khóc ngồi cũng tang thương vong mạng, cũng đứng bên bờ của sự hủy diệt, bên bờ của thời tận mạt!

 

Hóa ra, covid không phải là sự trừng phạt của Thiên Chúa, mà là tự lòng kiêu căng của con người muốn sát hại lẫn nhau.

 

Các khoa học gia vùi đầu nghiên cứu dịch, nghiên cứu vaccin chống dịch, diệt dịch để cứu vãn cả và nhân loại này. Nước lớn, nước nhỏ, khắp năm châu mong diệt dịch! Người giàu có, kẻ nghèo hèn, ai cũng mong mơ cho hết dịch! Ai cũng ước mơ: “Thế giới sẽ chiến thắng Covid. Việt nam sẽ chiến thắng đại dịch. Sài gòn sẽ an yên. Con người sẽ trở lại những ngày vàng son, oanh liệt…”

 

Phải chăng đó chỉ là ước mơ? Và ước mơ ấy khởi đi từ sự nuối tiếc những ngày hạnh phúc ảo, bên nồi thịt thơm tho mùi hư nát của miền đời tạm bợ này? Chưa thấy có tín hiệu nào cho biết đó là một ước mơ đổi đời, đổi khái niệm sống, đổi mục đích sống, nhờ bài học quý giá mà em covid xíu xíu kia để lại?

 

Bởi qua biến cố đại dịch covid, con người có thể thấy: chưa có khi nào cuộc đời rõ nét phù vân như lúc này! Tình nghĩa vợ chồng có gắn bó keo sơn, tình gia đình có êm đềm thắm thiết, người giàu có lộng lẫy hay bần cùng khốn khổ…và có thế nào đi nữa… thì ai rồi cũng một mình đi về phía nhà hỏa táng, về phía tro bụi, không cái vẫy tay, không lời đưa tiễn..

 

Bởi qua biến cố đại dịch covid, con người có thể hiểu: Chúa muốn mời gọi con người hãy sống giữa thế gian này, mà không để lòng thuộc về thế gian này nữa, nhưng lại thuộc về Thiên Chúa trong cõi sống đời sau vinh hiển.

 

Bởi qua biến cố đại dịch covid, con người có thể lắng nghe: lời yêu rất thật của Thiên Chúa, lời mời gọi con người sám hối, Tin vào Tin Mừng và sống Theo Tin Mừng, để khi thế giới này an yên trở lại, nhân loại sẽ sống hòa bình yêu thương nhau, và cùng nhau nhắm đến mối lợi lớn lao là cuộc sống vĩnh cửu trong Nước Thiên Chúa.

 

Với các Ki-tô hữu công giáo, thiết tưởng, đã nhận ra rằng ước mơ cuộc sống an yên trở lại để được hưởng thụ cuộc đời trần gian này, là không đẹp ý Chúa!

 

Và hơn thế nữa, nếu chỉ là ước mơ, rồi ngồi chờ sung rụng, thì rõ là một ước mơ hão huyền…

 

Phải biến ước mơ thành một niềm hy vọng vững chắc. Nhưng dựa vào đâu để chúng ta có thể có niềm hy vọng vững chắc hơn là một ước mơ.

 

Hôm nay, Chúa nhật 19 thường niên B, ngày 8 tháng 8 lại là ngày lễ thánh Đa-minh. Tham dự thánh lễ trực tuyến xong, tôi dạo trước sân nhà. Vừa bước đến bên góc vườn tôi, cạnh nhà bà Tư, tôi chẳng cố ý hóng chuyện nhà người ta, nhưng bà Tư nói lớn, đành được nghe

 

“Tụi con hy sinh đi. Đau với nỗi đau của đồng bào đi.

Ở yên trong nhà không phải để lãng phí thời giờ xem phim bộ, hát karaoke, lên phây, vào mạng, hay nhậu nhoẹt vô bổ. Cũng không phải hết lo ăn sáng rồi lại lo trưa lo tối, ngồi đó mà chờ hết dịch như chờ sung rụng. Hãy dùng thời gian này mà ăn năn đền tội đi, mà siêng năng lần chuỗi Mân Côi cho nhiều đi….Sau lễ Đức Mẹ Lên Trời, sẽ hết dịch”

 

Tôi đứng lặng người một chút. Chưa có ai dám tuyên bố thời gian hết dịch! Chỉ mới nghe bà Tư quả quyết với con cháu nhà bả!

 

Bà Tư lại nói tiếp. “Hồi xưa, Đức Mẹ hiện ra với Thánh Đa-minh, và dạy thánh Đa-minh loan báo cho mọi người trong Giáo Hội rằng hãy lần chuỗi Mân Côi, sẽ chiến thắng được bè rối Albigeois đó. Và quả thực, con virus giết hại các linh hồn kia đã bị hủy diệt!”

 

Tôi ngẩn ngơ về phòng làm việc.

Con bé đi xe đạp điện lên nhà thờ đổi nước, về. Tôi hỏi: “Sao lâu vậy con?”. Bé trả lời: “Dạ con ghé viếng thánh Giuse, xin cho hết dịch”. “Ngài nói gì không con?” “Dạ có, Ngài nói: “Cha nghe rồi, con yên tâm, sẽ hết dịch. Con nói gì với Mẹ Maria đi”. Rồi con quay sang Mẹ Maria, chưa kịp nói gì… nghe Mẹ nói: “Chúa Giê-su bảo gì, thì các con hãy làm theo”.

 

Hôm ấy là Chúa nhật ngày 8 tháng 8. Tôi định viết bài này ngay với hai mẩu chuyện trong ngày lễ thánh Đa-minh. Nhưng trong lòng ngần ngại…

 

Sáng nay, 10-8, có cuộc điện thoại của Cô Út: “Anh Bốn ơi, đêm qua em mơ thấy Đức Mẹ ôm quả địa cầu, khóc. Mẹ bảo em lần chuỗi Mân Côi. Mẹ sẽ cứu thế giới. Mẹ sẽ cứu Sài gòn! Giật mình dậy, em vội đi tìm tấm ảnh năm nào… Có rồi, em để trên bàn thờ rồi…Mẹ ôm quả địa cầu! Mẹ ôm Sài gòn! Tấm ảnh còn ghi rõ “Sài gòn 30-10-2005”.

….

Đã đến lúc mà mọi người phải cúi mình và tôn phục Thiên Chúa quyền năng và giàu lòng thương xót. Con người thật bé nhỏ mong manh. Đừng nghĩ mình vĩ đại nữa. Đừng vì sĩ diện nữa. Mỗi chúng ta, cứ nghĩ đến, cứ nhìn đến các lò hỏa táng kia đi, thì sẽ hiểu ra mình có đáng là gì mà sĩ diện! Cúi mình trước mặt Chúa mà sợ mất sĩ diện, còn cúi mình trước một đàn anh gian ác thì không mất sĩ diện sao? Thật vô lý. Khác gì một đứa con hư đốn không thể cúi mình trước mặt cha nó mà nói một lời xin lỗi, nhưng có thể quỳ mọp dưới chân đại ca gian ác, để xin nửa điếu thuốc thừa, nửa tô canh cặn. Không tự thấy điều vô lý ấy sao?

 

Đã đến lúc mà mọi Ki-tô hữu phải sám hối, ăn năn, phải cải thiện đời sống theo Tin Mừng, phải tin tưởng yêu mến Mẹ Maria, phải siêng năng lần hạt Mân Côi, như lời mời gọi của Mẹ Maria hiện ra ở Fatima năm nào. Và hơn thế nữa, không chỉ cầu nguyện cho cuộc canh tân của chính mình, mà còn phải hy sinh cầu nguyện cho cả và thiên hạ, cho mọi người trong đất nước Việt Nam thân yêu này “sám hối và Tin vào Tin Mừng Chúa Giê-su”, để được cứu rỗi, để được cùng sum họp một Nước Việt Nam vinh quang trên trời.

 

Các Ki-tô hữu Công Giáo sẽ cộng tác với Thiên Chúa làm nên phép lạ vĩ đại này, bằng cách thực thi đức bác ái với tất cả mọi người đang cơn cùng khốn, đồng thời liên lỉ sám hối, canh tân, cầu nguyện với chuỗi Mân Côi, tha thiết nhỏ to với Thánh Giuse đầy thần thế, và nhất là nghe và sống Tin Mừng Chúa Giê-su dạy.

 

Các Ki-tô hữu Công Giáo sẽ không ước mơ vu vơ hay hão huyền, nhưng là đặt một niềm hy vọng vững chắc, một đức Trông Cậy vững vàng vào Thiên Chúa quyền năng và giàu lòng xót thương, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse và các thánh trên trời. Bấy giờ, cơn đại dịch sẽ chấm dứt, virus corona sẽ bị tiêu diệt.

 

Xin cảm ơn Đức Thánh Cha luôn mời gọi chúng con Lần Chuỗi Mân Côi.

Xin cảm ơn các Cha, các Hiệp Hội, các chương trình đã tổ chức cho chúng con những buổi Lần Chuỗi Mân Côi trực tuyến.

Còn vài hôm nữa đến lễ Mẹ Lên Trời rồi.

Ước gì, hết thảy mọi người sẽ Lần Chuỗi Mân Côi, chung, riêng, bất cứ lúc nào có thể.

Xin cảm ơn Bà Tư già, đã nhắc nhớ.

Sau lễ Đức Mẹ Lên Trời…sẽ hết dịch.

Và sẽ hết dịch…..để mọi người thờ phượng Chúa cho nên…

 

PM. Cao Huy Hoàng
10-8-2021

Bài cùng chuyên mục:

Tham gia là một ơn gọi? (20/04/2024 10:32:15 - Xem: 237)

Giáo hội tin rằng: sự hiệp thông hướng về truyền giáo và chính sự hiệp thông là truyền giáo[6]! Chẳng phải đây là hoa trái của ơn gọi tham gia sao?

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng (19/04/2024 00:52:04 - Xem: 255)

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các bậc cha mẹ quan tâm, giúp đỡ con cái lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa.

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh (11/04/2024 08:21:24 - Xem: 318)

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. Đức Kitô sống lại từ cõi chết là điểm mấu chốt cho toàn bộ đức tin của chúng ta.

Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội (01/04/2024 08:04:48 - Xem: 350)

Sau khi đăng nội dung nào đó trên nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ mất quyền kiểm soát và nhiều quyền của mình đối với những gì mình đã đăng.

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 551)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 490)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 642)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Ngày 8/3 trong Vườn Địa Đàng (07/03/2024 10:00:13 - Xem: 645)

Trong vườn địa đàng, người phụ nữ được A-đam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế.

Đức ái còn mãi (04/03/2024 08:34:32 - Xem: 436)

Tại sao mỗi lần đến Mùa Chay, con thường nghe Giáo hội mời gọi chúng ta bố thí, làm việc bác ái? Xin giải thích giúp con về ý nghĩa của việc này có khác với làm công quả bên Phật không?

Tiếng “ồn” (24/02/2024 05:49:27 - Xem: 441)

Giữa thế bị kìm kẹp giữa những tiếng ồn bên ngoài và những xáo động nội tâm, đâu là điểm tựa cho sự bình an? Chúng ta không có được một điểm tựa cho cuộc sống vốn dĩ vô thường của mình.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7