Giáo hội toàn cầu

“Học thuyết xã hội của Giáo hội cho chúng ta thấy rằng áp dụng Tin Mừng, trước hết đó là một nghệ thuật sống”

  • In trang này
  • Lượt xem: 587
  • Ngày đăng: 11/05/2023 07:19:21

Khi Diễn đàn Dakêu diễn ra từ ngày 18/5, Johan Glaisner, thuộc Nhà Dakêu, cho thấy tính thời sự và sức mạnh của giáo huấn xã hội của Giáo hội. Không chỉ là một suy tư trí thức, học thuyết xã hội của Giáo hội mang lại một lối sống thực sự.

 

 

Vào năm 2009, Jacques Diouf, người Senegal, theo đạo Hồi, lúc đó là giám đốc Tổ chức Nông Lương (FAO) của Liên hiệp quốc, được  Đức Bênêđíctô XVI mời phát biểu trong Thượng hội đồng về châu Phi. Trong bài phát biểu của mình, ông đã chất vấn các tham dự viên: “Học thuyết xã hội của Giáo hội là một đóng góp rất quan trọng” để chăm lo cho việc quản lý hợp lý các nguồn tài nguyện và đấu tranh chống lại nạn đói.

 

“Học thuyết xã hội của Giáo hội”, “tư tưởng xã hội-Kitô giáo”, “giáo huấn xã hội – Kitô giáo”, rất nhiều cách diễn đạt để gợi lên cách thức Giáo hội tìm kiếm từ nhiều thế kỷ qua để thể hiện sứ điệp Tin Mừng sang ngôn ngữ đương đại. Do đó, Giáo hội muốn cho thấy tính thời sự nóng bỏng để cho phép không chỉ các tín hữu, mà còn cho tát cả những người thành tâm thiện chí, sống một sự hiệp nhất sâu xa trong tư tưởng, trong hy vọng và trong hành động.

 

Mối nguy là vẫn dừng lại ở giai đoạn trí thức

Dĩ nhiên, mỗi giáo huấn đều bao hàm một rủi ro: vẫn dừng lại ở giai đoan trí thức, trừu tượng, không nhập thế; những khái niệm đẹp đẽ kích thích mà người ta cẩn thận sắp xếp ở trong đầu và thốt ra ở một vài nơi đã được lựa chọn kỹ để cho thấy sự uyên bác của mình. Tuy nhiên, những nguyên tắc chung liên quan đến công ích, bổ trợ hay nhân phẩm đều có những hệ quả cụ thể trong phương thức tiêu dùng, chọn lựa tài chính, trách nhiệm của chúng ta…cho đến việc xây dựng một nền hòa bình bền vững.

Sự nảy nở hiện nay về những con đường và các sáng kiến để khám phá và đưa vào thực hành kho tàng này của Giáo hội góp phần mở rộng sự lan tỏa và cho thấy sức sống mới mẻ của nó. Những người đương thới của chúng ta khao khát những chuẩn mực cụ thể phù hợp với mọi hoàn cảnh, mọi nơi làm việc hay dân thấn, đặc biệt là giới trẻ. Đó là lý do hiện hữu của giáo huấn xã hội Kitô giáo! Để đáp ứng những thách thức chuyên nghiệp và cá nhân ngày càng phức tạp hơn nhiều trong khi vẫn trung thành với tinh thần của Tin Mừng, điều cấp bách là phải đào luyện bản thân và làm nêu bật giáo huấn này trong “men bột” của những dấn thân hằng ngày của chúng ta.

 

Một nghệ thuật sống giữa đời thường

Từ Đức Lêô XIII, với thông điệp Rerum novarum, vào năm 1891,về tình trạng của giới thợ thuyền, cho đếnn Đức Phanxicô với thông điệp Laudato si’ và Fratelli tutti, các Đức Giáo hoàng đã không ngừng đưa ra quan điểm về các vấn đề xã hội của thời mình, cụ thể và cơ bản, từ đó làm phong phú giáo huấn xã hội của Giáo hội. Những chất vấn mạnh mẽ này không nhằm mục đích giúp các Kitô hữu tỏa sáng trong xã hội bằng cách chứng tỏ cho người đương thời thấy rằng họ thông thạo hai từ Latinh – các tựa đề của các thông điệp – nhưng để hướng dẫn họ sống giữa đời thường, trong tư tưởng, lời nói và việc làm.

 

Sứ mạng này không phải là dễ dàng! Vấn đề là ở chỗ, sự thống nhất cuộc sống là một thách thức hiện sinh! Thách thức này là rất lớn: nó hệ tại sống mạch lạc sâu xa với những gì chúng ta được mời gọi trở thành. Tuy nhiên, chúng ta đã bị lôi cuốn vào một thế giới ngày càng phức tạp hơn, nơi mà trách nhiệm của chúng ta dường như ngày càng bị lu mờ đi. Làm thế nào để sống thực sự tự do? Làm thế nào để xây dựng một nền hòa bình bền vững xung quanh chúng ta?

 

Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở điều đó, “mọi sự đều liên kết”: các chọn lựa của tôi có một tác động đến thế giới, đến tha nhân và đến chính tôi. Do đó, chúng ta cũng được mời gọi thực hiện những hành vi cụ thể trong công việc, trong gia đình, giữa các bạn bè, trong các nhà thờ của mình. Chúng ta tự hỏi: tôi đã không sử dụng thứ gì từ một năm qua? Những gì tôi lưu trữ  là hữu ích hay vô ích? Có ai khác không cần đến nó sao? Áp dụng Tin Mừng, trước hét đó là phát triển một nghệ thuật sống. Giáo huấn xã hội-Kitô giáo hoạt động như một chiếc la bàn chỉ cho chúng ta điểm chính yếu để hướng tới. Việc tạo ra con đường thùy thuộc vào chúng ta.

 

Sứ điệp Tin Mừng

Cách đây đúng 60 năm, thánh Gioan XXIII đã công bố thông điệp Pacem in terris, một lời kêu gọi hòa bình cho toàn thế giới. Ngày kỷ niệm này sẽ thúc giúc chúng ta nhìn bằng cách nào chúng ta trở thành những người kiến tạo hòa bình. Một nền hòa bình mà chúng ta thấy nhu cầu cấp bách ngày nay.

 

Tự sâu xa, giáo huấn xã hội-Kitô giáo nhằm làm cho xã hội của chúng ta trở nên nhân bản hơn, bằng cách dựa vào một nền nhân chủng học đã được chứng minh từ hai nghìn năm qua. Việc cụ thể hóa giáo huấn này, để phục vụ cho sự biến đổi của thế giới chúng ta, chỉ có thể khai triển toàn bộ ảnh hưởng và tác dụng của nó khi dựa vào sự thống nhất các lực lượng của chúng ta.

 

Để truyền bá sứ điệp của Tin Mừng cho nhiều người nhất có thể và để mang lại hay gìn giữ hòa bình ở nơi sống và làm việc của chúng ta, chỉ một kinh nghiệm học hỏi và thực hành tập thể của chúng ta mới có thể mang lại cho chúng ta sức mạnh và sự đảm bảo cần thiết. Điều quan trọng là trao đổi, tự đặt ra câu hỏi, tự chất vấn và ngạc nhiên cùng với anh chị em chúng ta. Từ kinh nghiệm tập thể này và bằng việc dựa vào đó, chúng ta sẽ có thể lan truyền giáo huấn này vào áp dụng nó vào thực tế ở nơi chúng ta sống. Bởi vì chiều kích huynh đệ và cộng đồng là rất quan trọng để khám phá chính mình và hành động cách mạch lạc. Như Tin Mừng, giáo huấn xã hội không được đọc thuộc lòng, nó cần được sống.

 

Tý Linh
(theo, nhật báo 
La Croix)
Nguồn: 
xuanbichvietnam.net (09.5.2023)

 

Bài cùng chuyên mục:

Thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các Cha xứ (03/05/2024 21:48:45 - Xem: 144)

Tôi khuyến khích anh em, với tư cách là cha xứ, hãy đón nhận lời mời gọi này của Chúa để trở thành những người xây dựng một Giáo hội hiệp hành và truyền giáo,

Đức Phanxicô: “Mỗi lần tôi đi thăm nhà tù, tôi đều tự nhủ “vì sao là họ mà không là tôi?” (30/04/2024 19:06:19 - Xem: 210)

Cuộc gặp này là cuộc gặp Đức Phanxicô hằng thích. Nhà tù nằm trên đảo Giudecca, phía nam thành phố,

ĐTC Phanxicô: Hãy đến thăm ông bà vì đó là lợi ích của các con (29/04/2024 17:37:34 - Xem: 142)

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: chúng ta làm cho nhau tốt hơn bằng cách yêu thương nhau. Ngài chia sẻ những điều này như một “người ông” mong muốn chia sẻ đức tin của mình.

ĐTC thăm Venezia: Thánh Lễ tại quảng trường thánh Máccô (29/04/2024 17:29:17 - Xem: 108)

Hoạt động cuối cùng trong chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Venezia là thánh lễ tại Quảng trường thánh Maccô với khoảng 10.500 tín hữu.

Theo hồng y Parolin, những cải cách dưới triều Đức Phanxicô là không thể hủy được (27/04/2024 19:48:13 - Xem: 292)

Trong một thế giới của những lời nói bạo lực gây tổn thương và chia rẽ, lời của hồng y Parolin là lời của Giáo hội, là lời thoa dịu nhưng lại là lời có sức mạnh mang dấu ấn ngoại giao Vatican.

Đức Thánh Cha: Chủng sinh cần quan tâm đời sống thiêng liêng, học tập, cộng đoàn và tông đồ (21/04/2024 00:30:20 - Xem: 339)

“Con đường đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mục tử nhân lành, phải được thực hiện bằng cách quan tâm đến bốn khía cạnh:

ĐTC sẽ viếng thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore vào tháng 9 (12/04/2024 09:59:31 - Xem: 757)

Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Bộ Giáo lý Đức tin liệt kê "những vi phạm nghiêm trọng" đối với phẩm giá con người (10/04/2024 05:49:01 - Xem: 440)

Tuyên ngôn Dignitas infinita của Bộ Giáo lý Đức tin đòi hỏi 5 năm làm việc, và bao gồm huấn quyền của giáo hoàng trong thập niên qua

Số tín hữu Công giáo tăng từ 1,376 tỷ trong năm 2021 lên 1,390 tỷ vào năm 2022 (06/04/2024 08:11:14 - Xem: 258)

Trong thời gian này, 9 Tòa Giám mục mới và 1 đơn vị Giám quản Tông Tòa mới đã được thành lập;

Đức Thánh Cha: Người chính trực là người ngay thẳng, giản dị và chân thành (05/04/2024 07:36:21 - Xem: 269)

Đoạn Kinh Thánh mà Đức Thánh Cha dùng cho bài giáo lý hôm nay trích từ sách Châm Ngôn

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7