Phụ lục

LỊCH PHỤNG VỤ GP. 2024

  • In trang này
  • Lượt xem: 16,131
  • Ngày đăng: 21/11/2024 10:45:46

­­­­­LỊCH PHỤNG VỤ

THÁNG 04/2024

 
 

23

15

Tr

Thứ Ba

Cv 11,19-26 / Ga 10,22-30

Thánh Giorgiô, Tử đạo (Đ) và Thánh Ađalbertô, Giám mục, Tử đạo (Đ)

24

16

Tr

Thứ Tư

Cv 12,2413,5a / Ga 12,44-50

Thánh Fiđêlê Sigmaringen, Tử đạo (Đ)

25

17

Đ

Thứ Năm

Thánh Máccô, Tác Giả Sách Tin Mừng

Lễ kính

1Pr 5,5b-14 / Mc 16,15-20

Thánh Vịnh Riêng

26

18

Tr

Thứ Sáu

Cv 13,26-33 / Ga 14,1-6

27

19

Tr

Thứ Bảy

Cv 13,44-52 / Ga 14,7-14

 
  

28

20

Tr

CHÚA NHẬT V PHỤC SINH

Cv 9,26-31 / 1Ga 3,18-24 / Ga 15:1-8

Thánh Phêrô Chanel, Linh mục, Tử đạo (Đ)

Thánh Luy Maria Grignion Monfort, Linh mục (Tr)

Thánh Vịnh Tuần I

Phiên Chầu lượt: Bắc Xuyên (E1), Mỹ Luông

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Vì sao Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa?

T. Vì Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu, mà Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nên Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. (GLHT, 83)

CHIA SẺ

- “Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này”. (Lc 1, 43)

- Trong các sách Tin Mừng, Đức Maria được gọi là “Thân mẫu Chúa Giêsu” (Ga 2,1; 19,25). Cả trước khi Con Mẹ chào đời, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Mẹ đã được Bà Isave gọi “Thân mẫu Chúa tôi” (Lc 1,43). Quả thật, Đấng mà Mẹ đã cưu mang làm người bởi phép Chúa Thánh Thần, thì thực sự là Con Mẹ, và cũng là Con vĩnh cửu của Chúa Cha, là Ngôi Hai trong Ba Ngôi chí thánh.

- Vào năm 431, Thành Êphêsô vang dội những tiếng hoan hô: “Vạn tuế Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa”. Đó chính là lúc Công đồng chung Êphêsô do thánh Cyrillô chủ tọa, đại diện Đức Giáo Hoàng Célestinô I bác bỏ lạc thuyết sai lầm của Nestoriô chủ trương Đức Maria không phải là Mẹ Thiên Chúa.

- Mười lăm thế kỷ sau, tức vào năm 1931, để kỷ niệm ngày tuyên bố tín điều đó, Đức Giáo Hoàng Piô XI lập lễ kính Đức Maria Mẹ Thiên Chúa, ấn định vào ngày 01 tháng 01 hằng năm.

 

29

21

Tr

Thứ Hai

Thánh Catarina Siêna, Trinh nữ

Tiến sĩ Hội Thánh - Lễ nhớ

Cv 14,5-17 / Ga 14,21-26

30

22

Tr

Thứ Ba

Cv 14,18-27 / Ga 14,27-31a

Thánh Piô V, Giáo hoàng (Tr)

 

 

THÁNG 05/2024

THÁNG KÍNH ĐỨC MẸ

 

Các tín hữu hãy nhớ rằng lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Đức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến Mẹ chúng ta và noi gương các nhân đức của Mẹ. (GH 67)

Ý CẦU NGUYỆN

CẦU CHO VIỆC ĐÀO TẠO

CÁC TU SĨ NAM NỮ VÀ CHỦNG SINH

 

Chúng ta hãy cầu nguyện để các tu sĩ nam nữ và chủng sinh lớn lên trong hành trình ơn gọi của mình qua việc đào tạo nhân bản, mục vụ, thiêng liêng và cộng đoàn. Nhờ đó, họ trở thành những chứng nhân đáng tin cậy của Tin Mừng.

 

01/05

23/03

Tr

Thứ Tư

Thánh Giuse Thợ

Cv 15,1-6 / Ga 15,1-8

(hoặc lễ về Thánh Giuse: St 1,26-2,3 [Cl 3,14-15.17.23-24] / Mt 13,54-58)

Ngày Quốc Tế Lao Động

02

24

Tr

Thứ Năm đầu tháng

Thánh Athanasiô, Giám mục

Tiến sĩ Hội Thánh - Lễ nhớ

Cv 15,7-21 / Ga 15,9-11

03

25

Đ

Thứ Sáu đầu tháng

Thánh Philipphê

và Thánh Giacôbê, Tông đồ - Lễ kính

1Cr 15,1-8 / Ga 14,6-14

04

26

Tr

Thứ Bảy đầu tháng

Cv 16,1-10 / Ga 15,18-21

05

27

Tr

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH

Cv 10,25-26.34-35.44-48 / 1 Ga 4,7-10

Ga 15,9-17

Thánh Vịnh Tuần II

Phiên Chầu lượt: Gh.Bình An, Gh.Ba Khu (C2)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Đức Maria “Vô nhiễm nguyên tội” nghĩa là gì?

T. Nghĩa là Đức Maria được Thiên Chúa gìn giữ khỏi mắc tội tổ tông ngay từ lúc được thụ thai. (GLHT, 84)

CHIA SẺ

- Từ muôn đời, Thiên Chúa đã chọn một người con gái Israel, một thiếu nữ Do Thái ở Nazareth miền Galilêa, “một trinh nữ đã đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi Đavit, tên là Maria”, để làm Mẹ Con mình. (Lc 1,26-27)

- Để làm Mẹ Đấng Cứu độ, Đức Maria “đã được Chúa ban cho các hồng ân xứng với nhiệm vụ cao cả ấy”. Lúc truyền tin, thiên thần Gabriel đã chào Mẹ là “Người đầy ơn phúc”.

- Qua các thế kỷ, Hội Thánh luôn ý thức rằng Đức Maria, vì được Thiên Chúa ban cho “đầy ơn phúc”, nên được cứu chuộc ngay từ lúc tượng thai. Tín điều Vô Nhiễm Nguyên Tội do Đức Giáo Hoàng Piô IX công bố năm 1854 đã tuyên xưng như vậy.

- Mẹ đã được cứu chuộc cách hết sức kỳ diệu nhờ xét đến công nghiệp Con Mẹ (LG 53). Chúa Cha đã “thi ân giáng phúc” cho Mẹ hơn bất cứ thụ tạo nào khác, cho Mẹ “hưởng muôn vàn ơn phúc của Thánh Thần, từ cõi trời trong Đức Kitô” (Ep 1,3). Ngài “đã chọn” Mẹ “trong Đức Kitô, trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Ngài”, Mẹ “trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Ngài”. (x. Ep 1,4)

 

06

28

Tr

Thứ Hai

Cv 16,11-15 / Ga 15,26-16,4

07

29

Tr

Thứ Ba

Cv 16,22-34 / Ga 16,5b-11

08

01/04

Tr

Thứ Tư

Cv 17,15.22-18,1 / Ga 16,12-15

09

02

Tr

Thứ Năm

Cv 18,1-8 / Ga 16,16-20

Lễ Chúa Thăng Thiên - Lễ trọng

Cv 1,1-11 / Ep 1,17-23 / Mc 16,15-20

Thánh Vịnh Riêng

Nơi nào cử hành lễ Thăng Thiên vào Chúa Nhật (12-5) thì hôm nay cử hành lễ Thứ năm tuần VI Phục Sinh.

 

 

10

03

Tr

Thứ Sáu

Cv 18,9-18 / Ga 16,20-23a

Thánh Gioan Avila, Linh mục

Tiến sĩ Hội Thánh (Tr)

11

04

Tr

Thứ Bảy

Cv 18,23-28 / Ga 16,23b-28

12

05

Tr

CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH

Cv 1,15-17.20a.20c-26 / 1Ga 4,11-16

Ga 17,11b-19

Thánh Nêrêô, Thánh Akilêô

và Thánh Pancratiô, Tử đạo (Đ)

Thánh Vịnh Tuần II

Lễ Chúa Thăng Thiên (Tr)

Lễ trọng - Lễ cầu cho giáo dân

Cv 1,1-11 / Ep 1,17-23 / Mc 16,15-20

Thánh Vịnh Riêng

Ngày Quốc tế Truyền thông xã hội

Phiên Chầu lượt: Cồn Phước, Châu Đốc

 

­­­­GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Đức Maria đã cộng tác vào công trình cứu độ của Thiên Chúa thế nào?

T. Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, Đức Maria đã cộng tác vào công trình cứu độ bằng sự vâng phục của đức tin và sự tự hiến hoàn toàn cho công trình cứu độ của Thiên Chúa. (GLHT, 85)

CHIA SẺ

- Khi được loan báo mình sẽ sinh “Con Đấng Tối Cao”, bởi quyền năng Chúa Thánh Thần, dù không sống đời sống vợ chồng, Đức Maria tin chắc rằng: “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” và với sự vâng phục trong đức tin, Mẹ đã đáp lại: “Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời sứ thần truyền” (Lc 1,37-38). Lời xin vâng ấy đã chi phối mọi lời xin vâng còn lại trong suốt cuộc đời của Mẹ. Một lần xin vâng là chấp nhận tất cả. Như vậy, khi nói lên sự ưng thuận của mình đối với Thiên Chúa, Đức Maria trở thành Mẹ Chúa Giêsu, và với trọn tâm hồn, Mẹ chấp nhận ý định cứu độ của Thiên Chúa mà không gì có thể ngăn cản Mẹ. Mẹ tự hiến hoàn toàn cho công trình của con Mẹ.  Nhờ ân sủng của Thiên Chúa, Mẹ phục vụ mầu nhiệm Cứu Độ.

- Thánh Irênê đã nói: “Nhờ vâng phục, Mẹ Maria đã trở nên nguyên nhân ơn cứu độ chính mình và cho toàn thể nhân loại” .Các Thánh Giáo phụ xưa cũng đã giảng dạy rằng: “Nút giây do sự bất tuân của bà Evà thắt lại, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria; điều mà Evà đã buộc lại do sự cứng lòng tin, thì Đức Trinh Nữ Maria đã tháo ra nhờ đức tin”; và so sánh với bà Evà, các ngài gọi Đức Maria là “Mẹ chúng sinh”.

 

13

06

Tr

Thứ Hai

Cv 19,1-8 / Ga 16,29-33

Đức Mẹ Fatima (Tr)

14

07

Đ

Thứ Ba

Lễ Thánh Matthia Tông Đồ - Lễ Kính

Cv 1,15-17.20-26 / Ga 15, 9-17

15

08

Tr

Thứ Tư

Cv 20,28-38 / Ga 17,11b-19

16

09

Tr

Thứ Năm

Cv 22,30;23,6-11 / Ga 17,20-26

17

10

Tr

Thứ Sáu

Cv 25,13-21 / Ga 21,15-19

18

11

Tr

Thứ Bảy

Cv 28,16-20.30-31 / Ga 21,20-25

Thánh Gioan I, Giáo hoàng, Tử đạo (Đ))

Chiều: Lễ Vọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Đ)

Xh 19,3-8a.16-20b (hoặc St 11,1-9)

Rm 8,22-27 / Ga 7,37-39

19

12

Đ

CHÚA NHẬT

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

Lễ trọng - Lễ cầu cho giáo dân

Cv 2,1-11 / 1Cr 12,3b-7.12-13 / Ga 20,19-23

Đọc hay hát ca tiếp liên trong ngày lễ.

Thánh Vịnh Riêng

Phiên Chầu lượt: Kiên Lương, Núi Sam, Bình Tây, Trung Thành (K8), Thánh Linh (D1), Gh.Thiên Ân

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. “Đức Maria trọn đời đồng trinh” nghĩa là gì?

T. Nghĩa là Đức Maria đồng trinh khi thụ thai, trong khi sinh và sau khi sinh Đức Giêsu. (GLHT, 86)

CHIA SẺ

- Theo thánh Augustino, Đức Maria trọn đời đồng trinh có nghĩa là Mẹ “vẫn đồng trinh khi thụ thai Con mình, đồng trinh khi sinh con, đồng trinh khi bồng ẵm Người, đồng trinh khi cho Ngài bú mớm, là người mẹ đồng trinh, vĩnh viễn đồng trinh”.

- Sự đồng trinh của Đức Mẹ cho thấy Mầu nhiệm Nhập thể hoàn toàn do Thiên Chúa khởi xướng. Quả thế, việc thông phần vào sự sống Thiên Chúa “không phải do khí huyết, cũng chẳng phải do ý muốn của xác thịt, hay ý muốn của nam nhân, nhưng do bởi chính Thiên Chúa” (Ga 1,13). Sự sống này được đón nhận cách trinh khiết, bởi nó hoàn toàn do Thánh Thần ban tặng cho nhân loại. Sự đồng trinh của Mẹ là dấu chỉ đức tin của Mẹ, một đức tin không pha trộn chút nghi ngờ nào (LG 63) và là dấu chỉ sự tận hiến trọn vẹn của Mẹ để chu toàn thánh ý Thiên Chúa. (1 Cr 7,34-35)

- Khi đào sâu đức tin về việc Đức Mẹ đồng trinh, Hội Thánh tuyên xưng Đức Maria thật sự trọn đời đồng trinh (DS 427), và việc hạ sinh Đức Kitô “không làm suy giảm, nhưng thánh hiến sự trinh khiết vẹn toàn của Mẹ” (LG 57). Vì thế, Phụng vụ của Hội Thánh luôn tôn vinh Mẹ là Đấng “trọn đời đồng trinh”.

 

MÙA THƯỜNG NIÊN

(Sau Chúa nhật CTT Hiện Xuống)

 

20

13

Tr

Thứ Hai tuần VII Thường Niên

Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh - Lễ nhớ

Gc 3,13-18 / Mc 9,13-28 (hoặc Mc 9,14-29)

(hoặc lễ về Đức Maria: St 3,9-15.20 [hoặc Cv 1,12-14] / Ga19,25-34)

Thánh Bernađinô Siêna, Linh mục (Tr)

Thánh Vịnh Tuần III

21

14

X

Thứ Ba

Gc 4,1-10 / Mc 9,30-37

Thánh Christôphôrô Magallanes, Linh mục

và các bạn, Tử đạo (Đ)

22

15

X

Thứ Tư

Gc 4,13-17 / Mc 9,38-40

Thánh Rita Cascia, Nữ tu (Tr)

23

16

X

Thứ Năm

Gc 5,1-6 / Mc 9,41-50

24

17

X

Thứ Sáu

Gc 5,9-12 / Mc 10,1-12

25

18

X

Thứ Bảy

Gc 5,13-20 / Mc 10,13-16

Thánh Bêđa khả kính, Linh mục, Tiến sĩ Hội Thánh (Tr) - Thánh Grêgôriô VII, Giáo hoàng (Tr) - Thánh Maria Magdalêna Pazzi, Trinh nữ (Tr)

 

 

26

19

Tr

CHÚA NHẬT

Lễ Chúa Ba Ngôi - Lễ trọng

Ðnl 4,32-34.39-40 / Rm 8,14-17

Mt 28,16-20

Không cử hành lễ thánh Philipphê Nêri, Linh mục

Thánh Vịnh Riêng

Phiên Chầu lượt: Phú An, Tân Phước (4A), Núi Tượng

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Vì sao Đức Maria là Mẹ chúng ta?

T. Vì Đức Maria là Mẹ Chúa Giêsu, Đấng cứu độ mọi người, nên Mẹ cũng là Mẹ chúng ta. (GLHT, 87)

CHIA SẺ

- “Thưa bà đây là con của Bà”. (Ga 19, 26)

- Chúa Giêsu là người con duy nhất của Đức Maria, nhưng tình mẫu tử thiêng liêng của Mẹ trải rộng đến mọi người đã được Chúa Giêsu cứu độ. Người con mà Mẹ sinh ra, Thiên Chúa đã đặt làm “trưởng tử giữa một đàn em đông đúc” (Rm 8,29), tức là các kitô hữu mà Mẹ đã cộng tác vào việc sinh hạ và dạy dỗ họ bằng tình thương của một người mẹ. (LG 63)

- Trong kế hoạch cứu độ, Thiên Chúa đã muốn Con của Ngài sinh ra bởi một trinh nữ, và Đức Maria đã chấp nhận góp phần vào sứ vụ này vì tất cả mọi người.

- Đức Trinh Nữ Maria đã cộng tác vào “việc cứu độ nhân loại bằng đức tin và lòng tuân phục tự do” (LG 56). Mẹ đã nói lên lời ưng thuận của mình “thay cho toàn thể nhân loại” (thánh Tôma Aquinô). Nhờ sự vâng phục của mình, Mẹ đã trở thành bà Evà mới, là Mẹ của chúng sinh.

Vậy chúng ta hãy sống tình con thảo với Mẹ Maria.

 

27

20

X

Thứ Hai tuần VIII Thường Niên

1Pr 1,3-9 / Mc 10,17-27

Thánh Augustinô Cantuariô, Giám mục (Tr)

Thánh Vịnh Tuần IV

28

21

X

Thứ Ba

1Pr 1,10-16 / Mc 10,28-31

29

22

X

Thứ Tư

1Pr 1,18-25 / Mc 10,32-45

30

23

X

Thứ Năm

1Pr 2,2-5,9-12 / Mc 10,46-52

31

24

Tr

Thứ Sáu

Đức Maria Thăm Viếng Bà Isave - Lễ kính

Xp 3,14-18a (hoặc Rm 12,9-16) / Lc 1,39-56

Thánh Vịnh Riêng

 

     THÁNG 06/2024

THÁNG KÍNH TRÁI TIM CHÚA GIÊSU

­­­­

Kính nhớ Thánh Tâm là kính nhớ Tình Thương của Thiên Chúa. Tình Thương Cứu Độ của Thiên Chúa được tỏ bày ra nơi con người Đức Giêsu và nhất là trong các chết trên thập giá vì tội lỗi loài người. Thánh Tâm đã bị đâm thâu là hình ảnh rõ rệt nhất, là tiếng nói mạnh nhất về Tình Thương của Thiên Chúa đối với chúng ta và là một bằng chứng không thể chối cãi được của Tình Thương lạ lùng ấy.

 

Ý CẦU NGUYỆN

CẦU CHO NHỮNG NGƯỜI

PHẢI RỜI BỎ ĐẤT NƯỚC CỦA MÌNH

 

Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người di dân phải trốn chạy vì chiến tranh hoặc đói nghèo. Họ buộc phải thực hiện những cuộc hành trình đầy mạo hiểm và bạo lực, để mong tìm được sự đón tiếp và những cơ hội mới cho cuộc sống tại những quốc gia tiếp nhận họ.

 

01/06

25/04

Đ

Thứ Bảy đầu tháng

Thánh Justinô, Tử đạo - Lễ nhớ

Gđ 17,20b-25 / Mc 11,27-33

02

26

Tr

CHÚA NHẬT

Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô

Lễ trọng - Lễ cầu cho giáo dân

Xh 24,3-8 / Dt 9,11-15 / Mc 14,12-16.22-26

Thánh Vịnh Riêng

Phiên Chầu lượt: Tân Thuận (O1), An Châu, Đất Hứa, Hoà Giang, Châu Long (F1), Thánh Tâm (3A)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Vì sao trọn cuộc đời Chúa Giêsu là một mầu nhiệm?

T. Vì tất cả những gì Chúa Giêsu đã nói, đã làm, đã chịu đều có mục đích này: Một là mạc khải về Chúa Cha cũng như về mầu nhiệm Con Thiên Chúa của Ngài; Hai là cứu độ loài người; Ba là tái lập loài người trong ơn gọi làm con Thiên Chúa.  (x. Ep 1,10). (GLHT, 88)

CHIA SẺ

- Cả cuộc đời Chúa Giêsu là một mầu nhiệm, vì có nhiều điều liên quan đến Chúa Giêsu nhưng lại không được các sách Tin Mừng nói đến. Chẳng hạn như cuộc sống của Chúa tại Nazareth, và một phần lớn cuộc đời công khai của Ngài cũng không được kể lại. Vậy  những gì mà các sách Tin Mừng kể lại là “để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sự sống nhờ Danh Ngài”. (Ga 20,31)

- Có những nét chung trong các mầu nhiệm của Chúa Giêsu:

+ Cả cuộc đời của Chúa Giêsu là một mạc khải về Chúa Cha: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14,9), và Chúa Cha cũng đã xác nhận: “Đây là Con Ta yêu dấu, Người đã được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người”. (Lc 9, 35)

+ Cả cuộc đời của Chúa Giêsu là một mầu nhiệm Cứu chuộc. Ơn cứu chuộc đến với chúng ta trước hết nhờ máu người đổ ra trên thập giá, và trong suốt cả cuộc đời Chúa Giêsu.

+ Cả cuộc đời của Chúa Giêsu  là một mầu nhiệm quy tụ tất cả những gì Chúa Giêsu đã làm, đã nói và đã chịu đau khổ, nhằm phục hồi con người sa ngã về lại ơn gọi đầu tiên của họ. Ngài đã trải qua mọi tuổi đời để cho mọi người lại được hiệp thông với Thiên Chúa. (Thánh Irênê)

 

03

27

Đ

Thứ Hai tuần IX Thường Niên

Thánh Carôlô Lwanga và Các Bạn Tử đạo

Lễ nhớ

2Pr 1,1-7 / Mc 12,1-12

Thánh Vịnh Tuần I

04

28

X

Thứ Ba

2Pr 3,12-15a.17-18 / Mc 12,13-17

05

29

Đ

Thứ Tư

Thánh Bonifaciô, Giám mục, Tử đạo

Lễ nhớ

2Tm 1,1-3.6-12 / Mc 12,18-27

06

01/05

X

Thứ Năm đầu tháng

2Tm 2,8-15 / Mc 12,28b-34

07

02

X

Thứ Sáu đầu tháng

2Tm 3,10-17 / Mc 12,35-37

Thánh Norbertô, Giám mục (Tr)

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu - Lễ trọng (Tr)

Ngày thế giới cầu xin ơn thánh hóa các linh mục.

Được phép dời vào Chúa Nhật kế tiếp.

Hs 11,1b.3-4.8c-9 / Ep 3,8-12.14-19

Ga 19,31-37

Thánh Vịnh Riêng

08

03

Tr

Thứ Bảy

Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ - Lễ nhớ

2Cr 5,14-21 / Mt 5,33-37

09

04

X

CHÚA NHẬT X THƯỜNG NIÊN

St 3,9-15 / 2Cr 4,13-5,1 / Mc 3,20-35

Thánh Ephrem, Phó Tế, Tiến sĩ Hội Thánh (Tr)

Thánh Vịnh Tuần II

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu - Lễ trọng (Tr)

Hs 11,1b.3-4.8c-9 / Ep 3,8-12.14-19

Ga 19,31-37

Quyên góp quỹ để chia sẻ với quý Cha đang đau yếu trong giáo phận

Phiên Chầu lượt: Kim Hoà (G1), Hiếu Thuận (H1), Gh. Antôn (C2)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Các mầu nhiệm của Chúa Giêsu đã được chuẩn bị thế nào?

T. Các mầu nhiệm của Chúa Giêsu đã được chuẩn bị từ nhiều thế kỷ, qua sự chờ mong của dân ngoại, qua Giao ước cũ, cho đến thời ông Gioan Tẩy Giả. (GLHT, 89)

 CHIA SẺ

- Việc Con Thiên Chúa xuống thế làm người là một biến cố lớn lao đến nỗi Thiên Chúa đã bỏ ra hàng bao thế kỷ để chuẩn bị. Mọi việc tế tự và hiến lễ, hình tượng và biểu trưng trong “Giao ước cũ” (Dt 9,15) đều được Thiên Chúa cho qui hướng về Đức Kitô. Ngài lần lượt sai các ngôn sứ kế tiếp nhau đến loan báo biến cố ấy ở Israel. Ngoài ra, Ngài còn khơi dậy nơi tâm hồn lương dân niềm mong đợi chưa rõ nét về việc Con Thiên Chúa ngự đến.

- Thánh Gioan Tẩy Giả là vì Tiền Hô trực tiếp của Chúa, đã được sai đến để dọn đường. Thánh nhân được gọi là “ngôn sứ của Đấng Tối Cao” (Lc 1,76), trổi vượt trên tất cả mọi tiên tri, và là vị tiên tri cuối cùng. Thánh nhân là khởi đầu Tin Mừng, ngay từ trong lòng mẹ đã đón chào Đức Kitô đến, và được thấy niềm vui trong việc làm “bạn của chú rể” (Ga 3,29), Đấng mà thánh nhân chỉ cho người ta biết là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian”. (Ga 1,29)

- Mỗi năm khi cử hành phụng vụ Mùa Vọng, Hội Thánh hiện tại hóa niềm hy vọng mong đợi Đấng Cứu Thế bằng cách chuẩn bị cho các tín hữu đổi mới lòng sốt sắng đón chờ Chúa ngự đến lần thứ hai. Và khi mừng sinh nhật và cuộc tử đạo của thánh Gioan Tiền Hô, Hội Thánh hiệp nhất với ước nguyện của thánh nhân: “Đức Kitô phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi”. (Ga 3,30)

 

10

05

X

Thứ Hai

1V 17,1-6 / Mt 5,1-12

11

06

Đ

Thứ Ba

Thánh Barnaba, Tông đồ - Lễ Kính

 Cv 11,21b-26;13,1-3 / Mt 10,7-13

Thánh Vịnh Riêng

12

07

X

Thứ Tư

1V 18,20-39 / Mt 5,17-19

13

08

Tr

Thứ Năm

Thánh Antôn Pađôva, Linh mục

Tiến sĩ Hội Thánh - Lễ nhớ

1V 18,41-46 / Mt 5,20-26

 

14

09

X

Thứ Sáu

1V 19,9a.11-16 / Mt 5,27-32

15

10

X

Thứ Bảy

1V 19,19-21 / Mt 5,33-37

16

11

X

CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN

Ed 17,22-24 / 2Cr 5,6-10 / Mc 4,26-34

Thánh Vịnh Tuần III

Phiên Chầu lượt: Antôn (1A), Rạch Sâu, Hòn Đất, Giuse (2B), Kinh Tây

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Cuộc sống trần thế của Chúa Giêsu đã diễn ra thế nào?

T. Chúa Giêsu đã sinh ra tại Belem, sống ẩn dật tại Na-da-rét nước Do Thái. Khoảng ba mươi tuổi, Ngài đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa. Sau cùng Ngài chiụ chết trên thập giá thời Phongxiô Philatô, rồi sống lại và lên trời. (GLHTCG 525.541.668); (GLHT, 90)

CHIA SẺ

- Chúa Giêsu sinh ra tại Belem, nước Do Thái. Ngài sống ẩn dật ở Nazareth suốt ba mươi năm trong một gia đình lao động nghèo.

- Khoảng ba mươi tuổi, sau khi ông Gioan bị bắt, Chúa Giêsu đến miền Galilêa rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa, đồng thời thiết lập Nước Thiên Chúa trên trần gian bằng cách quy tụ mọi người vào Hội Thánh mà Người thiết lập.

- Sau cùng, Người chịu chết trên thập giá thời Phongxiô Philatô, rồi sống lại và lên trời.

Bởi vậy, Đức Kitô là Chúa của tất cả vũ trụ và của lịch sử. Nơi Ngài, lịch sử của con người, kể cả toàn bộ công trình tạo dựng, tìm gặp được “nơi quy tụ” của mình, tột đỉnh siêu việt của mình. (GLHTCG 525.541.668)

 

17

12

X

Thứ Hai

1V 21,1-16 / Mt 5,38-42

18

13

X

Thứ Ba

1V 21,17-29 / Mt 5,43-48

19

14

X

Thứ Tư

2V 2,1.6-14 / Mt 6,1-6.16-18

Thánh Rômualđô, Viện phụ (Tr)

20

15

X

Thứ Năm

Hc 48,1-14 / Mt 6,7-15

 

 

21

17

Tr

Thứ Sáu

Thánh Luy Gonzaga, Tu sĩ - Lễ nhớ

2V 11,1-4.9-18.20 / Mt 6,19-23

22

17

X

Thứ Bảy

2Sb 24,17-25 / Mt 6,24-34

Thánh Paulinô, Giám mục Nôla (Tr) - Thánh Gioan Fischer, Giám mục, Tử đạo và thánh Tôma More, Tử đạo (Đ)

23

18

X

CHÚA NHẬT XII THƯỜNG NIÊN

G 38,1,8-11 / 2Cr 5,14-17 / Mc 4,35-40

Thánh Vịnh Tuần IV

Phiên Chầu lượt: Ông Chưởng, Đền Thánh Giuse An Bình (KF)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Tin Mừng về mầu nhiệm Giáng Sinh của Chúa Giêsu dạy chúng ta điều gì?

T. Tin Mừng về mầu nhiệm Giáng sinh của Chúa Giêsu dạy chúng ta biết Thiên Chúa đã tỏ lộ vinh quang của Ngài trong thân phận yếu đuối của một hài nhi. (GLHT, 91)

CHIA SẺ

- Việc cắt bì cho Chúa Giêsu là dấu chỉ Ngài thuộc về dòng dõi của tổ phụ Abraham, vào dân của giao ước, là dấu chỉ sự suy phục Lề luật của Ngài. Dấu chỉ này, báo trước “phép cắt bì của Đức Kitô”, tức là Bí tích Rửa Tội.

- Hiển Linh là sự tỏ mình ra của Chúa Giêsu như Đấng Messia của Israel, là Con Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ trần gian.

- Việc dâng Chúa Giêsu vào Đền Thờ cho thấy Ngài có tư cách là “con đầu lòng” thuộc về Thiên Chúa. Người ta còn nhận ra nơi ông Simon và bà Anna sự chờ đợi của dân Israel, nay đến gặp gỡ Đấng Cứu Độ của mình.

- Cuộc trốn chạy sang Ai Cập và sự kiện tàn sát trẻ vô tội cho thấy sự chống đối của bóng tối đối với ánh sáng: “Ngài đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận”. (Ga 1,11)

- Cả cuộc đời của Chúa Giêsu được ghi dấu bằng sự bách hại. Những ai thuộc về Ngài, đều phải chịu sự bách hại với Ngài. Việc Ngài rời bỏ Ai Cập để trở về, nhắc lại cuộc Xuất Hành và giới thiệu Chúa Giêsu là Đấng giải phóng đích thực và tối hậu.

 

24

19

Tr

Thứ Hai

Sinh Nhật Thánh Gioan Tẩy Giả - Lễ trọng

Is 49,1-6 / Cv 13,22-26 / Lc 1,57-66.80

Thánh Vịnh Riêng

25

20

X

Thứ Ba

2V 19,9b-11.14-21.31-35a.36 / Mt 7,6,12-14

26

21

X

Thứ Tư

2V 22,8-13;23,1-3 / Mt 7,15-20

27

22

X

Thứ Năm

2V 24,8-17 / Mt 7,21-29

Thánh Cyrillô Alexandria, Giám mục

Tiến sĩ Hội Thánh (Tr)

28

23

Đ

Thứ Sáu

Thánh Irênê, Giám mục, Tử đạo - Lễ nhớ

2V 25,1-12 / Mt 8.1-4

Chiều: Lễ Vọng Thánh Phêrô

và Thánh Phaolô, Tông đồ (Đ)

Cv 3,1-10 / Gl 1,11-20 / Ga 21,15-19

29

24

Đ

Thứ Bảy

Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, Tông đồ

Lễ trọng - Lễ cầu cho giáo dân

Cv 12,1-11 / 2Tm 4,6-8.17-18 / Mt 16,13-19

Thánh Vịnh Riêng

 
  

30

25

X

CHÚA NHẬT XIII THƯỜNG NIÊN

Kn 1,13-15.2,23-25 / 2Cr 8,7.9.13-15

Mc 5,21-43 (hoặc Mc 5,21-24.35-43)

Các Thánh Tử Đạo Tiên Khởi Thành Rôma (Đ)

Thánh Vịnh Tuần I

Phiên Chầu lượt: Ngọc Thạch, Hiếu Sơn (H2)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Đời sống ẩn dật của Chúa Giêsu dạy chúng ta điều gì?

T. Đời sống ẩn dật của Chúa Giêsu dạy chúng ta hai điều này: Một là sống thánh thiện trong đời sống thường ngày qua cầu nguyện, lao động và yêu thương; Hai là sống hiếu thảo với cha mẹ. (GLHT, 92)

CHIA SẺ

Đời sống ẩn dật của Chúa Giêsu dạy chúng ta rất nhiều điều:

- Trước hết là sự thinh lặng. Thinh lặng là bầu khí tuyệt vời và tối cần cho tâm hồn.

- Kế đến là về lao động. Chính tại Nazareth, ngôi nhà của “Con bác thợ mộc”, đã đề cao bổn phận lao động của con người, tuy nhọc nhằn nhưng đem lại ơn cứu chuộc.

- Sau cùng là về đời sống gia đình. Nazareth dạy chúng ta biết gia đình là gì, sự hiệp thông của tình yêu gia đình là gì, vẻ đẹp quan trọng và bừng sáng của gia đình là gì.

- Khi tuân phục Đức Maria và Thánh Cả Giuse cũng như khiêm nhu sống đời lao động khó nghèo ở Nazareth, Chúa Giêsu đã nêu gương thánh thiện cho chúng ta trong cuộc sống gia đình và lao động hằng ngày...; là bài học dạy chúng ta biết vâng phục và sống hiếu thảo đối với cha mẹ.

Vậy chúng ta hãy vâng phục và sống hiếu thảo đối với cha mẹ.

 

THÁNG 07/2024

Ý CẦU NGUYỆN

CẦU CHO VIỆC MỤC VỤ CÁC BỆNH NHÂN

 

Chúng ta hãy cầu nguyện để bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân ban cho những người lãnh nhận cũng như những người thân của họ sức mạnh của Thiên Chúa và ngày càng trở nên dấu chỉ hữu hình của lòng thương xót và niềm hy vọng.

 

01/07

26/05

X

Thứ Hai

Am 2,6-10.13-16 / Mt 8,18-22

02

27

X

Thứ Ba

Am 3,1-8;4,11-12 / Mt 8,23-27

03

28

Đ

Thứ Tư

Thánh Tôma, Tông đồ - Lễ kính

Ep 2,19-22 / Ga 20,24-29

Thánh Vịnh Riêng

04

29

X

Thứ Năm đầu tháng

Am 7,10-17 / Mt 9,1-8

Thánh Elizabeth nước Bồ Đào Nha (Tr)

05

30

X

Thứ Sáu đầu tháng

Am 8,4-6.9-12 / Mt 9,9-13

Thánh Antôn Maria Zacaria, Linh mục (Tr)

06

01/06

X

Thứ Bảy đầu tháng

Am 9,11-15 / Mt 9,14-17

Thánh Maria Gôretti, Trinh nữ, Tử đạo (Đ)

07

02

X

CHÚA NHẬT XIV THƯỜNG NIÊN

Ed 2,2-5 / 2Cr 12,7-10 / Mc 6,1-6

Thánh Vịnh Tuần II

Phiên Chầu lượt: Cồn Trên, Lộ Đức (Kinh Quýt), Đồng Công (F2)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Tại sao Chúa Giêsu chịu phép Rửa của ông Gioan Tẩy giả?

T. Chúa Giêsu chịu phép Rửa của ông Gioan Tẩy giả, để báo trước cái chết của Ngài và Bí tích Rửa tội của chúng ta. (GLHT, 93)

CHIA SẺ

Chúa Giêsu khởi đầu đời công khai bằng việc Ngài chịu phép rửa của ông Gioan tại sông Giođan. Phép Rửa này là sự chấp nhận và khởi đầu sứ vụ của Ngài, với tư cách là Người Tôi Trung Đau Khổ. Ngài chấp nhận bị liệt vào hàng tội nhân, trong khi chính Ngài là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” (Ga 1,29). Nay Ngài tham dự trước vào “phép rửa” là cái chết đẫm máu của Ngài. Trong phép rửa của Ngài, “các tầng trời” mà tội của ông Ađam đã đóng lại, nay được “mở ra cho Ngài” (Mt 3,16); và dòng nước nhờ việc Chúa Giêsu và Chúa Thánh thần ngự xuống được thánh hóa, để chuẩn bị cho một công trình tạo dựng mới.

- Đối với người Kitô hữu, nhờ Bí tích Rửa tội, họ được đồng hóa với Chúa Giêsu. Cho nên, họ phải tiến vào mầu nhiệm của sự khiêm tốn quy phục và thống hối này; bước xuống nước cùng với Chúa Giêsu để cùng với Ngài bước lên, và phải được tái sinh bởi nước và Chúa Thánh Thần để trở nên con yêu dấu của Chúa Cha trong Chúa Con và “sống một đời sống mới”. (Rm 6,4)

 

08

03

X

Thứ Hai

Hs 2,14.15-16.19-20 / Mt 9,18-26

09

04

X

Thứ Ba

Hs 8,4-7.11-13 / Mt 9:32-38

Thánh Augustinô Zhao Rong, Linh mục

và các bạn, Tử đạo (Đ)

10

05

X

Thứ Tư

Hs 10,1-3.7-8.12 / Mt 10,1-7

11

06

Tr

Thứ Năm

Thánh Bênêđictô, Viện phụ - Lễ nhớ

Hs 11,1.3-4.8-9 / Mt 10,7-15

12

07

X

Thứ Sáu

Hs 14,2-10 / Mt 10,16-23

13

08

X

Thứ Bảy

Is 6,1-8 / Mt 10,24-33

Thánh Henricô (Tr)

14

09

X

CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN

Am 7,12-15 / Ep 1,3-14 (hoặc Ep 1,3-10)

Mc 6,7-13

Thánh Vịnh Tuần III

Phiên Chầu lượt: Thánh Mẫu (F2), Hoà Lợi (LX)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Chúa Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ và chiến thắng để làm gì?

T. Chúa Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ để chia sẻ thân phận yếu đuối của loài người, và Ngài đã chiến thắng để tỏ lòng vâng phục Chúa Cha cách tuyệt đối. (GLHT, 94)

CHIA SẺ

- Các tác giả Tin Mừng nêu rõ ý nghĩa cứu độ của biến cố bí nhiệm này. Chúa Giêsu là Ađam mới. Ngài vững lòng trung thành trong khi Ađam cũ đã đầu hàng cơn cám dỗ. Chúa Giêsu thực hiện cách hoàn hảo ơn gọi của dân Israel, trái hẳn với những kẻ xưa kia đã thách thức Thiên Chúa suốt bốn mươi năm trong hoang địa. Chúa Giêsu được mạc khải như Người Tôi Trung của Thiên Chúa, hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa. Trong việc này, Chúa Giêsu toàn thắng ma quỷ: Ngài đã trói kẻ mạnh và thu lại tài sản nó đã cướp. Chiến thắng của Chúa Giêsu trước kẻ cám dỗ trong hoang địa báo trước chiến thắng của cuộc khổ nạn, là sự vâng phục tuyệt đối trong tình yêu con thảo của Ngài đối với Chúa Cha.

- Chúa Giêsu chiến thắng Tên cám dỗ là chiến thắng cho chúng ta: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Ngài đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội”. (Dt 4,15)

 Như vậy, Chúa Giêsu chịu ma quỷ cám dỗ và chiến thắng là để chia sẻ thân phận yếu đuối của chúng ta và để tỏ lòng vâng phục Chúa Cha cách tuyệt đối, cùng gắn bó trọn vẹn với ý định cứu độ của Chúa Cha.

- Hãy ý thức thân phận mỏng giòn của phận người để chúng ta hết lòng trông cậy Chúa.

 

15

10

Tr

Thứ Hai

Thánh Bônaventura, Giám mục

Tiến sĩ Hội Thánh - Lễ nhớ

Is 1,10-17 / Mt 10,34-11,1

16

11

X

Thứ Ba

Is 7,1-9 / Mt 11,20-24

Đức Mẹ núi Carmêlô (Tr)

17

12

X

Thứ Tư

Is 10,5-7.13-16 / Mt 11,25-27

18

13

X

Thứ Năm

Is 26,7-9.12.16-19 / Mt 11,,28-30

19

14

X

Thứ Sáu

Is 38,1-8.21-22.7-8 / Mt 12,1-8

20

15

X

Thứ Bảy

Mk 2,1-5 / Mt 12,14-21

Thánh Apôllinarê, Giám mục, Tử đạo (Đ)

21

16

X

CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN

Gr 23,1-6 / Ep 2,13-18 / Mc 6,30-34

Thánh Laurensô Brinđisi, Linh mục

Tiến sĩ Hội Thánh (Tr)

Thánh Vịnh Tuần IV

Phiên Chầu lượt: Chợ Thủ, Bình Giang, Minh Châu

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Khi rao giảng, Chúa Giêsu loan báo điều gì?

T. Khi rao giảng, Chúa Giêsu loan báo và mời gọi mọi người gia nhập Nước Thiên Chúa. (Mc,1,15). (GLHT, 95)

CHIA SẺ

- Khi rao giảng, trước tiên Chúa Giêsu loan báo: “Thời kỳ đã mãn, Nước Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. (Mc 1,14-15)

- Mọi người đều được mời gọi gia nhập Nước Thiên Chúa. Nước này trước tiên được loan báo cho con cái Israel (Mt 10,5-7), nhưng hướng đến việc đón nhận mọi người thuộc mọi dân tộc. Và để vào Nước Thiên Chúa, người ta cần phải đón nhận lời của Chúa Giêsu: “Lời Chúa được ví như hạt giống gieo trong ruộng: ai nghe Lời Chúa với đức tin và gia nhập đàn chiên nhỏ của Đức Kitô, thì đã đón nhận chính Nước Ngài; rồi do sức của nó, hạt giống nảy mầm và lớn lên cho tới mùa gặt”. (LG 5)

- Nước Thiên Chúa thuộc về những kẻ nghèo hèn và bé mọn, nghĩa là những người đón nhận Nước ấy với tâm hồn khiêm tốn. Chúa tuyên bố rằng họ có phúc, “vì Nước Trời là của họ”. (Mt 5,3)

-  Chúa Giêsu còn mời gọi những kẻ tội lỗi vào bàn tiệc Nước Thiên Chúa: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi”. (Mc 2,17)

 

22

17

Tr

Thứ Hai

Thánh Maria Mađalêna - Lễ kính

Dc 3,1-4a (hoặc 2Cr 5,14-17)

Ga 20,1.11-18

Thánh Vịnh Riêng

23

18

X

Thứ Ba

Mk 7,14-15.18-20 / Mt 12,46-50

Thánh Birgitta, Nữ tu (Tr)

24

19

X

Thứ Tư

Gr 1,1.4-10 / Mt 13,1-9

Chân phước Anrê Phú Yên

Bổn mạng các Giáo lý viên Việt Nam

Thánh Serbêliô Makhluf, Linh mục (Tr)

25

20

Đ

Thứ Năm

Thánh Giacôbê, Tông đồ - Lễ kính

2Cr 4,7-15 / Mt 20,20-28

Thánh Vịnh Riêng

 
 

26

21

Tr

Thứ Sáu

Thánh Anna và Thánh Gioakim

Song Thân Đức Maria - Lễ nhớ

Gr 3,14-17 / Mt 13,18-23 (hoặc lễ về hai thánh Hc 44,1.10-15 / Mt 13,16-17)

27

22

X

Thứ Bảy

Gr 7,1-11 / Mt 13,24-30

28

23

X

CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN

2V 4,42-44 / Ep 4,1-6 / Ga 6,1-15

Thánh Vịnh Tuần I

Phiên Chầu lượt: Gh. Thánh Tâm (F2), Vinh Sơn (A2), Kim An

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Chúng ta phải làm gì để được vào Nước Thiên Chúa?

T. Chúng ta phải sám hối, tin vào Tin Mừng và khiêm tốn đón nhận lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. (GLHT, 96)

CHIA SẺ

- Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilêa, rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Ngài nói: “Thời kỳ đã mãn, và Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. (Mc 1,14-15)

- Đối với những người tội lỗi, Chúa mời gọi họ hối cải, vì không hối cải thì không thể vào Nước Ngài, nhưng Ngài cũng dùng lời nói và hành động cho họ thấy lòng thương xót vô biên của Cha Ngài đối với họ, và trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối (Lc 15,7). Bằng chứng cao cả nhất của tình yêu này, là việc Ngài hiến dâng mạng sống mình “cho muôn người được tha tội”. (Mt 26,28)

Vậy sự sám hối, tin vào Tin Mừng và khiêm tốn đón nhận lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa là điều kiện tối cần để được vào Nước Thiên Chúa.

 

29

24

Tr

Thứ Hai

Thánh Mácta, Maria và Ladarô - Lễ nhớ

Gr 13,1-11 / Mt 13,31-35 (hoặc lễ về ba thánh 1Ga 4,7-16 / Ga 11,19-27 (hoặc Lc 10,38-42))

30

25

X

Thứ Ba

Gr 14,17-22 / Mt 13,36-43

Thánh Phêrô Kim ngôn, Giám mục

Tiến sĩ Hội Thánh (Tr)

31

26

Tr

Thứ Tư

Thánh Ignatiô Loyôla, Linh mục - Lễ nhớ

Gr 15,10,16-21 / Mt 13:44-46

Thánh Emmanuel Lê Văn Phụng và Thánh Phêrô Ðoàn Công Quý chịu xử trảm năm 1859 tại Châu Đốc (Đ)

2Mcb 7,1.20-23.27b-29 (hoặc Kn 3,1-9)

1Cr 1,17-25 / Lc 9,23-26

Có thể cử hành vào Chúa Nhật.

Bổn mạng:

- HĐMV Giáo xứ Giáo phận Long Xuyên

- Liên đoàn TNTT Giáo phận Long Xuyên

 

  THÁNG 08/2024

Ý CẦU NGUYỆN

CẦU CHO CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO CHÍNH TRỊ

 

Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nhà lãnh đạo chính trị để họ biết phục vụ nhân dân, hướng đến sự phát triển con người toàn diện và vì lợi ích chung, chăm lo những người bị mất việc làm và ưu đãi những người nghèo nhất.

 

01/08

27/06

Tr

Thứ Năm đầu tháng

Thánh Anphongsô Maria Liguori

Giám mục, Tiến sĩ Hội Thánh - Lễ nhớ

Gr 18,1-6 / Mt 13,47-53

02

28

X

Thứ Sáu đầu tháng

Gr 26,1-9 / Mt 13,54-58

Thánh Êusêbiô Vercellêsi, Giám mục (Tr) Thánh Phêrô Julianô Eymard, Linh mục (Tr)

03

29

X

Thứ Bảy đầu tháng

Gr 26,11-16.24 / Mt 14,1-12

04

01/07

X

CHÚA NHẬT  XVIII THƯỜNG NIÊN

Xh 16,2-4.12-15 / Ep 4,17.20-24 / Ga 6,24-35

Không cử hành lễ Thánh Gioan Maria Vianney, Linh mục - Bổn mạng các linh mục

Thánh Vịnh Tuần II

Phiên Chầu lượt: Thạnh An, Đaminh (K10), Quý Phụng (Rọc Lá)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Vì sao Chúa Giêsu biểu lộ Nước Trời bằng các dấu chỉ và phép lạ?

T. Chúa Giêsu biểu lộ Nước Trời bằng các dấu chỉ và phép lạ vì những ý này: Một là để chứng tỏ Nước Trời đang hiện diện nơi Ngài, là Đấng Messia; Hai là giải phóng con người khỏi ách nô lệ tội lỗi; Ba là báo trước thập giá của Ngài sẽ chiến thắng “thủ lãnh thế gian”. (Ga 12,31); (GLHT, 97)

CHIA SẺ

-  Các dấu lạ do Chúa Giêsu thực hiện minh chứng Chúa Cha đã  sai Ngài đến. Những dấu lạ ấy mời gọi ta hãy tin vào Ngài. Những ai đến với Ngài bằng đức tin, thì đức tin sẽ cho họ điều họ thỉnh cầu. Nhưng đức tin cũng có thể là cớ vấp ngã, vì chúng không nhằm thỏa mãn trí tò mò và lòng ưa chuộng ma thuật. Cụ thể là bất chấp những phép lạ hết sức tỏ tường, Chúa Giêsu vẫn bị mọi người loại bỏ, thậm chí còn bị tố cáo là hành động ma thuật. 

-  Khi giải thoát một số người khỏi những sự dữ đời này như đói khát, bất công, bệnh tật và chết chóc, Chúa Giêsu đã thực hiện các dấu chỉ của Đấng Messia là đến để giải thoát con người khỏi kiếp nô lệ lầm  than, nhất là khỏi ách nô lệ tội lỗi, là ách ngăn cản họ làm con cái Thiên Chúa, và gây ra mọi hình thức nô lệ giữa con người.

-  Nước Thiên Chúa đến cũng là lúc nước Satan bị sụp đổ (Mt 12, 26), hầu giải phóng con người khỏi  vòng cương tỏa của ma quỷ, đồng thời tiên báo thập giá của Ngài sẽ chiến thắng “thủ lãnh thế gian”. (Ga 12,31)

 

05

02

X

Thứ Hai

Gr 28,1-17 / Mt 14,13-21

Lễ Cung hiến thánh đường Đức Bà Cả (Tr)

06

03

Tr

Thứ Ba

Lễ Kính Chúa Giêsu Hiển Dung

Gr 30,1-2.12-15.18-22 / Mt 14,22-36

(hoặc lễ kính Chúa GS Hiển Dung: Đn 7,9-10.13-14 / 2Pr 1,16-19 / Mc 9, 1-9

07

04

X

Thứ Tư

Gr 31,1-7 / Mt 15,21-28

Thánh Xystô II, Giáo hoàng và Các Bạn Tử đạo (Đ) - Thánh Gajêtanô, Linh mục (Tr)

08

05

Tr

Thứ Năm

Thánh Đa Minh, Linh mục - Lễ nhớ

Gr 31,31-34 / Mt 16,13-23

09

06

X

Thứ Sáu

Nk 1,15;2,2;3,1-3.67 / Mt 16,24-28

Thánh Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá

Nữ tu, Tử đạo (Đ)

 
 

10

07

Đ

Thứ Bảy

Thánh Lôrensô, Phó tế, Tử đạo - Lễ kính

2Cr 9,6-10 / Ga 12,24-26

Thánh Vịnh Riêng



 

11

08

X

CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN

1 V 19,4-8 / Ep 4,30-5,2 / Ga 6,41-51 

Không của hành lễ Thánh Clara, Trinh nữ

Thánh Vịnh Tuần III

Phiên Chầu lượt: Thanh Hải (D2), Chi Lăng, Phú Vĩnh, Trinh Vương (Bờ Bao), Mỹ Thạnh

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Chúa Giêsu đã trao cho các Tông đồ quyền hành nào để xây dựng Nước Trời?

T. Chúa Giêsu đã cho các Tông đồ tham dự vào sứ vụ và quyền hành của Ngài để dạy dỗ, tha tội, xây dựng và điều khiển Hội Thánh. Ngài đặt ông Phêrô làm thủ lãnh với sứ mạng gìn giữ và củng cố đức tin cho anh em. (GLHT, 98)

CHIA SẺ

- Trước hết, Chúa Giêsu tuyển chọn Nhóm Mười Hai, những chứng nhân tương lai về cuộc phục sinh của Ngài. Ngài cho họ tham dự vào sứ vụ và quyền hành của Ngài để họ dạy dỗ, tha thứ tội lỗi, xây dựng và điều khiển Hội Thánh.

- Trong Nhóm Mười Hai, Chúa Giêsu đặt ông Phêrô làm thủ lãnh. Nhờ đức tin đã tuyên xưng, ông Phêrô sẽ mãi là Tảng Đá kiên vững của Hội Thánh. Ông có sứ vụ gìn giữ đức tin được toàn vẹn và làm cho các anh em mình nên vững mạnh trong đức tin. (Lc 22,32)

- Chúa Giêsu còn ủy thác cho thánh Phêrô một thẩm quyền đặc biệt: “Thầy trao cho con chìa khoá Nước Trời. Dưới đất con cầm buộc điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới đất con tháo cởi điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy” (Mt 16,19). Quyền “chìa khóa” là quyền cai quản Nhà của Thiên Chúa, tức là Hội Thánh. Quyền “cầm buộc và tháo cởi” có nghĩa là quyền tha tội, quyền đưa ra những phán quyết về giáo lý và những quyết định về kỷ luật trong Hội Thánh.

- Chúng ta hãy vâng lời và cộng tác với Hội Thánh trong việc xây dựng Nước Trời ngay tại trần gian này.

 

12

09

X

Thứ Hai

Ed 1,2-5.24-28 / Mt 17,21-26

Thánh Joanna Phanxica Chantal, Nữ tu (Tr)

13

10

X

Thứ Ba

Ed 2,8-3,4 / Mt 18,1-5.10.12-14  

Thánh Pontianô, Giáo hoàng, Tử đạo

và Thánh Hippôlytô, Linh mục, Tử đạo (Đ)

14

11

Đ

Thứ Tư

Thánh Maximilianô Kolbê

Linh mục, Tử đạo - Lễ nhớ

Ed 9,1-7;10,18-22 / Mt 18,15-20

Chiều: Lễ Vọng Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (Tr)

1Sb 15,3-4.15-16;16,1-2 / 1Cr 15,54-57

Lc 11,27- 28

15

12

Tr

Thứ Năm

Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Lễ trọng - Lễ cầu cho giáo dân

Cung Hiến Nhà Thờ Chánh Tòa Long Xuyên (15/08/1973)

Kh 11,19a;12,1-6a.10ab / 1Cr 15,20-26

Lc 1,39-56

Thánh Vịnh Riêng

16

13

X

Thứ Sáu

Ed 16,1-15.60.63 / Mt 19,3-12

Thánh Stêphanô Hungari (Tr)

17

14

X

Thứ Bảy

Ed 18,1-10.13b.30.32 / Mt 19.13-15

 
  

18

15

X

CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN

Cn 9,1-6 / Ep 5,15-20 / Ga 6,51-58

Thánh Vịnh Tuần IV

Quyên góp quỹ Đồng Tiền Thánh Phêrô

Phiên Chầu lượt: Chợ Mới, Kim Long (D2), Ong Dèo, Hiệp Hòa (O2), Mông Triệu (2A), Thánh Tâm (B2), Châu Thái (F1), La Vang (An Thạnh)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Việc Chúa Giêsu hiển dung tỏ cho chúng ta điều gì?

T. Việc Chúa Giêsu hiển dung tỏ cho chúng ta thấy Ngài phải đi qua Thập giá rồi mới đến vinh quang, đồng thời báo trước cuộc phục sinh và trở lại của Ngài. (GLHT, 99)

CHIA SẺ

- Chúa Giêsu tỏ lộ vinh quang thần linh của mình trong chốc lát, và như vậy, Ngài xác nhận lời tuyên xưng của ông Phêrô. Ngài cũng cho thấy rằng, để “vào trong vinh quang của Ngài” (Lc 24,26), Ngài phải đi qua thập giá tại Giêrusalem. Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu đúng là do ý muốn của Chúa Cha: Chúa Con hành động với tư cách là Người Tôi Trung của Thiên Chúa. Đám mây nói lên sự hiện diện của Chúa Thánh Thần: “cả Ba Ngôi cùng xuất hiện, Chúa Cha trong tiếng nói, Chúa Con trong nhân tính của mình, Chúa Thánh Thần trong đám mấy sáng chói”. (Thánh Tôma Aquinô, Tổng luận Thần học, quyển III)

- Biến cố hiển dung được nếm trước việc ngự đến trong vinh quang của Chúa Kitô, Đấng “sẽ biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Ngài” (Pl 3,21). Biến cố ấy cũng nhắc nhở chúng ta rằng: “Chúng ta phải chịu nhiều gian khổ mới được vào Nước Thiên Chúa”. (Cv 14,22)

 

19

16

X

Thứ Hai

Ed 24,15-24 / Mt 19,16-22

Thánh Gioan Êuđê, Linh mục (Tr)

20

17

Tr

Thứ Ba

Thánh Bernarđô Viện Phụ

Tiến Sĩ Hội Thánh – Lễ Nhớ

Ed 28,1-10 / Mt 19,23-30

 

21

18

Tr

Thứ Tư

Thánh Piô X, Giáo hoàng - Lễ nhớ

Ed 34,1-11 / Mt 20,1-16a

22

19

Tr

Thứ Năm

Đức Maria Trinh Nữ Vương - Lễ nhớ

Ed 36,23-28 / Mt 22,1-14

[hoặc lễ về Đức Maria: Is 9,2-4.6-7

Lc 1,26-38 (hoặc Lc 1,39-47)]

23

20

X

Thứ Sáu

Ed 37,1-14 / Mt 22,34-40

Thánh Rosa Lima, Trinh nữ (Tr)

24

21

Đ

Thứ Bảy

Thánh Barthôlômêô, Tông đồ - Lễ kính

Ed 43,1-7a / Mt 23,1-12 / (hoặc lễ Thánh Barthôlômêô: Kh 21,9b-14 / Ga 1,45-51

Thánh Vịnh Riêng

25

22

X

CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN

Gs 24,1-2.15-17.18b / Ep 5,21-32 (hoặc Ep 5,2.25-32) / Ga 6:61-70

Thánh Luy (Tr) - Thánh Giuse Calasanz Linh mục (Tr)

Thánh Vịnh Tuần I

Phiên Chầu lượt: Tring Vương (B1), Rạch Đùng, Xẻo Dầu, Ninh Cù (Rivera)

 

 

  GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem như Đấng Mêsia để làm gì?

T. Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem để loan báo Nước Thiên Chúa đang đến, và chính Ngài sẽ hoàn thành Nước Thiên Chúa bằng cuộc Vượt qua, là cái chết và sự sống lại của Ngài. (GLHT, 100)

CHIA SẺ

- Khi thời gian đã định, Chúa Giêsu quyết tâm lên Giêrusalem để chịu khổ nạn, chịu chết và sống lại từ cõi chết. Với tư cách là Vua Mêsia, Chúa Giêsu đi vào thành Giêrusalem để loan báo Nước Thiên Chúa “đang đến”. Ngài được dân chúng hoan hô như con vua Đavít, như Đấng mang lại ơn cứu độ. (Hosanna có nghĩa là “xin cứu”, “xin ban ơn cứu độ!”). Nhưng “Đức Vua vinh hiển” (Tv 24,7-10) lại “ngồi trên lưng lừa con” (Dcr 9,9) tiến vào thành. Người không chinh phục bằng mưu mẹo hay bạo lực, nhưng bằng sự khiêm tốn là bằng chứng của sự thật. Thần dân của Nước Ngài là trẻ em và “những người nghèo của Thiên Chúa”. (Lc 19,38; 2,14)

-  Chính Đức Vua Messia sắp hoàn thành Nước Thiên Chúa bằng cuộc Vượt Qua, là cái chết và sự sống lại của Ngài. Phụng vụ Hội Thánh luôn khai mạc Tuần Thánh với việc cử hành biến cố Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem trong Chúa Nhật Lễ Lá.

 

26

23

X

Thứ Hai

2Tx 1,1-5.11b-12 / Mt 23,13-22

27

24

Tr

Thứ Ba

Thánh Mônica - Lễ Nhớ

Bổn mạng giới Hiền mẫu

2Tx 2,1-3a.13-16 / Mt 23,23-26

 
  

28

25

Tr

Thứ Tư

Thánh Augustinô, Giám mục

Tiến sĩ Hội Thánh - Lễ nhớ

2Tx 3,6-10.16-18 / Mt 23,27-32

29

26

Đ

Thứ Năm

Thánh Gioan Tẩy Giả Bị Trảm Quyết

Lễ nhớ

1Cr 1,1-9 / Mt 24,42-51 (hoặc lễ về Thánh Gioan: Gr 1,17-19 / Mc 6,17-29)

Thánh Vịnh Riêng

30

27

X

Thứ Sáu

1Cr 1,17-25 / Mt 25,1-13

31

28

X

Thứ Bảy

1Cr 1,26-31 / Mt 25,14-30

 

 

THÁNG 09/2024

Ý CẦU NGUYỆN

CẦU CHO TIẾNG THÉT GÀO CỦA TRÁI ĐẤT

Chúng ta hãy cầu nguyện để mỗi người chúng ta biết lắng nghe bằng con tim tiếng thét gào của trái đất, của các nạn nhân bởi các thảm họa môi trường và khủng hoảng khí hậu. Cách trực tiếp, chính mỗi người phải dấn thân để bảo vệ thế giới mà chúng ta đang sống.

 

01/09

29/07

X

CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN

Đnl 4,1-2.6-8 / Gc 1,17-18.21-22.27

Mc 7,1-8a.14-15.21-23

Thánh Vịnh Tuần II

Phiên Chầu lượt: Cái Dầu

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Mầu nhiệm Vượt qua của Chúa Giêsu quan trọng thế nào?

T. Mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Giêsu là trọng tâm của đức tin Kitô giáo. Mầu nhiệm này bao gồm cuộc khổ nạn, cái chết, sự phục sinh và tôn vinh của Ngài. (GLHT,101)

CHIA SẺ

-  Thật vậy, mầu nhiệm Vượt Qua từ thập giá đến phục sinh của Chúa Kitô là trọng tâm Tin Mừng mà các Tông đồ và Hội Thánh tiếp nối các ngài phải loan báo cho thế giới. Kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa được hoàn tất “một lần cho mãi mãi” (Dt 9,26) nhờ cái chết cứu chuộc của Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu Kitô. Mầu nhiệm này bao gồm cuộc khổ nạn, cái chết, sự phục sinh và tôn vinh của Ngài.

- Hội Thánh vẫn trung thành với cách giải thích toàn bộ Thánh Kinh mà chính Chúa Giêsu đã đưa ra trước cũng như sau cuộc Vượt Qua của Ngài: “Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Ngài sao?”

- Vì vậy chúng ta có thể nỗ lực tìm hiểu kỹ càng các tình tiết về cái chết của Chúa Giêsu, được các sách Tin Mừng trung thành lưu truyền và được các nguồn lịch sử khác soi sáng, để hiểu rõ hơn ý nghĩa của công trình cứu chuộc.

 

02

30

X

Thứ Hai

1Cr 2,1-5 / Lc 4,16-30

Ngày Quốc Khánh - Cầu cho Tổ quốc

 

03

01/08

Tr

Thứ Ba

Thánh Grêgôriô Cả, Giáo hoàng

Tiến sĩ Hội Thánh - Lễ Nhớ

1Cr 2,10b-16 / Lc 4,31-37

04

02

X

Thứ Tư

1Cr 3,1-9 / Lc 4,38-44

05

03

X

Thứ Năm đầu tháng

1Cr 3,18-23 / Lc 5,1-11

06

04

X

Thứ Sáu đầu tháng

1Cr 4:1-5 / Lc 5,33-39

07

05

X

Thứ Bảy đầu tháng

1Cr 4,9-15 / Lc 6,1-5

08

06

X

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN

Is 35,4-7a / Gc 2,1-5 / Mc 7,31-37

Không cử hành lễ Sinh Nhật Đức Mẹ

Thánh Vịnh Tuần III

Phiên Chầu lượt: Định Mỹ, An Tiến (1A)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Chúa Giêsu bị kết án tử hình vì những lời tố cáo nào?

T. Chúa Giêsu bị kết án tử hình vì những lời tố cáo này: Một là chống lại lề luật; Hai là chống lại Đền thờ; Ba là chống lại niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất, khi Ngài tuyên bố mình là Con Thiên Chúa. (GLHT, 102)

CHIA SẺ

Đối với nhiều người Israel, Chúa Giêsu đã hành động nghịch với những định chế căn bản của dân Chúa chọn.

- Họ tố cáo Chúa chống lại việc tuân phục Lề Luật, bao gồm tất cả những giới luật thành văn, và đối với nhóm Pharisiêu, bao gồm cả những lời giải thích truyền khẩu nữa, như trừ quỉ, tha tội, chữa bệnh ngày sabbat (Mc 3,1-6), cũng như Chúa đã đưa ra những giải thích riêng về sự thanh sạch theo pháp lý. (Mc 7,14-23)

- Họ tố cáo Chúa chống lại vị trí trung tâm của Đền Thờ Giêrusalem như nơi thánh thiêng, nơi duy nhất Thiên Chúa ngự trị.

- Họ tố cáo Chúa chống lại đức tin vào Thiên Chúa duy nhất khi Ngài tuyên bố mình là Con Thiên Chúa. (GLHT, 102)

Chính vì thế, Chúa Giêsu đã bị kết án tử hình vì những lời tố cáo đó.

 

09

07

X

Thứ Hai

1Cr 5,1-8 / Lc 6,6-11

Thánh Phêrô Claver, Linh mục (Tr)

10

08

X

Thứ Ba

1Cr 6,1-11 / Lc 6,12-19

11

09

X

Thứ Tư

1Cr 7,25-31 / Lc 6,20-26

12

10

X

Thứ Năm

1Cr 8,1b-7.11-13 / Lc 6:27-38

Danh thánh Đức Maria (Tr)

13

11

Tr

Thứ Sáu

Thánh Gioan Kim Khẩu, Giám mục

Tiến Sĩ Hội Thánh - Lễ nhớ

1Cr 9,16-19.22b-27 / Lc 6,39-42

14

12

Đ

Thứ Bảy

1Cr 10,14-22a / Lc 6,43-49

Suy Tôn Thánh Giá - Lễ kính

Ds 21,4-9 (hoặc Pl 2,6-11) / Ga 3,13-17

Thánh Vịnh Riêng

15

13

X

CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN

Is 50,4-9a / Gc 2,14-18 / Mc 8,27-35

Không cử hành lễ Đức Mẹ Sầu Bi

Thánh Vịnh Tuần IV

Phiên Chầu lượt: Rạch Sỏi, Hòn Chông, Hòa Hưng

 

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Chúa Giêsu có thái độ nào đối với lề luật Israel?

T. Chúa Giêsu không hủy bỏ, nhưng kiện toàn lề luật. (GLHT, 103)

CHIA SẺ

- Khởi đầu Bài giảng trên núi, Chúa Giêsu đưa ra một giáo huấn long trọng. Trong đó, Ngài trình bày lề luật đã được Thiên Chúa ban tại Sinai là Giao Ước đầu tiên, dưới ánh sáng ân sủng của Giao Ước mới: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Môisen hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải để bãi bỏ, nhưng để kiện toàn.” (Mt 5, 17-19) Nơi Chúa Giêsu, Lề luật không còn được ghi trên bia đá nữa, nhưng “vào lòng dạ” “vào tâm khảm” (Gr 31,33) của Người Tôi Trung, là người đã “trung thành làm sáng tỏ công lý”. (Is 42,3)

- Ngài  không hủy bỏ Lề luật, nhưng kiện toàn Lề luật, bằng cách đưa ra lời giải thích tối hậu với một uy quyền thần linh: “Anh em còn nghe luật dạy người xưa rằng….Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết” (Mt 5,33-34). Thí dụ về Luật thanh sạch (Mc 7,18-21); Ý nghĩa về ngày Sabbat (Mt 12,5). Chính Ngài, với cùng một thẩm quyền thần linh ấy, phủ nhận một số “truyền thống của người phàm” (Mc 7,8) của nhóm Pharisiêu, vì những truyền thống đó hủy bỏ Lời Thiên Chúa. (Mc 7,13)

 

16

14

Đ

Thứ Hai

Thánh Cornêliô, Giáo hoàng, và Thánh Cyprianô, Giám mục, Tử Đạo - Lễ nhớ

1Cr 11,17-26 / Lc 7,1-10

17

15

X

Thứ Ba

1Cr 12,12-14.27-31a / Lc 7,11-17

Thánh Robertô Bellarminô, Giám mục

Tiến sĩ Hội Thánh (Tr)

Tết Trung Thu (Tr) - Cầu cho thiếu nhi

Hc 42,15-16;43,1-2.6-10 / Mc 10,13-16

18

16

X

Thứ Tư

1Cr 12,31-13,13 / Lc 7,31-35

19

17

X

Thứ Năm

1Cr 15,1-11 / Lc 7,36-50

Thánh Januariô, Giám mục, Tử đạo (Đ)

20

18

Đ

Thứ Sáu

Thánh Anrê Kim Têgon, Thánh Phaolô Chong Hasang và các bạn, Tử đạo - Lễ nhớ

1Cr 15,12-20 / Lc 8,1-3

21

19

Đ

Thứ Bảy

Mátthêu, Tông đồ

Tác Giả Sách Tin Mừng - Lễ kính

Ep 4,1-7.11-13 / Mt 9,9-13

Thánh Vịnh Riêng

22

20

X

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN

Kn 2,12.17-20 / Gc 3:16-4,34 / Mc 9,30-37

Thánh Vịnh Tuần I

Phiên Chầu lượt: Khánh Bình, Đông Hòa, Bình Sơn

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Chúa Giêsu có thái độ nào đối với Đền Thờ Giêru salem?

T. Chúa Giêsu rất tôn trọng Đền thờ vì đó là nhà của Cha Ngài, đồng thời Ngài cũng ám chỉ Đền thờ chính là Thân Thể Ngài. (Ga 2,19-21). (GLHT, 104)

CHIA SẺ

- Cũng như các ngôn sứ, Chúa Giêsu rất tôn trọng Đền Thờ, vì đó là “nhà của Cha Ngài”. Bốn mươi ngày sau khi sinh, Ngài được Thánh Giuse và Mẹ Maria đem dâng trong Đền Thờ. Năm mười hai tuổi, Ngài quyết định lưu lại Đền Thờ để nhắc cha mẹ nhớ rằng Ngài phải có bổn phận đối với “nhà của Cha Ngài”. Trong thời ẩn dật, Ngài lên Đền Thờ hằng năm, ít nhất là trong lễ Vượt Qua (Lc 2,41). Sứ vụ công khai của Ngài cũng nhịp theo những cuộc hành hương của Ngài lên Đền Thờ vào những ngày lễ lớn của đạo Do Thái. Ngài đã xua đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi đền thờ vì lòng yêu mến nhiệt thành đối với Cha Ngài: “Đừng biến nhà Cha tôi thành nơi buôn bán!” (Tv 69,10; Ga 2,16-17)

- Chúa Giêsu không hề có thái độ thù nghịch Đền thờ. Chính tại đó, Ngài đã giảng dạy một phần giáo huấn quan trọng của Ngài. Và cũng tại đây, Ngài tự đồng hóa mình với Đền thờ. Chính vì vậy mà việc thân thể Ngài bị sát hại, loan báo việc Đền thờ bị phá hủy cho thấy lịch sử cứu độ đã bước vào một thời đại mới: “Đã đến giờ các ngươi sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giêrusalem”. (Ga 4,21).

- Đền thờ là nơi Thiên Chúa ngự và là nhà cầu nguyện. Vậy chúng ta hãy yêu mến, gìn giữ và siêng năng tới để tôn thờ Chúa.

 

23

21

Tr

Thứ Hai

Thánh Piô Năm Dấu, Linh mục - Lễ nhớ

Cn 3,27-34 / Lc 8,16-18

24

22

X

Thứ Ba

Cn 21,1-6,10-13 / Lc 8,19-21

25

23

X

Thứ Tư

Cn 30,5-9 / Lc 9:1-6

26

24

X

Thứ Năm

Gv 1,2-11 / Lc 9,7-9

Thánh Cosma và Thánh Đamianô, Tử đạo (Đ)

27

25

Tr

Thứ Sáu

Thánh Vinh Sơn Phaolô, Linh mục - Lễ nhớ

Gv 3,1-11 / Lc 9,18-22

28

26

X

Thứ Bảy

Gv 11,9-12,8 / Lc 9,44b-45

Thánh Venceslaô, Tử đạo (Đ) - Thánh Laurensô Ruiz và Các Bạn Tử đạo (Đ)

29

27

X

CHÚA NHẬT XXVI THƯỜNG NIÊN

Ds 11,25-29 / Gc 5,1-6 / Mc 9,37-42.44.46-47

Không cử hành lễ các Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, Gabriel và Raphael

Thánh Vịnh Tuần II

Phiên Chầu lượt: Nhà Têrêsa, Vĩnh Bình, Kinh Xáng, Bò Ót

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Chúa Giêsu có thái độ nào đối với niềm tin của dân Ít-ra-en vào Thiên Chúa duy nhất?

T. Chúa Giêsu vẫn tôn trọng niềm tin của dân It-ra-en vào Thiên Chúa duy nhất, nhưng vì là Thiên Chúa, nên Ngài làm chủ ngày sa-bát và có quyền tha tội. (GLHT, 105)

CHIA SẺ

-  Chúa Giêsu không bao giờ đi ngược với niềm tin vào Thiên Chúa duy nhất cả khi Ngài tha thứ tội lỗi. Tuy nhiên Chúa Giêsu đã là cớ vấp phạm cho những người Pharisiêu, khi bênh vực các môn đệ bứt lúa miến mà ăn trong ngày sabbat. Ngài nói với họ: “Tôi bảo cho các ông biết, đây có Đấng còn trọng hơn đền thờ nữa. Vì nếu các ông biết được điều này là: “Ta muốn lòng nhân từ, chứ không muốn hy lễ, chắc các ông không bao giờ lên án những người vô tội, vì chưng Con Người cũng là chủ ngày Sabbat”.

- Rồi việc Chúa tha tội biểu lộ rằng Ngài chính là Thiên Chúa Cứu Độ. Nhưng một số người Do Thái không nhận biết Chúa Giêsu là Thiên Chúa làm người (Ga 1,14), chỉ thấy Ngài là một người thường, mà lại tự cho mình là Thiên Chúa, nên đã kết án Ngài là kẻ nói phạm thượng. (Mc 3,6) 

- Nói tóm lại, Chúa Giêsu vẫn tôn trọng niềm tin của dân Israel vào Thiên Chúa duy nhất, nhưng vì là Thiên Chúa, nên Ngài làm chủ ngày sabat và có quyền tha tội.

 

30

28

Tr

Thứ Hai

Thánh Giêrônimô, Linh mục

Tiến sĩ Hội Thánh - Lễ nhớ

G 1,,6-22 / Lc 9,46-50

 

 

THÁNG 10/2024

 

 “Kinh Mân côi, dù rõ ràng gắn liền với Đức Maria, chủ yếu là một lời kinh lấy Đức Kitô làm trung tâm. Qua vẻ giản dị của các yếu tố, lời kinh có được chiều sâu của toàn bộ sứ điệp Tin Mừng, mà ta có thể gọi là một bản tóm lược. Qua lời kinh ấy vang vọng lại lời kinh của Đức Maria, kinh Magni-ficat ca ngợi việc Nhập thể và cứu chuộc đã khởi sự trong cung lòng trinh khiết của Người. Với Kinh Mân côi, dân Kitô giáo theo học tại ngôi trường của Đức Maria và được dẫn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên dung nhan của Đức Kitô và kinh nghiệm chiều sâu thẳm tình yêu của Người. Qua Kinh Mân côi các tín hữu lãnh nhận vô vàn ơn thiêng, hầu như qua chính đôi tay của Mẹ Đấng Cứu Thế”. (Tông thư Kinh Mân côi Đức Trinh Nữ Maria của Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II ngày 16.10.2002, số 1)

 

Những ai lần chuỗi Mân côi trong nhà thờ, nhà nguyện, hoặc trong gia đình, trong cộng đoàn tu, trong hội đoàn giáo dân, hoặc khi có nhiều người họp nhau nhằm mục đích tốt, thì được hưởng một ơn toàn xá; trong những hoàn cảnh khác, thì được hưởng một ơn xá từng phần[1]. (Enchiridion Indulgentiarum, ấn bản 1999, concessio 17, §1, 1°)

 

Ý CẦU NGUYỆN

CẦU CHO SỨ MẠNG ĐƯỢC CHIA SẺ

Chúng ta hãy cầu nguyện để Giáo hội tiếp tục duy trì bằng mọi phương thế về một lối sống công nghị, là biểu hiện của sự đồng trách nhiệm, thúc đẩy sự tham gia, hiệp thông và sứ mạng được chia sẻ giữa linh mục, tu sĩ và giáo dân.

 

01/10

29/08

Tr

Thứ Ba

G 3,1-3.11-17,20-23 / Lc 9,51-56

Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, Trinh n

Tiến sĩ Hội Thánh - Lễ Kính

Bổn mạng các xứ truyền giáo

Is 66,10-14c / Mt 18,1-4

02

30

Tr

Thứ Tư

 G 9,1-12.14-16 / Lc 9,57-62

Các Thiên Thần Hộ Thủ - Lễ nhớ

 Xh 23,20-23a / Mt 18,1-5.10

Thánh Vịnh Riêng

03

01/09

X

Thứ Năm đầu tháng

G 19,21-27 / Lc 10,1-12

04

02

Tr

Thứ Sáu đầu tháng

Thánh Phanxicô Assisi - Lễ nhớ

G 38,1.12-21;39,33-35 / Lc 10,13-16

05

03

X

Thứ Bảy đầu tháng

G 42,1-3.5-6.12-16 / Lc 10,17-24

Thánh Faustina, Trinh nữ (Tr)

06

04

X

CHÚA NHẬT XXVII THƯỜNG NIÊN

St 2,18-24 / Dt 2,9-11 / Mc 10,2-16

(hoặc Mc 10,2-12)

Được kính trọng thể lễ Đức Mẹ Mân Côi (Tr)

St 3,9-15.20 / Rm 5,12.17-19 / Lc 1,26-38

Thánh Vịnh Tuần III

Phiên Chầu lượt: Khiết Tâm (D2), Môi Khôi, An Sơn (E2), Sóc Xoài, Tân Hải (C2), Bình Thái (F1), Thức Hóa (5A), Hiệp Tâm (O2), Mong Thọ, Vàm Cống (CM), Long Bình (G2)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Những ai chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu?

T. Một số người Do Thái và Roma thời đó cùng mọi tội nhân, nhất là những Kitô hữu phạm tội, đều chịu trách nhiệm về cái chết của Chúa Giêsu. (GLHT, 106)

CHIA SẺ

Xét đến tính chất phức tạp về mặt lịch sử của vụ án Chúa Giêsu, chúng ta không thể qui trách nhiệm cho mọi người Do Thái ở Giêrusalem cũng như cho người Do Thái thời nay, vì đâu phải hết mọi thành phần lãnh đạo tôn giáo đều nhất trí thủ tiêu Chúa; trong số họ có nhiều kẻ đã tin vào Ngài như Nicôđêmô, Giuse Arimathia…(Ga 12,42).

- Vả lại, Chúa Giêsu chịu khổ nạn cho hết mọi người. Đúng hơn cho mỗi tội nhân, nghĩa là hết mọi người thực sự là nguyên nhân và là công cụ gây nên cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa . Và trách nhiệm nặng nề hơn nữa chính là những Kitô hữu thường xuyên sa ngã phạm tội, cũng như “dầm dìa” trong những thói hư  tật xấu, như thánh Phanxicô Assisi đã nói: “không phải ma quỉ đóng đinh Ngài , nhưng chính anh em đã và vẫn đang đóng đinh Ngài khi anh em đắm chìm trong tội lỗi và nết xấu của anh em”.

 

07

05

X

Thứ Hai

Gl 1,6-12 / Lc 10,25-37

Đức Mẹ Mân Côi - Lễ nhớ (Tr)

St 3,9-15.20 (hoặc Gl 4,4-7) / Lc 1,26-38

08

06

X

Thứ Ba

Gl 1,13-24 / Lc 10,38-42

09

07

X

Thứ Tư

Gl 2,1-2.7-14 / Lc 11,1-4

Thánh Điônysiô, Giám mục và các bạn, Tử đạo (Đ) - Thánh Gioan Lêônarđô, Linh mục (Tr)

10

08

X

Thứ Năm

Gl 3,1-5 / Lc 11,5-13

11

09

X

Thứ Sáu

Gl 3,7-14 / Lc 11,15-26

Thánh Gioan XXIII, Giáo hoàng (Tr)

12

10

X

Thứ Bảy

Gl 3,22-29 / Lc 11,27-28

13

11

X

CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN

Kn 7,7-11 / Dt 4,12-13 /Mc 10:17-30

(hoặc Mc 10,17-27)

Thánh Vịnh Tuần IV

Phiên Chầu lượt: Hải Châu (7B), Tân Long (2A)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Vì sao Thiên Chúa lại muốn Chúa Giêsu phải chết?

T. Vì Thiên Chúa muốn giao hòa chúng ta với Ngài, nên đã “sai Con Ngài đến làm của lễ đền tội cho chúng ta”. (2Cr. 5,19) (GLHT, 107)

CHIA SẺ

- Cái chết của Chúa Giêsu không phải là chuyện ngẫu nhiên, tình cờ hay do rủi ro, nhưng nằm trong “kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước” (Cv 2,23). Kế hoạch ấy đã được Thánh Kinh tiên báo, đặc biệt là lời ngôn sứ Isaia viết về Người Tôi Tớ đau khổ (Is 53,7-8; Cv 8,32-35). Rồi khi sống lại từ cõi chết, chính Chúa Giêsu đã dùng Thánh Kinh mà dẫn giải cho các môn đệ hiểu về cái chết của Ngài. (Lc 24,45- 46) Thánh Phaolô cũng đã lập lại điều ấy: “Chúa Kitô chết vì tội lỗi chúng ta , đúng như lời Kinh Thánh…” (1Cr 15,3)

- Rồi để tất cả mọi người, là những kẻ đáng chết vì tội lỗi, được giao hoà với Ngài, Thiên Chúa đã khởi xướng một kế hoạch đầy yêu thương và cứu độ . Tình yêu cốt ở điểm này: “Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa , nhưng chính Ngài đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Ngài đến làm của lễ đền tội vì tội lỗi chúng ta…” (1Ga 4,10). Vì yêu thương “đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta” (Rm 8,32); Và “Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta”. (2Cr 5,21)

Vậy chúng ta hãy tạ ơn Chúa đã xót thương chúng ta và thành tâm sám hối vì những tội lỗi chúng ta đã phạm.

 

14

12

X

Thứ Hai

Gl 4,22-24.26-27.31-5, 1 / Lc 11,29-32

Thánh Callistô I, Giáo hoàng, Tử đạo (Đ)

15

13

Tr

Thứ Ba

Thánh Têrêxa Giêsu, Trinh nữ

Tiến sĩ Hội Thánh – Lễ Nhớ

Gl 4,31b-5,6 / Lc 11,37-41

16

14

X

Thứ Tư

Gl 5,18-25 / Lc 11,42-46

Thánh Hedviges, Nữ tu (Tr)

Thánh Margarita Alacoque, Trinh nữ (Tr)

17

15

Đ

Thứ Năm

Thánh Ignatiô Antiôkia, Giám mục, Tử đạo

Lễ nhớ

Ep 1,3-10 / Lc 11,47-54 (hoặc lễ Thánh Ignatiô Antiôkia: Pl 3,17- 4,1 / Ga 12,24-26)

18

16

Đ

Thứ Sáu

Thánh Luca, Tác Giả Sách Tin Mừng

Lễ kính

2Tm 4,9-17a (2Tm 4,10-17b) / Lc 10,1-9

Thánh Vịnh Riêng

19

17

X

Thứ Bảy

Ep 1,15-23 / Lc 12,8-12

Thánh Gioan Brêbeuf, Linh mục

Thánh Isaac Jôgues, Linh mục và các bạn, Tử đạo (Đ)

Thánh Phaolô Thánh Giá, Linh mục (Tr)

 

20

18

X

CHÚA NHẬT XXIX THƯỜNG NIÊN

Is 53,10-11 / Dt 4,14-16 / Mc 10,35-45

(hoặc Mc 10,42-45)

Chúa Nhật Truyền Giáo (Tr)

Được cử hành thánh lễ cầu cho việc rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc

Is 60,1-6 / 1Tm 2,1-8 (hoặc Cv 1,3-8)

Mc 16,15-20 (hoặc Mt 28,16-20, Lc 24,44-53)

Quyên góp quỹ Truyền giáo của Toà Thánh

Thánh Vịnh Tuần I

Phiên Chầu lượt: Chánh Tòa (LX), Sáu Bọng, Hiếu Hiệp (H1)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Chúa Giêsu đã làm gì để chu toàn ý định cứu độ của Chúa Cha?

T. Chúa Giêsu đã tự nguyện hiến mình để chu toàn ý định cứu độ của Chúa Cha. (GLHT, 108)

CHIA SẺ

- Chúa Giêsu đến trong trần gian “để thi hành ý muốn của Thiên Chúa” là cứu độ nhân loại (Ga 6,38). Trọn cả cuộc sống của Ngài được định hướng bằng Thánh ý của Chúa Cha đến nỗi Ngài coi “lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy…” (Ga 4,34). Đứng trước cuộc khổ nạn đau thương, Ngài cảm thấy  kinh hãi nên kêu lên: “Lạy Cha , xin cứu Con khỏi giờ này”, và ngay sau đó, Ngài lại thưa “Nhưng chính vì giờ này mà Con đã đến” (Ga 12,27). Ngài cũng đã khẳng định với các môn đệ: “Chén đắng Chúa Cha đã trao cho Thầy , lẽ nào Thầy chẳng uống!”. (Ga 18,11)

- Chúa Giêsu hoàn toàn vâng phục Thánh Ý Chúa Cha với tất cả tự do. Ngài xác quyết: “Mạng sống của Tôi không ai lấy đi được, nhưng chính Tôi tự ý hy sinh mạng sống mình . Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại…” (Ga 10,18). Chính vì thế, Con Thiên Chúa đã tự do tột bậc khi Ngài tiến tới cái chết. (Ga 18,4-6; Mt 26,53)

 

21

19

X

Thứ Hai

Ep 2,1-10 / Lc 12,13-21

22

20

X

Thứ Ba

Ep 2,12-22 / Lc 12,35-38

 

23

21

X

Thứ Tư

Ep 3,2-12 / Lc 12,39-48

Thánh Gioan Capestranô, Linh mục (Tr)

24

22

X

Thứ Năm

Ep 3,14-21 / Lc 12,49-53

Thánh Antôn Maria Claret, Giám mục (Tr)

25

23

X

Thứ Sáu

Ep 4,1-6 / Lc 12,54-59

26

24

X

Thứ Bảy

Ep 4,7-16 / Lc 13,1-9

27

25

X

CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN

Gr 31,7-9 / Dt 5,1-6 / Mc 10,46-52

Thánh Vịnh Tuần II

Phiên Chầu lượt: Giuse (E2)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Việc dâng hiến của Chúa Giêsu  được diễn tả thế nào trong Bữa Tiệc Ly?

T. Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu vừa thiết lập Bí tích Thánh Thể như việc “tưởng nhớ” đến hy tế của Ngài (1Cr 11,25) , vừa thiết lập chức tư tế của Giao ước mới. (GLHT, 109)

CHIA SẺ

- Vào buổi tối, trước cuộc khổ nạn , trong bữa Tiệc Ly với các Tông đồ, Chúa Giêsu đã hoàn toàn tự do làm trước, nghĩa là Ngài ám chỉ và thực hiện trước việc tự nguyện dâng hiến chính bản thân mình. Ngài đã biến bữa Tiệc Ly thành Lễ Tưởng Niệm hiến tế Ngài dâng lên Thiên Chúa Cha để cứu độ loài người . Ngài nói: “Đây là Mình Thầy sẽ bị nộp vì anh em… Đây là Máu Thầy , Máu để lập giao ước , đổ ra cho muôn người được tha tội…” (Mt 26,28)

- Như Thế , Ngài vừa thiết lập bí tích Thánh Thể như việc tưởng nhớ đến hy tế của Ngài (1Cr 11,25), vừa hội nhập các Tông đồ vào lễ hiến dâng của Ngài, và yêu cầu họ lưu truyền hy lễ này mãi mãi. Ngài nói: “Hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy” (1Cr 11,24). Qua đó , Ngài đặt các ông làm tư tế của Giao Ước mới: “Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến”. (Ga 17,19) 

Vậy chúng ta hãy yêu quý Bí Tích Thánh Thể và siêng năng tham dự thánh lễ là hy tế của Chúa Giêsu trên thập giá.

 

28

26

Đ

Thứ Hai

Thánh Simon và Giuđa, Tông Đồ

Lễ Kính

Ep 2,19-22 / Lc 6,12-19

Thánh Vịnh Riêng

29

27

X

Thứ Ba

Ep 5,21-33 / Lc 13,18-21

30

28

X

Thứ Tư

Ep 6,1-9 / Lc 13,22-30

31

29

X

Thứ Năm

Ep 6,10-20 / Lc 13,31-35

 

 

THÁNG 11/2024

CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI

 

Ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Hội Thánh đã hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã qua đời, vì cầu nguyện để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩ lành thánh (2Mcb 12,45). Chúng ta hãy dâng thánh lễ và các việc lành để cầu nguyện cho các tín hữu đã qua đời.

 

Ý CẦU NGUYỆN

CẦU CHO NHỮNG NGƯỜI ĐÃ MẤT CON

Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả các bậc cha mẹ đang thương khóc bởi cái chết của con trai hay con gái mình, tìm được sự nâng đỡ trong cộng đoàn và có được sự bình an trong tâm hồn nhờ Chúa Thánh Thần an ủi.

 

01/11

01/10

Tr

Thứ Sáu đầu tháng

Lễ Các Thánh Nam Nữ - Lễ trọng

Lễ cầu cho giáo dân

Kh 7,2-4.9-14 / 1Ga 3,1-3 / Mt 5,1-12a

Thánh Vịnh Riêng

 

Lưu ý về việc viếng nhà thờ và viếng nghĩa địa:

1. Từ trưa ngày hôm nay cho đến hết ngày mai, ai viếng nhà thờ hoặc nhà nguyện, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, với những điều kiện: xưng tội, rước lễ, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng, thì được một ơn toàn xá dành cho các linh hồn trong luyện ngục (Enchiridion Indulgentiarum, ấn bản 1999, concessio 29, §1, 2°).

2. Từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 11 này, ai thành tâm đi viếng nghĩa địa, với những điều kiện: xưng tội, rước lễ, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng, thì được một ơn toàn xá, dành cho các linh hồn trong luyện ngục (Enchiridion Indulgentiarum, ấn bản 1999, concessio 29, §1, 1°).

3. Vào các ngày khác trong năm, ai đi viếng nghĩa địa và cầu nguyện cho các linh hồn, thì được hưởng nhờ ơn xá từng phần. (Enchiridion Indulgentiarum, ấn bản 1999, concessio 29,§2,1°)

 

02

02

Tm

Thứ Bảy đầu tháng

Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời

Lễ nhất: Rm 6,3-9 / Ga 6,51-59

Lễ nhì: Kn 3,1-9 / Lc 23,33.39-43

Lễ ba: Rm 5,5-11 / Ga 17,24-26

Thánh Vịnh Riêng

 

Lưu ý:

1. Theo Tông hiến ngày 10-08-1915, hôm nay mọi linh mục được phép cử hành hoặc đồng tế ba thánh lễ: có thể chỉ một ý lễ cho bất cứ ai và nhận bổng lễ, một lễ cầu nguyện cho mọi tín hữu đã qua đời và một lễ cầu nguyện theo ý Đức Giáo hoàng (không có bổng lễ đối với 2 lễ sau).

2. Hôm nay không được cử hành Thánh lễ nào khác, ngoại trừ Thánh lễ An táng.

 

03

03

X

CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN

Đnl 6,2-6 / Dt 7,23-28 / Mc 12,28-34

Thánh Martinô Porres, Tu sĩ (Tr)

Thánh Vịnh Tuần III

Phiên Chầu lượt: Vạn Đồn (B1), Martinô (E1), Kinh Tràm, Bình An (RG)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Trong cơn hấp hối tại vườn cây dầu , Chúa Giêsu có thái độ nào?

T. Trong cơn hấp hối, mặc dù Chúa Giêsu khiếp sợ cái  chết, nhưng Ngài vẫn một lòng vâng phục thánh ý Chúa Cha để cứu độ chúng ta. (x.Pl 2,8). (GLHT, 110)

CHIA SẺ

Trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã dâng trước chén Giao Ước mới mà Ngài lãnh nhận từ tay Chúa Cha. Tại Vườn Cây Dầu, trong cơn hấp hối, Ngài đã cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi phải uống chén này…” (Mt.26,39)

-  Dù bị mọi người và ngay cả bạn bè cũng bỏ rơi trong giờ phút khó khăn nhất, nhưng ý chí nhân loại của Con Thiên Chúa đã chiến đấu để hoàn toàn phục tùng Thánh Ý  Chúa Cha, sẵn sàng hiến mạng sống mình cho thế gian được sống . Đức Giêsu  đã nói lời “Xin Vâng”; “Lạy Cha , nếu chén này không thể rời khỏi Con , nhất định Con phải uống , thì xin cho ý Cha được thể hiện”. (Mt  26,42)

- Khi chấp nhận thánh ý Chúa Cha bằng ý chí nhân loại của mình, Chúa Giêsu chấp nhận cái chết có giá trị cứu chuộc của mình, để “tội lỗi của chúng ta, chính Ngài đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá”. (1Pr 2,24)

 

04

04

Tr

Thứ Hai

Thánh Carôlô Bôrômêô, Giám mục - Lễ nhớ

Pl 2,1-4 / Lc 14,12-14

05

05

X

Thứ Ba

Pl 2,5-11 / Lc 14,15-24

06

06

X

Thứ Tư

Pl 2,12-18 / Lc 14,25-33

07

07

X

Thứ Năm đầu tháng

Pl 3,3-8 / Lc 15,1-10

Giáo phận Long Xuyên cầu nguyện cho các Giáo sĩ và Tu sĩ từng phục vụ trong Giáo phận đã qua đời

08

08

X

Thứ Sáu

Pl 3,17- 4,1 / Lc 16,1-8

09

09

Tr

Thứ Bảy

Cung Hiến Thánh Đường Latêranô

Lễ kính

Ed 47,1-2.8-9.12 / 1Cr 3,9b-11.16-17

Ga 2,13-22

Thánh Vịnh Riêng

10

10

X

CHÚA NHẬT XXXII THƯỜNG NIÊN

1V 17,10-16 / Dt 9,24-28 / Mc 12,38-44

(hoặc Mc 12,41-44)

Không cử hành lễ Thánh Lêô Cả, Giáo hoàng, Tiến sĩ Hội Thánh

Thánh Vịnh Tuần IV

Phiên Chầu lượt: Thánh Gia (7A), Tân Châu, Thị Đam, Giuse (Rivera)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Hy tế của Chúa Giêsu trên Thập giá đem lại cho chúng  ta điều gì?

T. Hy tế của Chúa Giêsu trên thập giá xóa bỏ tội trần gian và giao hòa toàn thể nhân loại với Chúa Cha. (x.Ga 1,29) (GLHT, 111)

CHIA SẺ

- Đức Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta đã chọn cây  thập giá để gánh vác tội lỗi và mang lấy nỗi đau khổ của thế gian. Ngài vừa là hy tế Vượt Qua hoàn tất việc cứu độ chung cuộc loài người , vì “Ngài là Chiên Thiên Chúa , Đấng xoá bỏ tội trần gian” (Ga. 1,29), vừa là hy tế của Giao Ước mới cho con người hiệp thông lại với Thiên Chúa, bằng việc giao hoà con người với Thiên Chúa, nhờ “Máu được đổ ra cho muôn người được tha tội”. (Mt 26,28)

- Hy tế của Ngài duy nhất, được hoàn tất và vượt trên mọi hy tế, bởi vì trước hết , đó là hồng ân của chính Chúa Cha, đã phó nộp Con mình để giao hoà chúng ta với Ngài; Kế đến là việc Con Thiên Chúa làm người tự ý hiến dâng mạng sống mình cho Chúa Cha, nhờ Chúa Thánh Thần , để đền bù sự bất tuân của chúng ta bằng sự vâng phục của Ngài.

- Nhờ sự vâng phục đối với Chúa Cha, vâng phục trọn vẹn cho đến nỗi “chết trên cây thập tự” (Pl 2,8), Chúa Giêsu đã hoàn thành sứ vụ đền tội của Người Tôi trung đau khổ, Đấng làm cho muôn người nên công chính và chính Ngài gánh lấy tội  lỗi của họ. (Is 53,11; Rm 5,19)

Vậy chúng ta hãy tôn thờ và yêu mến Thập Giá Chúa Giêsu.

 

11

11

Tr

Thứ Hai

Thánh Martinô, Giám mục - Lễ nhớ

Tt 1,1-9 / Lc 17,1-6

12

12

Đ

Thứ Ba

Thánh Josaphat, Giám mục, Tử đạo

Lễ Nhớ

Tt 2,1-8.11-14 / Lc 17,7-10

  13

13

X

Thứ Tư

Tt 3,1-7 / Lc 17,11-19

14

14

X

Thứ Năm

Plm 7-20 / Lc 17,20-25

15

15

X

Thứ Sáu

2Ga 4-9 / Lc 17,26-37

Thánh Albertô Cả, Giám mục

Tiến sĩ Hội Thánh (Tr)

16

16

X

Thứ Bảy

3Ga 5-8 / Lc 18,1-8

Thánh Margarita Scotland (Tr)

Thánh Gertruđê, Trinh nữ (Tr)

17

17

X

CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN

Đn 12,1-3 / Dt 10,11-14.18 / Mc 13,24-32

Không cử hành lễ Thánh Elizabeth Hungari

Được Kính Trọng Thể

Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam (Đ)

Kn 3,1-9 / 1Cr 1,17-25 / Mt 10,17-22

(Hội đồng Giám mục Việt Nam, khóa họp tháng 04-1991)

Phụng vụ Lời Chúa: chọn trong số lễ chung kính Các Thánh Tử đạo

Thánh Vịnh Tuần I

Phiên Chầu lượt: Tân Lập, Đông Hưng (Thứ 10)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Vì sao Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ vác thập giá mình?

T. Vì Chúa Giêsu muốn các môn đệ kết hợp với hy tế cứu độ của Ngài. (GLHT, 112)

CHIA SẺ

“Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. (Mt 16, 24)

-  Thánh Giá là hy tế duy nhất của Đức Kitô, Đấng trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người (1Tm 2,5). Một cách nào đó, Ngài đã kết hợp với toàn thể nhân loại, đồng thời ban cho mọi người khả năng được kết hợp vào mầu nhiệm Vượt Qua. Ngài đã mời gọi các môn đệ vác thập giá đi theo Ngài. Ngài đã chịu khổ nạn vì chúng ta và đã để lại một gương mẫu cho chúng ta dõi bước theo Ngài. (Mt 16,24)

- Ngài cũng muốn những người đầu tiên hưởng nhờ hy tế cứu chuộc của Ngài được kết hợp vào hy tế ấy (Mc 10,39). Điều đó được thực hiện một cách cao cả nhất nơi Mẹ Ngài. Mẹ được liên kết với mầu nhiệm cuộc khổ nạn cứu chuộc của Ngài một cách mật thiết hơn bất cứ ai khác. (Lc 2,35)

Thánh nữ Rôsa Lima đã nói: “Đây là chiếc thang thật duy nhất của thiên đàng, và ngoài thập giá, không có chiếc thang nào khác để lên trời”. Cho nên, trung thành chu toàn bổn phận hằng ngày là vác thập giá mình theo Chúa.

 

18

18

X

Thứ Hai

Kh 1,1-4;2,1-5a / Lc 18,35-43

Cung hiến Thánh đường Thánh Phêrô và Thánh đường Thánh Phaolô (Tr)

19

19

X

Thứ Ba

Kh 3,1-6.14-22 / Lc 19,1-10

20

20

X

Thứ Tư

Kh 4,1-11 / Lc 19,11-28

21

21

Tr

Thứ Năm

Kh 5,1-10 / Lc 19,41-44

Đức Mẹ Dâng Mình Trong Đền Thờ - Lễ nhớ

Dcr 2,14-17 / Mt 12,46-50

 
  

22

22

Đ

Thứ Sáu

Thánh Cêcilia, Trinh Nữ, Tử Đạo - Lễ nhớ

 Kh 10,8-11 / Lc 19,45-48

23

23

X

Thứ Bảy

Kh 11,4-12 / Lc 20,27-40

Thánh Clêmentê I, Giáo hoàng, Tử đạo (Đ)

Thánh Côlumbanô, Viện phụ (Tr)

24

24

Tr

CHÚA NHẬT XXXIV THƯỜNG NIÊN

Đức Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ - Lễ trọng

Đn 7,13-14 / Kh 1,5-8 / Ga 18,33b-37

24/11/1960: NGÀY THÀNH LẬP GIÁO PHẬN

Thánh Vịnh Riêng

Phiên Chầu lượt: Đồng Tâm (3B), Kiến Thành, Kitô Vua (C1), Kitô Vua (1B)

 

GIÁO LÝ CỘNG ĐỒNG

H. Thân xác của Chúa Giêsu ở trong tình trạng nào khi Ngài nằm trong mồ?

T. Chúa Giêsu đã chết thật và đã được mai táng trong mồ, nhưng quyền năng Thiên Chúa gìn giữ thân xác Ngài không bị hư nát. (GLHT, 113)

CHIA SẺ

-  Chúa Giêsu “đã phải nếm sự chết là để cho mọi người được cứu độ, nhờ ơn Thiên Chúa” (Dt  2,9). Bởi vì trong ý định cứu độ do Thiên Chúa an bài, không những Ngài “chết vì tội lỗi chúng ta” (1Cr  15,3), mà còn phải “nếm sự chết” , nghĩa là trải qua cái chết theo bản tính tự nhiên, từ lúc Người tắt thở trên thập giá cho đến khi sống lại.

- Cái chết của Chúa Giêsu là cái chết thực sự, vì đã chấm dứt cuộc đời trần thế của Ngài . Nhưng bởi Ngôi vị Chúa Con vẫn kết hợp với thân xác Ngài , nên thân xác ấy không trở thành một thi hài như trong những trường hợp khác, “vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người mãi” (Cv  2,24). Quyền năng Thiên Chúa đã gìn giữ thân xác Ngài khỏi bị hư nát, như Thánh Vịnh 16: “Cả thân xác con nghỉ ngơi trong niềm hy vọng rằng: Chúa chẳng đành bỏ mặc linh hồn con trong cõi âm ty; cũng không để vị Thánh của Ngài phải hư nát”. (Cv  2,26-27)

- Hãy năng suy niệm về Mầu nhiệm sự chết của Chúa Giêsu để biết sẵn sàng đón nhận giờ chết của mình.

 

25

25

X

Thứ Hai Tuần XXXIV Thường Niên

Kh 14,1-3.4b-5 / Lc 21,1-4

Thánh Catarina Alexandria, Trinh nữ, Tử đạo (Đ)

Thánh Vịnh Tuần II

Kính trọng thể lễ Thánh Andrê Dũng Lạc

Linh mục và Các Bạn Tử Đạo Tại Việt Nam - Lễ trọng (Đ)

Bổn mạng của Giáo Hội Việt Nam

Phụng vụ Lời Chúa: chọn trong số lễ chung kính các Thánh Tử Đạo:

2Mcb 7,1.20-23.27b-29 (hoặc Kn 3,1-9)

1Cr 1,17-25 / Lc 9,23-26

26

26

X

Thứ Ba

Kh 14,14-19 / Lc 21,5-114

27

27

X

Thứ Tư

Kh 15,1-4 / Lc 21,12-19

28

28

X

Thứ Năm

Kh 18,1-2.21-23;19,1-3.9a  / Lc 21,20-28

29

29

X

Thứ Sáu

Kh 20,1-4.11-21,2 / Lc 21,29-33

30

30

Đ

Thứ Bảy

Kh 22,1-7 / Lc 21,34-36

Thánh Anrê, Tông đồ - Lễ kính

Rm 10,9-18 / Mt 4,18-22

Thánh Vịnh Riêng

 

 

THÁNG 12/2024

Ý CẦU NGUYỆN

CẦU CHO NHỮNG NGƯỜI HÀNH HƯƠNG

CỦA NIỀM HY VỌNG

 

Chúng ta hãy cầu nguyện để Năm Thánh này củng cố đức tin cho chúng ta, giúp chúng ta nhận ra Chúa Kitô phục sinh ngay giữa cuộc đời của chúng ta và biến đổi chúng ta thành những người hành hương của niềm hy vọng Kitô giáo.

 

PHỤNG VỤ NĂM C 2024-2025

(ẤT TỴ)

01/12

01/11

Tm

CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG

Gr 33,14-16 / 1Tx 3,12-4, 2 / Lc 21,25-28. 34-36

Thánh Vịnh Tuần I

02

02

Tm

Thứ Hai

Is 2,1-5 (hoặc Is 4,2-6) / Mt 8,5-11

03

03

Tr

Thứ Ba

Is 11,1-10 / Lc 10,21-24

Thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục - Lễ Nhớ

Bổn mạng các xứ truyền giáo

1Cr 9,16-19.22-23 / Mc 16,15-20

04

04

Tm

Thứ Tư

Is 25,6-10a / Mt 15,29-37

Thánh Gioan Đamas, Linh mục

Tiến sĩ Hội Thánh (Tr)

05

05

Tm

Thứ Năm đầu tháng

Is 26,1-6 / Mt 7,21.24-27

06

06

Tm

Thứ Sáu đầu tháng

Is 29,17-24 / Mt 9,27-31

Thánh Nicolas, Giám mục (Tr)

07

07

Tr

Thứ Bảy đầu tháng

Thánh Ambrôsiô, Giám mục

Tiến sĩ Hội Thánh - Lễ nhớ

Is 30,19-21.23-26 / Mt 9,35-10,1.6-8

 

 

PHỤ TRƯƠNG II

NHỮNG ĐIỀU CẦN QUAN TÂM

I- HUẤN THỊ VỀ PHỤNG VỤ

Các mục tử không phải chỉ tuân giữ các Lề Luật trong các hoạt động Phụng vụ, để cử hành thành sự và hợp pháp mà thôi, nhưng còn phải làm cho tín hữu tham dự Phụng vụ một cách ý thức, linh động và hữu hiệu. (PV số 11)

Tác vụ của linh mục là tác vụ của toàn thể Giáo Hội. Vì thế không thể thi hành tác vụ này nếu không có sự vâng phục, sự hiệp thông cùng hàng giáo phẩm và chăm lo phục vụ Thiên Chúa và anh em. Bản chất phẩm trật của Phụng vụ, hiệu lực Bí tích và sự tôn trọng phải có đối với cộng đoàn giáo dân đòi linh mục phải chu toàn nhiệm vụ trong việc phượng tự như thừa tác viên và người phân phát trung tín các mầu nhiệm Thiên Chúa, và không được tự đưa vào những lễ nghi không được quy định và chấp nhận trong các sách Phụng vụ. (HT. Liturgicae instaurationes 5 - 9 -1970, cuối số 1)

II- NĂM PHỤNG VỤ

Giáo Hội, Mẹ hiền, ý thức mình có bổn phận cử hành các công trình cứu chuộc của Ðấng Phu Quân chí thánh bằng việc tưởng niệm vào những ngày ấn định trong năm. Mỗi tuần, vào ngày gọi là ngày Chúa Nhật, Giáo Hội tưởng nhớ việc Chúa Phục Sinh; mỗi năm một lần Giáo Hội còn cử hành mầu nhiệm ấy hết sức trọng thể vào dịp lễ Chúa Phục Sinh, cùng với cuộc Thương Khó hồng phúc của Người.

Giáo Hội còn phô diễn trọn mầu nhiệm Chúa Kitô qua chu kỳ một năm, từ Nhập Thể, Giáng Sinh, đến Thăng Thiên, Hiện Xuống, cùng với sự mong đợi niềm hy vọng hồng phúc và ngày Chúa lại đến.

Trong khi cử hành những Mầu Nhiệm Cứu Chuộc như thế, Giáo Hội rộng mở cho các tín hữu sản nghiệp nhân đức và công nghiệp của Chúa, khiến cho những mầu nhiệm này có thể nói là hiện diện qua mọi thời đại, ngõ hầu các tín hữu tiếp xúc với các mầu nhiệm đó sẽ được đầy tràn ơn cứu chuộc. (PV 102)

“Vào các ngày khác nhau trong năm, theo khuôn phép truyền thống, Giáo Hội kiện toàn việc huấn luyện tín hữu bằng những việc thao luyện đạo đức hồn xác, bằng việc giảng dạy, sự cầu nguyện, các việc hy sinh hãm mình và từ thiện bác ái”. (PV 105)

“Phải liệu sao cho các tín hữu lưu tâm trước hết đến việc giữ các lễ về Chúa và các mùa trong năm phụng vụ với tinh thần đạo đức. Về những gì họ cử hành và tuyên xưng ngoài miệng trong các lễ và mùa phụng vụ đó, thì họ tin trong lòng, và những gì họ tin trong lòng thì họ lại đem ra thực hành trong nếp sống cá nhân cũng như xã hội”. (CE 232)

Như vậy, tâm điểm của Năm Phụng vụ là mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô, khởi đầu năm phụng vụ với CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG và kết thúc với lễ Chúa Kitô Vua, xen kẽ vào các mầu nhiệm kính Chúa, Đức Maria và các thánh, và cao điểm vẫn là Tam Nhật Vượt Qua.

LƯU Ý:

Năm Phụng Vụ bắt đầu từ CHÚA NHẬT 1 MÙA VỌNG, nghĩa là có thể ngay từ cuối tháng 11 dương lịch.

1. NGÀY PHỤNG VỤ

Ngày phụng vụ diễn tiến từ nửa đêm này cho đến nửa đêm sau, nhưng việc cử hành ngày Chúa Nhật và các lễ trọng bắt đầu ngay từ chiều ngày hôm trước. (AC, 3)

Chúa Nhật, ngày thứ nhất trong tuần, Hội Thánh họp mừng mầu nhiệm Vượt Qua. Vì thế Chúa Nhật chính là ngày lễ quan trọng nhất. Theo Giáo luật khoản 1 điều 1248: “Ai đã tham dự Thánh lễ được cử hành theo lễ nghi Công giáo bất kỳ ở đâu trong chính ngày lễ buộc hoặc chiều ngày áp lễ thì đã chu toàn luật buộc tham dự Thánh lễ”.

2. BẬC LỄ:

Lịch phụng vụ chia làm ba bậc lễ để kính nhớ các mầu nhiệm của Chúa, các đặc ân của Đức Maria và các thánh:

A) LỄ TRỌNG

Lễ trọng chia làm hai loại: lễ trọng chung và lễ trọng riêng.

- Lễ trọng chung là các lễ trọng được xác định rõ trong sách phụng vụ mà toàn thể Hội Thánh phải mừng kính. Có 17 lễ trọng chung cho Giáo Hội toàn cầu: 10 lễ kính Chúa, 3 lễ kính Đức Maria và 4 lễ kính các thánh. Lễ Phục Sinh và Giáng Sinh là hai lễ trọng đặc biệt, kéo dài trong 8 ngày gọi là tuần Bát Nhật, tuy nhiên tuần Bát Nhật Giáng Sinh không được ưu tiên như tuần Bát Nhật Phục sinh.

- Lễ trọng riêng chỉ được mừng kính trong một Hội Thánh địa phương. Chẳng hạn lễ Các thánh tử đạo Việt Nam (24/11) là lễ trọng riêng đối với Hội Thánh Việt Nam vì là lễ bổn mạng Hội Thánh Việt Nam, còn đối với Hội Thánh toàn cầu chỉ là lễ nhớ.

Tất cả các lễ trọng chung hay riêng đều được bắt đầu từ Kinh Chiều I ngày hôm trước, nghĩa là ngày mừng lễ sẽ dài hơn một ngày bình thường. Vì thế thánh lễ chiều hôm trước (sau Kinh Chiều I) đều phải cử hành lễ trọng kính của ngày hôm sau, nghĩa là ngày chính lễ, ngoại trừ một vài lễ có lễ vọng thì phải cử hành lễ vọng (Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đức Maria lên trời, Sinh nhật Thánh Gioan Tiền Hô, Thánh Phêrô và Thánh Phaolô).

B) LỄ KÍNH 

Lễ kính ở bậc thấp hơn lễ trọng và chỉ giới hạn trong một ngày bình thường nên không có Kinh Chiều I, trừ lễ kính Chúa trùng vào ngày Chúa Nhật thường niên. Lịch phụng vụ đề ra ba loại lễ kính: 6 lễ kính Chúa, 2 lễ kính Đức Maria, 17 lễ kính các thánh (Giáo Hội Việt Nam mừng thêm 2 lễ kính riêng: Thánh Têrêxa và Thánh Phanxicô Xaviê).

C) LỄ NHỚ

Lễ nhớ chia làm hai loại : lễ nhớ buộc và lễ nhớ tùy ý. Các ngày lễ nhớ buộc trong mùa Chay thì chỉ mừng như lễ nhớ tùy ý, không bó buộc phải cử hành. Khi lịch chung để tên nhiều vị thánh kính nhớ tùy ý trong cùng một ngày thì chỉ chọn một vị thánh để mừng, còn những vị khác được bỏ.

D) LỄ THEO NHU CẦU:

Ngoài ra còn có các lễ theo nhu cầu:

Có ba loại lễ theo nhu cầu:

- Lễ có nghi thức riêng thường đi kèm với việc cử hành một bí tích nào đó: Hôn Phối, Truyền Chức, Thêm Sức...

- Lễ do nhu cầu tùy theo hoàn cảnh: lễ tạ ơn, lễ cầu mùa…

- Lễ ngoại lịch là lễ do lòng đạo đức của giáo dân đòi hỏi: thứ Sáu kính Thánh Tâm, thứ Bảy kính Đức Mẹ...

Tuy nhiên, các lễ theo nhu cầu được cử hành hay không, còn tùy thuộc vào các mùa hoặc lịch phụng vụ.

E) LỄ KÍNH TRỌNG THỂ.

“Để phục vụ lợi ích mục vụ cho giáo dân, trong các Chúa Nhật Thường Niên, được phép mừng các lễ nào gặp trong tuần mà được giáo dân sùng mộ, miễn là những lễ ấy cao hơn chính ngày Chúa Nhật theo bảng ghi thứ tự ưu tiên. Có thể mừng các lễ ấy trong mọi thánh lễ có đông giáo dân tham dự” (AC 58).

Theo Niên Lịch Phụng Vụ số 58 nói trên thì được cử hành Thánh lễ quen gọi là “kính trọng thể”, nghĩa là mừng kính cách đặc biệt hơn vào ngày Chúa Nhật thường niên và cả mùa Giáng Sinh trước hay sau đó, các lễ trọng và lễ kính được ghi trong bảng thứ tự ưu tiên dưới đây, cũng như những lễ gắn liền với lòng sùng mộ của tín hữu nhưng rơi vào ngày thường trong tuần. Các lễ này có thể được cử hành trong mọi Thánh lễ có đông tín hữu tham dự.

(ví dụ: lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam 24/11 được dời lên Chúa Nhật trước vì Chúa Nhật sau đó thường là lễ Chúa Kitô Vua; lễ Mân Côi tuy là lễ nhớ buộc nhưng được mừng kính trọng thể vào Chúa Nhật).

THỨ TỰ ƯU TIÊN

TRONG VIỆC CỬ HÀNH CÁC NGÀY PHỤNG VỤ:

I

1. TAM NHẬT VƯỢT QUA tưởng niệm cuộc Thương khó và Phục Sinh của Chúa.

2. - Lễ Giáng Sinh, Hiển Linh, Thăng Thiên và Hiện Xuống.

    - Các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh.

    - Thánh lễ an táng được cử hành bất cứ ngày nào trừ những ngày lễ trọng buộc, thứ Năm Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua và các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh. (IM 380)

    - Thứ Tư Lễ Tro.

    - Các ngày trong Tuần Thánh từ thứ Hai đến hết thứ Năm.

    - Các ngày trong Tuần Bát Nhật Phục sinh.

3. - Các lễ trọng kính Chúa, Đức Mẹ và các Thánh có ghi trong

       lịch chung.

    - Lễ cầu cho mọi tín hữu đã qua đời (2/11)

4. Các lễ trọng riêng, tức là:

  1. Lễ trọng thánh bổn mạng chính của địa phương, thành
  2. phố hay quốc gia;
  3. Lễ trọng Cung hiến thánh đường, hay ngày kỷ niệm
  4. cung hiến thánh đường đó.
  5. Lễ trọng mừng tước hiệu của nhà thờ.
  6. Lễ trọng của dòng tu hay tu hội mừng tước hiệu, hoặc 
  7. thánh sáng lập dòng, hay bổn mạng chính của dòng.

II

5. Các lễ kính Chúa có ghi trong lịch chung.

6. Các Chúa Nhật mùa Giáng Sinh và Thường Niên.

7. Các lễ kính Đức Mẹ và các thánh có ghi trong lịch chung.

8. Các lễ kính riêng, tức là:

  1. Lễ bổn mạng của chính địa phận.
  2. Lễ kỷ niệm cung hiến nhà thờ Chánh Tòa.

 

  1. Lễ kính bổn mạng chính của miền, tỉnh, nước hay một vùng rộng lớn.
  2. Lễ kính của dòng tu hay tu hội và tỉnh dòng mừng tước hiệu, thánh sáng lập, thánh bổn mạng, trừ những điểm đã nói trong số 4.
  3. Các lễ kính khác có ghi trong lịch địa phận, dòng tu hay tu hội.

Thánh lễ cầu hồn khi vừa được tin một người qua đời hay trong ngày giỗ đầu (IM 381)

9. - Các ngày trong tuần thuộc Mùa Vọng từ 17/12 đến hết 24/12.

    - Các ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh.

    - Các ngày trong tuần Mùa Chay.

III

10. Các lễ nhớ buộc có ghi trong lịch chung.

11. Các lễ nhớ buộc riêng, tức là:

  1. Các lễ nhớ bổn mạng thứ hai của địa phương, địa phận, miền hay tỉnh, quốc gia, một vùng rộng lớn, của dòng tu hay tu hội và tỉnh dòng.
  2. Ít nhiều lễ nhớ bắt buộc riêng của một vài nhà thờ.

12. Các lễ nhớ buộc và các lễ nhớ không buộc trong Mùa Chay.

13. -  Các ngày trong tuần, từ đầu Mùa Vọng đến hết 16/12.

  • Các ngày trong tuần mùa Giáng Sinh từ 2/1 đến thứ Bảy sau

lễ Hiển Linh.

  • Các ngày trong tuần thuộc Mùa Phục sinh, từ thứ Hai sau

tuần Bát Nhật Phục Sinh đến thứ Bảy trước lễ Hiện Xuống.

  • Thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch theo lòng đạo đức của

giáo dân (IM 377).

  • Thánh lễ cầu hồn hằng ngày (IM 381)
  • Các ngày trong tuần thuộc mùa Thường niên.

III. LỰA CHỌN CÁC THÁNH LỄ

1. Vào các ngày lễ trọng, linh mục phải cử hành Thánh lễ theo lịch phụng vụ. (IM353). Nếu một lễ trọng trùng vào ngày có bậc ưu tiên cao hơn, sẽ được dời vào ngày gần nhất mà lễ đó có thể được cử hành. Nếu trùng với Chúa Nhật Phục Sinh, sẽ được dời đến sau tuần Bát Nhật.

2. Vào các ngày Chúa Nhật, các ngày thường Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh, cũng như các ngày lễ kính và lễ nhớ buộc:

a) Nếu cử hành Thánh lễ có giáo dân tham dự thì linh mục phải theo lịch phụng vụ mà Hội Thánh cử hành (IM 354a).

b) Nếu cử hành Thánh lễ riêng chỉ có một người giúp lễ thì linh mục có thể lựa chọn lịch phụng vụ của Hội Thánh hoặc lịch riêng (IM 354b).

3. Lễ nhớ tùy ý:

+ Các ngày trong tuần Mùa Vọng từ 17 đến 24-12;

+ Các ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh;

+ Các ngày trong tuần Mùa Chay trừ thứ Tư Lễ Tro và từ thứ Hai đến thứ Tư Tuần Thánh) thì làm lễ theo ngày trong tuần, nhưng có thể đọc lời nguyện nhập lễ của lễ nhớ được ghi trong lịch chung.

+ Các ngày trong tuần Mùa Vọng trước ngày 17-12;

+ Các ngày trong tuần Mùa Giáng Sinh từ ngày 02-01;

+ Các ngày trong tuần Mùa Phục Sinh;

thì có thể chọn lễ theo ngày trong tuần hoặc lễ vị Thánh được nhớ, hay vị Thánh có ghi trong danh mục các Thánh hôm đó. (IM 355a)

+ Vào các ngày thường Mùa Thường Niên, có thể chọn Thánh lễ của ngày thường đó, hoặc cử hành lễ nhớ không buộc hoặc Thánh lễ do nhu cầu quan trọng, hoặc Thánh lễ tùy lòng đạo đức. (IM 355c)

 + Vào các ngày thứ bảy mùa Thường Niên, khi không có lễ nhớ buộc, có thể cử hành lễ kính Đức Mẹ.

4. Khi có nhiều lễ trùng vào một ngày, phải cử hành lễ có bậc ưu tiên cao hơn theo thứ tự đã nêu trên.

5. Khi sử dụng quyền hạn để lựa chọn các bài đọc và lời nguyện trong Thánh lễ, linh mục phải lưu tâm đến lợi ích thiêng liêng chung của cộng đoàn hơn là chỉ làm theo ý riêng của mình. (AC 328)

IV- LỄ CẦU CHO GIÁO DÂN (Lễ Họ)

Giáo luật khoản 388: Đó là các lễ mà giám mục giáo phận dâng để chỉ cho giáo dân trong giáo phận.

Giáo luật khoản 534:

§1: Sau khi đã nhậm chức ở giáo xứ, vào mỗi Chúa Nhật và lễ buộc trong giáo phận, cha chánh xứ có nghĩa vụ phải dâng lễ cầu cho đoàn dân được trao phó cho Người. Nếu mắc ngăn trở chính đáng không dâng lễ như vậy được, Người phải nhờ linh mục khác dâng ý lễ thay trong chính ngày đó, hoặc chính Người sẽ dâng lễ vào những ngày khác.

§2. Cha chánh xứ nào coi sóc nhiều giáo xứ, thì chỉ buộc dâng một ý lễ, vào các ngày nói ở §1, để cầu cho tất cả đoàn dân được trao phó cho Người.

§3. Cha chánh xứ nào đã không chu toàn nghĩa vụ được nói đến ở §1 và §2, thì nếu đã bỏ bao nhiêu ý lễ, phải sớm hết sức dâng đủ bấy nhiêu ý lễ để cầu cho giáo dân.

Tại Việt Nam, theo văn thư ngày 11.11.1987 của Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc, các linh mục chánh xứ chỉ phải dâng lễ cầu cho giáo dân vào 11 ngày lễ sau:

  1. Lễ Chúa Giáng Sinh
  2. Lễ Chúa Hiển Linh
  3. Lễ thánh Giuse (19.03)
  4. Lễ Phục Sinh
  5. Lễ Thăng Thiên
  6. Lễ Hiện Xuống
  7. Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô
  8. Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Tông Đồ (29.6)
  9. Lễ Đức Mẹ Lên Trời (15.08)
  10. Lễ Các Thánh Nam Nữ (01.11)
  11. Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm (08.12)

V. THÁNH LỄ CỬ HÀNH CHIỀU HÔM TRƯỚC NGÀY LỄ BUỘC VÀ CHIỀU THỨ BẨY.

Thánh Bộ Phụng Tự có ra quy định về Phụng vụ cử hành chiều hôm trước ngày lễ buộc (SCCD, 10-1984, Not. 1984, tr 603-605). Trong phần nói về việc cử hành Thánh lễ, có viết như sau:

Xét quy định chung của GL 1248,1 về việc có thể giữ luật buộc “ngay từ ngày hôm trước”, thì luôn luôn dành ưu tiên cho Thánh lễ phải giữ theo luật buộc mà không phải quan tâm gì đến bậc phụng vụ của hai lễ cử hành trùng nhau”.

Sau đó, Bộ ra một số giải đáp và kết luận vẫn phải làm lễ Chúa Nhật vào chiều ngày thứ bẩy, khi gặp lễ trọng hay lễ kính trùng hợp.

Các Ordo cũ của nhà sách Vatican và của Nhà xuất bản Phụng vụ vẫn được soạn thảo theo quy định đó: “Thánh lễ chiều hôm trước ngày lễ buộc sẽ được sắp xếp với mọi yếu tố phải có (diễn giảng, lời nguyện tín hữu), hay nên có (dân chúng tham dự tích cực hơn bằng lời ca, tiếng hát, v.v...) trong thánh lễ của ngày lễ. Còn chính bản văn thánh lễ thì theo hẳn quy định về thứ tự ưu tiên của Thánh Bộ Phụng Tự...”

Vì vậy, trong thực tế, nếu lễ chiều thứ Bảy có giáo dân tham dự, thì sẽ cử hành lễ Chúa Nhật (tức là Thánh lễ Chúa Nhật hay Thánh lễ trùng vào Chúa Nhật năm đó). Để những lễ trọng trùng với Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh khỏi bị mất Thánh lễ vào chiều thứ Bảy (vì phải cử hành lễ Chúa Nhật), nên ngày 22-04-1990, Thánh Bộ Phụng Tự đã sửa đổi số AC 5 và cho chuyển các lễ bị ngăn trở đó sang ngày thứ Hai sau, thay vì đưa lên ngày thứ Bảy trước, như AC cũ quy định.

Trong các Ordo nói trên, cũng thấy có những quy định về các lễ buộc trùng với ngày thứ Bảy. Lịch này cũng dựa theo đó mà soạn, thí dụ lễ Đức Mẹ lên Trời ngày 15-08-1992.

VI. VỀ VIỆC CỬ HÀNH LỄ HÔN PHỐI.

Khi cử hành lễ Hôn phối trong Thánh lễ, thì chỉ được cử hành Thánh lễ Hôn phối trong một số ngày trong năm mà thôi.

Dựa theo CE và OCM mới (1990) các số 34, 54 và 56 (OCM cũ số 11), có liệt kê chi tiết như sau:

 

 

1. Không được cử hành Thánh lễ Hôn phối trong những ngày sau đây:

+ Các lễ trọng buộc cũng như không buộc.

+ Các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay, Mùa Phục Sinh.

+ Lễ Tro và các ngày khác trong Tuần Thánh.

+ Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời (2-11).

+ Các ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh.

Gặp những ngày đó, phải cử hành Thánh lễ theo ngày Phụng vụ và đọc các bài Sách Thánh của ngày lễ đó. Không được đọc một bài nào về Hôn Phối. Vẫn đọc lời chúc hôn trong Thánh lễ, và cuối lễ có thể dùng công thức ban phép lành cho đôi tân hôn.

2. Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh và Thường Niên:

Cử hành thánh lễ Chúa Nhật, nhưng trong các bài Sách Thánh, có thể đọc một bài về Hôn Phối. Nếu cử hành Hôn Phối trong Thánh lễ không có cộng đồng giáo xứ tham dự, thì có thể cử hành toàn bộ Thánh lễ Hôn phối.

Tuyệt đối tránh cử hành Hôn phối ngày thứ Sáu và thứ Bảy Tuần Thánh.

VII. BẢNG CHỈ DẪN VIỆC CỬ HÀNH THÁNH LỄ CÓ NGHI THỨC RIÊNG, THÁNH LỄ TÙY NHU CẦU VÀ THÁNH LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI.

Chữ viết tắt:

V1     Thánh lễ có nghi thức riêng. (IM 372)

Thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch do Giám mục Giáo phận chỉ định hoặc cho phép khi có nhu cầu hay lợi ích mục vụ quan trọng. (IM 374)

V2     Thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch theo sự xét đoán của vị phụ trách thánh đường hay của linh mục chủ tế, nếu có nhu cầu thật sự hoặc lợi ích mục vụ đòi hỏi. (IM 376)

V3     Thánh lễ tùy nhu cầu và ngoại lịch do linh mục chọn theo lòng đạo đức của giáo dân. (IM 373, IM 377)

D1    Thánh lễ an táng. (IM 380)

D2     Thánh lễ khi nhận được tin báo tử hoặc trong ngày giỗ đầu.

D3     Thánh lễ cầu hồn hàng ngày. (IM 381)

 

 

 

Để áp dụng:

Ký hiệu            + : được cử hành  – : không được cử hành

  1.  

- Các lễ trọng buộc, các Chúa Nhật Mùa

Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh.

- Thứ Năm Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua

- V1, V2, V3

- D1, D2, D3

  1.  

- Các lễ trọng không buộc.

- Lễ cầu cho tất cả các tín hữu đã qua đời.

- Thứ Tư lễ Tro,

  Thứ Hai, Ba, Tư Tuần Thánh

- Các ngày trong tuần Bát Nhật Phục Sinh

 

- V1, V2, V3, D2, D3

+ D1

 

  1.  

- Các Chúa Nhật Mùa Giáng Sinh

  và Mùa Thường Niên

- Các lễ kính

- V2, V3, D2, D3

+ D1, V1

  1.  

- Các ngày từ 17 đến 24 tháng 12

- Các ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh

- Các ngày thường trong Mùa Chay

- V2, V3, D3

+ V1, D1, D2

  1.  

- Các lễ nhớ buộc

- Các ngày thường Mùa Vọng trước ngày 16.12

- Các ngày thường Mùa Giáng Sinh sau 2.1

- Các ngày thường Mùa Phục Sinh sau Bát Nhật

- V3, D3

+ V1, V2, D1, D2

  1.  

- Các lễ nhớ không buộc

- Các ngày thường Mùa Thường Niên

+ V1, V2, V3

+ D1, D2, D3

 

VIII. THÁNH LỄ CẦU CHO NGƯỜI ĐÃ QUA ĐỜI

Thánh lễ An táng được cử hành bất cứ ngày nào, trừ ngày lễ trọng buộc, thứ Năm Tuần Thánh, Tam Nhật Vượt Qua và các Chúa Nhật Mùa Vọng, Mùa Chay và Mùa Phục Sinh (IM 380). Nếu cử hành an táng vào các ngày này, người ta buộc phải dùng bản văn và bài đọc của ngày lễ đó, và sau lời nguyện hiệp lễ được làm nghi thức từ biệt.

Thánh lễ đưa chân (lễ hối tử) khi nhận được tin báo tử hoặc thánh lễ cầu hồn trong ngày giỗ đầu có thể được cử hành vào những ngày trong tuần Bát Nhật Giáng Sinh, ngày lễ nhớ buộc, các ngày thường không có lễ nào được ghi trong lịch, ngoại trừ thứ Tư lễ Tro và Tuần Thánh. (IM 381)

Thánh lễ cầu hồn hằng ngày có thể được cử hành vào các ngày thường của Mùa Thường Niên có lễ nhớ không bắt buộc, hoặc các ngày thường không có lễ nào được ghi trong lịch. (IM 381)

IX. PHÂN BIỆT TƯỚC HIỆU VÀ BỔN MẠNG

1- Tước hiệu: là danh hiệu, là tên gọi của một nhà thờ, Dòng tu, Tu hội v.v…

* Chọn tước hiệu: Được chọn Thiên Chúa Ba Ngôi hoặc từng Ngôi Vị Thiên Chúa, Đức Giêsu Kitô, Đức Trinh Nữ Maria với những danh hiệu đã được mừng kính trong phụng vụ, các thiên thần, các thánh. Các Á Thánh chỉ được chọn khi có phép đặc biệt của Tòa Thánh[2].

Tước hiệu được đặt khi nhà thờ được làm phép hay cung hiến[3], và chỉ một tước hiệu mà thôi[4]. Một khi nhà thờ đã cung hiến, thì không được thay đổi tước hiệu nữa[5].

2- Thánh bổn mạng: là vị thánh được tôn kính như vị bảo trợ hay vị chuyển cầu lên trước Tòa Chúa cho chúng ta[6].

* Chọn thánh bổn mạng: Được chọn Đức Trinh Nữ Maria, các Thiên Thần, các Thánh. Các Á Thánh chỉ được chọn khi có phép đặc biệt của Tòa Thánh. Tuyệt đối không được chọn Thiên Chúa Ba Ngôi hay một Ngôi Vị Thiên Chúa làm bổn mạng[7] (vì Thiên Chúa ban ơn, chứ không chuyển cầu lên trước Tòa ai cả).

Tóm lại, chỉ có thể chọn một tước hiệu cho nhà thờ[8], Dòng tu, Tu hội[9], v.v…  chứ không chọn tước hiệu cho một giáo xứ. Và, cũng chỉ có thể chọn thánh bổn mạng cho giáo xứ, giáo phận, thành phố, quốc gia[10] hay cho Dòng tu, các hiệp hội, tổ chức, các nhóm[11], v.v… chứ không có bổn mạng của nhà thờ (hoặc các cơ sở vật chất khác), bởi lẽ, vị thánh bổn mạng có vai trò là vị bảo trợ cho con người chứ không cho cơ sở vật chất.

3- Bậc lễ cử hành theo luật phụng vụ:

+ Lễ kính tước hiệu nhà thờ: cử hành theo bậc lễ trọng riêng[12].

+ Lễ kỷ niệm cung hiến nhà thờ: cử hành theo bậc lễ trọng riêng. Ngoài ra, ngày kỷ niệm cung hiến nhà thờ Chánh Tòa, bậc lễ trọng được cử hành tại nhà thờ Chánh Tòa, còn bậc lễ kính tại các nhà thờ khác trong Giáo phận[13].

+ Lễ Bổn Mạng chính của Giáo phận và giáo xứ: cử hành theo bậc lễ trọng riêng tại chính nơi đó[14]. Riêng lễ bổn mạng của Giáo phận, tại các nhà thờ khác trong Giáo phận được cử hành ở bậc lễ kính[15].

 

Bài cùng chuyên mục:

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7