Văn hóa - Lẽ sống

Làm lành cùng Chúa và đền bù tội lỗi

  • In trang này
  • Lượt xem: 854
  • Ngày đăng: 20/07/2023 07:18:47

LÀM LÀNH CÙNG CHÚA VÀ ĐỀN BÙ TỘI LỖI

 

Trong hy tế đền tội của Chúa Giêsu, Ngài can thiệp với Cha Ngài để Cha chiếu cố mà ưu ái đến chúng ta.

 

 

Hai thuật ngữ Kinh thánh “đền bù tội lỗi” và “làm lành cùng Chúa” đã bị quên lãng, nhưng lại nhấn mạnh hai khía cạnh bổ sung cho nhau rất thực này của hy tế Thập giá nhằm giúp cho chúng ta giao hòa với Thiên Chúa.

 

Một số đoạn Cựu Ước khiến người đọc hiện đại bối rối vì chúng ta sống trong một nền văn hóa rất khác với nền văn hóa của những con người trong Kinh thánh. Do đó, ngôn ngữ được sử dụng để mô tả các loại hy tế khác nhau được dân Do thái thực hiện trong Đền thờ đã trở nên xa lạ với hầu hết chúng ta. Chẳng hạn, ngày nay liệu người bình thường có thể phân biệt giữa hy tế đền tội và hy tế giao hòa không? Tuy nhiên, đây không phải là câu hỏi dành cho các học giả uyên bác bởi vì những hy tế của Giao ước cũ đều tiên báo hy tế Thập giá, theo mức độ của chúng. Thập giá thực sự là một hy tế đền tội và giao hòa. Như vậy, nắm bắt sự khác biệt giữa hai hạn từ này không phải là việc thừa thãi.

 

Chúa Giêsu, lễ phẩm đền tội và giao hòa

Chính xác, có một đoạn văn trong Tân Ước kết hợp hai thuật ngữ này lại với nhau. Đó là một câu trong thư thứ nhất của Thánh Gioan: “Nếu ai phạm tội, thì chúng ta có một Đấng Bào Chữa trước mặt Chúa Cha: đó là Chúa Giêsu Kitô, Đấng Công Chính. Chính Chúa Giêsu Kitô là của lễ đền tội của chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng còn tội lỗi cả thế gian nữa” (1 Ga 2, 1-2). Tuy nhiên, thuật ngữ “giao hòa, làm lành, làm nguôi cơ giận” (propitiation) được dịch là hilasmos trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “làm cho trở nên dễ chịu”. Bằng cách sử dụng từ này trong bức thư của mình, Thánh Gioan chỉ ra rằng mục đích hy tế của Chúa Giêsu là làm Thiên Chúa nguôi giận và làm cho Ngài chiếu cố đến chúng ta, gia ân cho chúng ta. Tuy nhiên, hilasmos cũng đề cập đến ý nghĩa là “đền tội” (expiation) có nghĩa là đền bù tội lỗi. Sự đền tội đề cập nhiều hơn đến hành động tẩy xóa tội lỗi. Từ Hy Lạp trong bản văn vì thế có hai nghĩa: làm cho Thiên Chúa nguôi giận mà chiếu cố đến mình và tẩy xóa tội lỗi. Sự khác biệt này chỉ dạy điều gì?

 

Thực ra, sắc thái này liên quan đến hai khía cạnh của hy tế Thập giá. Sắc thái đầu tiên liên quan đến việc sửa chữa tội lỗi bằng cách đền bù tội lỗi; khía cạnh thứ hai của Thập giá tương ứng với hành động làm cho con người trở nên đẹp lòng Thiên Chúa. Dĩ nhiên, hai chiều kích này có liên hệ với nhau: con người bước vào tình bạn với Chúa Cha nhờ được rửa sạch tội lỗi. Tuy nhiên, nếu có hai thuật ngữ như thế để làm rõ nét hy tế của Chúa Giêsu, thì việc xem xét hai mức độ sâu xa của sự cứu độ của Thập giá không phải là vô ích.

 

Sửa chữa lỗi lầm của chúng ta để nối lại tình bạn

Chúng ta hãy tóm tắt: qua việc đền bù tội lỗi, Chúa Giêsu sửa chữa và bù đắp cho tội lỗi của con người bằng cách đặt để tình yêu thương vào nơi không có tình yêu thương, giống như cách ta sửa chữa một việc ăn cắp bằng cách trả lại tiền cho người mà ta đã lấy cắp hoặc cải chính lời nói sau khi đã loan đi một lời nói không đúng sự thật về người ấy. Hình ảnh đầu tiên có thể giúp chúng ta hiểu lý lẽ ẩn sau hành động đền bù tội lỗi: con người đã cướp đi tình yêu của Thiên Chúa dành cho mình bằng cách quy hướng tình yêu đó vào chính mình (do quá yêu bản thân mình, gây phương hại cho Đấng Tạo Hóa và anh chị em của mình). Chúa Giêsu sửa chữa bằng cách dâng lên Cha Ngài danh dự và tình yêu thương mà Ngài có quyền được hưởng, và Ngài thực hiện điều đó bằng cách yêu mến Chúa Cha đến mức hy sinh tột cùng trên đồi Golgotha. Đây là khía cạnh “đau đớn” và phải trả giá của hy tế: thực hiện điều tốt lành thay cho điều ác đã gây ra.

 

Về phần mình, việc giao hòa (làm lành, làm nguôi cơn giận), tạo nên khía cạnh tích cực hơn của việc đền bù tội lỗi: một khi tội lỗi đã được sửa chữa, Thiên Chúa lại nhìn tôi bằng con mắt chiếu cố, nghĩa là bằng con mắt của người cha vốn luôn là của Ngài. Đó là khía cạnh “nhận được” (hành động đạt được) của hy tế: con người một lần nữa lại nhận được tình bạn của Thiên Chúa. Con người là kẻ nhận lãnh ân huệ, nghĩa là một người có đủ quyền hạn, với tư cách là con cái, ở trước sự hiện diện của Chúa Cha. Tuy nhiên, chúng ta hãy lưu ý đừng làm cho hai thuật ngữ trở nên đối lập cứng nhắc: nhưng cần hiểu, việc đền bù tội lỗi bao gồm một chiều kích nguyện giúp cầu thay. Trong hy tế đền tội của Chúa Giêsu, Ngài can thiệp với Cha Ngài để Cha chiếu cố mà ưu ái đến chúng ta.

 

Ý nghĩa của thập giá

Do đó, sự đền tội và sự làm lành giống như hai mặt của cùng một đồng tiền. Sự đền tội nhấn mạnh nhiều hơn đến khía cạnh hy tế phải trả giá đắt. Sự làm lành đòi hỏi nỗ lực và vất vả. Không phải Chúa muốn trả thù, mà bởi vì việc sửa chữa thiệt hại không bao giờ được thực hiện chỉ bằng một cái búng tay: không khác gì trong lãnh vực tôn giáo và luân lý cũng như trong cuộc sống hàng ngày, sự khác biệt là cái giá phải trả trong lãnh vực tôn giáo và luân lý quan trọng hơn rất nhiều, không thể kể xiết. Còn sự làm lành nhấn mạnh nhiều hơn đến mục đích của hy tế: tái lập chúng ta trong tình bạn với Thiên Chúa. Do đó, mặc dù đã có từ lâu đời, nhưng hai thuật ngữ này vẫn giữ được sự thích đáng của chúng nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa của Thập giá và… ý nghĩa của những thập giá mà chúng ta vác khi bước theo Chúa Giêsu.

 

Phêrô Phạm Văn Trung
Chuyển ngữ từ: 
fr.aleteia.org (08.07.2023)

 

Bài cùng chuyên mục:

Tại sao những người độc thân nên lần chuỗi Mân Côi? (27/04/2024 07:42:28 - Xem: 60)

Dưới đây là một số lý do tại sao việc lần hạt Mân Côi lại tốt cho người độc thân, và tại sao những năm tháng độc thân của bạn là thời điểm lý tưởng để gia tăng lòng sùng kính Đức Mẹ.

Tham gia là một ơn gọi? (20/04/2024 10:32:15 - Xem: 242)

Giáo hội tin rằng: sự hiệp thông hướng về truyền giáo và chính sự hiệp thông là truyền giáo[6]! Chẳng phải đây là hoa trái của ơn gọi tham gia sao?

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng (19/04/2024 00:52:04 - Xem: 259)

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các bậc cha mẹ quan tâm, giúp đỡ con cái lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa.

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh (11/04/2024 08:21:24 - Xem: 323)

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. Đức Kitô sống lại từ cõi chết là điểm mấu chốt cho toàn bộ đức tin của chúng ta.

Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội (01/04/2024 08:04:48 - Xem: 352)

Sau khi đăng nội dung nào đó trên nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ mất quyền kiểm soát và nhiều quyền của mình đối với những gì mình đã đăng.

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 560)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 495)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 647)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Ngày 8/3 trong Vườn Địa Đàng (07/03/2024 10:00:13 - Xem: 645)

Trong vườn địa đàng, người phụ nữ được A-đam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế.

Đức ái còn mãi (04/03/2024 08:34:32 - Xem: 438)

Tại sao mỗi lần đến Mùa Chay, con thường nghe Giáo hội mời gọi chúng ta bố thí, làm việc bác ái? Xin giải thích giúp con về ý nghĩa của việc này có khác với làm công quả bên Phật không?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7