Giáo hội toàn cầu

Theo hồng y Parolin, những cải cách dưới triều Đức Phanxicô là không thể hủy được

  • In trang này
  • Lượt xem: 325
  • Ngày đăng: 27/04/2024 19:48:13

Trong một thế giới của những lời nói bạo lực gây tổn thương và chia rẽ, lời của hồng y Parolin là lời của Giáo hội, là lời thoa dịu nhưng lại là lời có sức mạnh mang dấu ấn  ngoại giao Vatican.

 

 

Hồng y Parolin và tác giả Ignazio Ingrao

 

Chuyện gì sẽ xảy ra với những cải cách của Đức Phanxicô? Những “tiến trình” về phúc âm hóa, về vai trò của phụ nữ và giáo dân và những vấn đề khác được khởi xướng hoặc đang tiến hành, không phải để chiếm chỗ – như Đức Gioan XXIII đã nói – mà để gợi lên những suy tư, những câu hỏi và trên hết là những câu trả lời cho Giáo hội và thế giới ngày nay.

 

Câu hỏi này là một trong “Năm câu hỏi kích động Giáo hội”, như tựa đề quyển sách của nhà vatican học Ignazio Ingrao được nhà xuất bản San Paolo xuất bản, và được tác giả trình bày ngày 24 tháng 4 trong căn phòng Spadolini đông đúc của bộ Văn hóa. Đó là một tuyển tập rộng lớn và nhiều mặt gồm các tin tức và các vấn đề thời sự của Giáo hội hoàn vũ – từ bổ nhiệm trong Giáo triều, mở rộng các Giáo hội Ngũ Tuần ở Châu Mỹ Latinh – đến huấn quyền Đức Phanxicô và các tài liệu của Tòa thánh như Fiducia supplicans.

 

Nguy cơ của quay trở lại

Ngồi cùng bàn với bộ trưởng bộ Văn hóa, Gennaro Sangiuliano, hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin trả lời từng câu hỏi được đặt ra trong quyển sách, bắt đầu từ câu hỏi cuối cùng về các tiến trình được thực hiện trong 11 năm triều Đức Phanxicô: “Điều gì sẽ xảy ra với những cải cách của Đức Phanxicô?” Với một số người, đây là mối đe dọa, với một số khác, đây là ảo tưởng: có nguy cơ đi lui không?”

 

Để trả lời, hồng y Parolin nhắc lời Thư Thánh Giacôbê: “Thưa anh em, xin anh em cứ kiên nhẫn cho tới ngày Chúa quang lâm…” Hồng y nói thêm: “Phân định không phải là một trực giác đơn giản, nhưng là kết quả của việc cầu nguyện liên tục trong Chúa Thánh Thần của những ai bình tâm kiên nhẫn, làm thế nào để tiếp tục và những gì phải làm cho Giáo hội. Chính vì đó là hành động của Thánh Thần nên không thể đi lui được.”

 

Giáo hội phải luôn được cải tổ, Ecclesia semper Reformanda

Vì thế chúng ta nói về “tiến trình không thể đi lui được” như tác giả Ingrao đã nói trong phần giới thiệu, qua đó, phải tương ứng với “đáp ứng mục vụ dù quan trọng và cần thiết nhưng chưa đủ, vì một đáp ứng mang tính đạo đức và luân lý là cần thiết”. Hồng y lặp lại những phát biểu của tác giả và nhắc lại câu tiếng la-tinh nổi tiếng “Ecclesia semper Reformanda”, Giáo hội phải luôn được đưa trở lại hình thức đúng đắn của nó. Hiến chế Tín lý về Hội thánh Lumen Gentium diễn tả như sau: “Trong khi Chúa Kitô không biết đến tội lỗi, Giáo hội bao gồm cả những người tội lỗi cần phải thanh tẩy chính mình, bằng cách tiến bước trên con đường sám hối và đổi mới.”

 

Khó khăn cũng là cơ hội

Trong bài phát biểu, ngài nhắc đến động từ “kích động” trong quyển sách của tác giả: “Động từ này đánh động tôi, vì nó mời gọi độc giả nhận thức và thận trọng để hiểu tình huống rắc rối và sợ hãi chúng ta thấy trong Tin Mừng Thánh Mátthêu: cảnh con thuyền trong bão táp: Trong lịch sử, mọi vượt qua đều là một hành trình, những khó khăn không chỉ bị cho là rắc rối, là nguy hiểm nhưng còn là cơ hội, là một phần trong phương pháp huấn dạy khôn ngoan của Thiên Chúa mà Ngài dùng để giáo dục chúng ta, làm cho chúng ta trưởng thành và tiến bộ.”

 

Niềm vui Tin Mừng

Hồng y Parolin cũng nhắc đến tông huấn Niềm vui Tin mừng Evangelii Gaudium, là chương trình của Đức Phanxicô để trả lời một trong năm câu hỏi của quyển sách: “Giáo hội ra đi ở đâu? Khoảng cách giữa Giáo hội với thực tế ngày nay là gì?” Hồng y đặt thêm một câu hỏi: “Điều gì đã xảy ra với niềm vui tái khám phá Tin Mừng này?” Ngài trả lời: “Nguy cơ lớn nhất của thế giới ngày nay là nỗi buồn mang tính cá nhân.”

 

Giới trẻ và Giáo hội Ngũ Tuần

Sau đó hồng y Parolin phân tích từng câu hỏi. Trước hết: một toàn cảnh về giới trẻ, luôn cân bằng giữa “người khám phá và tiền đồn của một xã hội bị các mạng xã hội phân tâm”. Những người trẻ nhạy cảm về sinh thái và xã hội, quan tâm sâu sắc đến thời đại và những thách thức của triều giáo hoàng, cảm xúc thực sự và khả năng ước mơ của họ phải được “đánh thức”. Câu hỏi thứ hai là, sự “mê hoặc” của các Giáo hội Ngũ Tuần ở châu Âu và đặc biệt ở Châu Mỹ La-tinh, ngài đưa ra những ý kiến khác nhau về hiện tượng này: giữa những người nói về hậu quả của hỗ trợ kinh tế của Hoa Kỳ “để chống sự trôi dạt của chủ nghĩa Mác bị thần học giải phóng cổ vũ” và những người, ngược lại, nhìn thấy một nghịch lý: “Giáo hội chọn người nghèo và người nghèo chọn những người theo đạo Ngũ Tuần”. Đúng hơn, hồng y muốn nhắc lại những gì Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô đã nói nhiều lần: “Giáo hội không phát triển qua việc chiêu dụ nhưng qua cuốn hút”.

 

Sự cởi mở với giáo dân và phụ nữ

Câu hỏi thứ ba về việc cởi mở với giáo dân và phụ nữ mang tính thời sự, trong quyển sách tác giả Ingrao hỏi: “Đó là thực tế hay bề ngoài?” Và hồng y trả lời bằng những lời trong quyển sách, qua đó tác giả ghi lại quan điểm của Đức Phanxicô về phụ nữ, đặc biệt trong tông huấn hậu thượng hội đồng Querida Amazonia qua hình ảnh dịu dàng của Mẹ Maria, và ở Thượng Hội đồng về tính đồng nghị với giai đoạn hai sẽ tiến hành vào tháng 10 năm nay: “Sự nhấn mạnh được đặt vào mối quan hệ giữa Thượng hội đồng của Giáo hội hoàn vũ với các câu hỏi và mong chờ của các Giáo hội địa phương khác nhau.”

 

Bắt đầu và kết thúc cuộc đời

“Những trường hợp khẩn cấp về nhân chủng học” mở ra câu hỏi thứ tư về sự khởi đầu và kết thúc của cuộc sống, những ranh giới của y học và các vấn đề giới tính, hồng y nói: “Các chủ đề đòi hỏi nhiều sự suy ngẫm. Chúng ta tiến về phía trước với sự thận trọng tuyệt đối. Vấn đề không phải là tìm kiếm câu trả lời ít nhiều phù hợp với thời đại hay phù hợp với việc bảo vệ một đạo đức giả du di. Đó là vấn đề trưởng thành của một chủ nghĩa nhân văn mới, bắt nguồn từ chủ nghĩa nhân vị kitô giáo, biết cách trả lời các câu hỏi của thời đại.”

 

Bắt đầu từ những gì đoàn kết

Tác giả Ingrao tiếp tục: “Để có được một phản ứng luân lý, chúng ta cần một suy tư nhân học về những gì người đàn ông và phụ nữ ngày nay sẽ trở thành, bằng cách vượt qua những rào cản chia rẽ và nhìn lại vấn đề. Về phần mình, bộ trưởng Sangiuliano nhắc lại tầm quan trọng của đặc tính thiêng liêng của Giáo hội, “đã tồn tại trong mọi sự vì Giáo hội đáp ứng nhu cầu nội tâm của con người, nhu cầu triết học tin vào Thiên Chúa: tác giả Dostoyevsky và triết gia Heidegger đã đi đến kết luận, chỉ có Chúa mới có thể cứu được chúng ta”.

 

Lời nói thoa dịu của Giáo hội

Cuối cùng, nhà báo Ingrao cám ơn hồng y Parolin đã thường xuyên dừng lại và trả lời các câu hỏi của các nhà báo ở mỗi sự kiện công cộng: một hành vi tôn trọng công việc của chúng tôi. Nhưng trên hết, “một thông điệp sâu sắc vượt quá nội dung: đáp trả của một lời nói dịu dàng, một lời nói phục vụ cho sự phát triển của người khác. Trong một thế giới của những lời nói bạo lực gây tổn thương và chia rẽ, lời của hồng y Parolin là lời của Giáo hội, là lời thoa dịu nhưng lại là lời có sức mạnh mang dấu ấn  ngoại giao Vatican. Một sức mạnh được xây dựng trên sự gặp gỡ với  người khác.

 

Marta An Nguyễn dịch(phanxico.vn)

Bài cùng chuyên mục:

Ngày 9/5 ĐTC Phanxicô sẽ công bố Sắc chỉ Năm Thánh 2025 (07/05/2024 21:32:12 - Xem: 257)

Ngày 9/5/2024, tại Đền thờ Thánh Phêrô, trong buổi cử hành Kinh Chiều II Lễ Chúa Lên trời, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự nghi thức trao và đọc Sắc chỉ triệu tập Năm Thánh 2025.

Nguồn gốc Năm Thánh: Giữa lời ngôn sứ và thực tại. Giữa hồng ân và niềm hy vọng (07/05/2024 06:39:08 - Xem: 152)

Nghi thức đầu tiên và quan trọng nhất của Năm Thánh là mở Cửa Thánh. Năm Thánh 2025 sẽ bắt đầu vào ngày 24/12/2024

Thư Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các Cha xứ (03/05/2024 21:48:45 - Xem: 353)

Tôi khuyến khích anh em, với tư cách là cha xứ, hãy đón nhận lời mời gọi này của Chúa để trở thành những người xây dựng một Giáo hội hiệp hành và truyền giáo,

Đức Phanxicô: “Mỗi lần tôi đi thăm nhà tù, tôi đều tự nhủ “vì sao là họ mà không là tôi?” (30/04/2024 19:06:19 - Xem: 265)

Cuộc gặp này là cuộc gặp Đức Phanxicô hằng thích. Nhà tù nằm trên đảo Giudecca, phía nam thành phố,

ĐTC Phanxicô: Hãy đến thăm ông bà vì đó là lợi ích của các con (29/04/2024 17:37:34 - Xem: 194)

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: chúng ta làm cho nhau tốt hơn bằng cách yêu thương nhau. Ngài chia sẻ những điều này như một “người ông” mong muốn chia sẻ đức tin của mình.

ĐTC thăm Venezia: Thánh Lễ tại quảng trường thánh Máccô (29/04/2024 17:29:17 - Xem: 127)

Hoạt động cuối cùng trong chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Venezia là thánh lễ tại Quảng trường thánh Maccô với khoảng 10.500 tín hữu.

Đức Thánh Cha: Chủng sinh cần quan tâm đời sống thiêng liêng, học tập, cộng đoàn và tông đồ (21/04/2024 00:30:20 - Xem: 359)

“Con đường đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mục tử nhân lành, phải được thực hiện bằng cách quan tâm đến bốn khía cạnh:

ĐTC sẽ viếng thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore vào tháng 9 (12/04/2024 09:59:31 - Xem: 780)

Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Bộ Giáo lý Đức tin liệt kê "những vi phạm nghiêm trọng" đối với phẩm giá con người (10/04/2024 05:49:01 - Xem: 461)

Tuyên ngôn Dignitas infinita của Bộ Giáo lý Đức tin đòi hỏi 5 năm làm việc, và bao gồm huấn quyền của giáo hoàng trong thập niên qua

Số tín hữu Công giáo tăng từ 1,376 tỷ trong năm 2021 lên 1,390 tỷ vào năm 2022 (06/04/2024 08:11:14 - Xem: 269)

Trong thời gian này, 9 Tòa Giám mục mới và 1 đơn vị Giám quản Tông Tòa mới đã được thành lập;

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7