Giáo hội toàn cầu

Thánh Thể đóng vai trò nào trong Giáo hội Chính thống Đông Phương?

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,750
  • Ngày đăng: 11/09/2021 15:54:39

Đức Thượng Phụ Hilarion Alfeyev

 

Các tín hữu Chính Thống giáo được mời gọi theo đuổi lòng tôn sùng, hay những phẩm tính thần linh, dưới sự chỉ dẫn của một vị lãnh đạo Chính Thống giáo Nga. Cách quyết liệt nhất để thực hiện điều này, ngài nói, là nhờ Thánh Thể.

 

Đức Thượng Phụ Hilarion Alfeyev đã nói với EWTN (Global Catholic Television Network: Mạng lưới Truyền hình Công giáo Toàn cầu) về tầm quan trọng của Thánh Thể tại Đại hội Thánh Thể thế giới lần thứ 52 ở Budapest, Hungary, vào ngày 6 tháng 9. Những lời dẫn giải được đưa ra sau khi ngài trình bày bài giáo lý tại buổi khai mạc của sự kiện này. Mặc dầu có rất nhiều khác biệt giữa các tín hữu Công giáo và Chính Thống giáo Đông Phương, nhưng ngài nhấn mạnh rằng họ cùng chia sẻ sự am hiểu về Thánh Thể.

 

“Tất cả chúng ta tin rằng nơi Bánh Thánh và Máu Thánh, không phải chúng ta nhận được một vài sự hiện diện biểu tượng của Đức Ki-tô, nhưng là sự hiện diện toàn vẹn và thực sự của Người,” Đức Thượng Phụ Giáo chủ Alfeyev, chủ tịch Bộ quan hệ đối ngoại của Tòa thượng phụ Mát-cơ-va, đã giải thích như thế trong buổi phỏng vấn với Mát-thêu Bunson, biên tập viên điều hành và là giám đốc EWTN News Washington Bureau, cùng với cha Gioan Phao-lô Zeller, tuyên úy cho nhân viên của EWTN.

 

Ngài chỉ ra rằng các tín hữu Chính Thống giáo đề cập đến Thánh Thể cách đặc biệt.

 

“Trong truyền thống Chính Thống giáo, Thánh Thể liên hệ gần gũi với quan niệm thần học về lòng tôn sùng,” ngài nói. “Thánh Thể không phải là một chủ đề dễ để bàn tới, nhưng điều đáng lưu ý là chúng ta được mời gọi tôn sùng.”

 

Ngài nói tiếp: “Nói cách khác, chúng ta được mời gọi thủ đắc những phẩm tính thần linh dầu vẫn còn là con người. Thánh Thể chính là phương tiện mạnh thế nhất để đạt được điều ấy, vì trong Thánh Thể, chính Mình và Máu Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta đi vào thân thể chúng ta, và Máu Người bắt đầu chảy tràn vào con người chúng ta.”

 

Nhà lãnh đạo Chính Thống giáo đã nói rằng lịch sử đóng một vai trò trong việc Giáo hội của ngài quan niệm về Thánh Thể ngày hôm nay như thế nào.

 

Ngài nói: “Chúng tôi có một kinh nghiệm đặc biệt trong Giáo hội Chính Thống giáo Nga, bởi lẽ chúng tôi đã sống 70 năm trong tình cảnh bị bách hại.”

 

“Giáo hội bị tước đoạt mọi quyền rất cơ bản, chẳng hạn như về sứ vụ, việc bác ái, việc xuất bản - tất cả những điều này đều bị cấm đoán. Chỉ có một điều duy nhất vẫn còn tồn tại, đó là được phép cử hành phụng vụ và cho giáo dân Hiệp Lễ,” ngài nói như thế.

 

Ngài nhấn mạnh: “Đây là điều đã bảo vệ chúng tôi trong tư cách là một Giáo hội”.

 

Mặc dầu chỉ một số lượng giới hạn dân chúng có thể tham dự việc phượng tự trong nhà thờ theo luật lệ của Xô-viết, ngài lưu ý rằng trước khi Liên Bang Xô-viết sụp đổ, dân chúng đã bắt đầu trở lại nhờ Thánh Thể.

 

Theo lời của ngài, “chính xác là Thánh Thể thực sự lôi cuốn họ nhất.”

Hôm nay, ngài đồng ý rằng Giáo hội Chính Thống đang đối diện với những thách đố mới.

 

Ngài nói: “Tất cả chúng ta đều chịu ảnh hưởng quá nhiều, cách này hay cách khác, từ chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa tương đối. Chúng ta cũng có một khoảng cách lớn giữa những người mà chúng ta gọi là những Ki-tô hữu hữu danh, và những Ki-tô hữu hữu thực.”

 

Mặc dầu 70% người dân Nga có thể coi mình là những Ki-tô hữu Chính Thống giáo, nhưng không phải tất cả đều chấp nhận những giáo huấn của tôn giáo mình, ngài nhấn mạnh.

 

“Điều này không có nghĩa là hết thảy mọi người đều Rước Lễ, không phải hết thảy mọi người đều tin vào sự hiện diện thực của Chúa Ki-tô nơi những tặng phẩm thánh,” ngài nói. “Thường thì đây không khác gì một kiểu văn hóa riêng.”

 

Ngài bày tỏ niềm hy vọng về tương lai nhờ Thánh Thể.

 

Ngài kết luận: “Hết thảy chúng ta cần ra công làm việc để giải thích cho dân chúng biết Thánh Thể là gì, và đâu là tầm quan trọng của việc Hiệp Lễ.”

 

Cát Bụi, SSS theo Catholic News Agency (08.9.2021)

Bài cùng chuyên mục:

Đức Thánh Cha: Chủng sinh cần quan tâm đời sống thiêng liêng, học tập, cộng đoàn và tông đồ (21/04/2024 00:30:20 - Xem: 238)

“Con đường đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mục tử nhân lành, phải được thực hiện bằng cách quan tâm đến bốn khía cạnh:

ĐTC sẽ viếng thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore vào tháng 9 (12/04/2024 09:59:31 - Xem: 706)

Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Bộ Giáo lý Đức tin liệt kê "những vi phạm nghiêm trọng" đối với phẩm giá con người (10/04/2024 05:49:01 - Xem: 394)

Tuyên ngôn Dignitas infinita của Bộ Giáo lý Đức tin đòi hỏi 5 năm làm việc, và bao gồm huấn quyền của giáo hoàng trong thập niên qua

Số tín hữu Công giáo tăng từ 1,376 tỷ trong năm 2021 lên 1,390 tỷ vào năm 2022 (06/04/2024 08:11:14 - Xem: 232)

Trong thời gian này, 9 Tòa Giám mục mới và 1 đơn vị Giám quản Tông Tòa mới đã được thành lập;

Đức Thánh Cha: Người chính trực là người ngay thẳng, giản dị và chân thành (05/04/2024 07:36:21 - Xem: 245)

Đoạn Kinh Thánh mà Đức Thánh Cha dùng cho bài giáo lý hôm nay trích từ sách Châm Ngôn

Đức Hồng y Joseph Ratzinger: “Chân lý sự phục sinh” (02/04/2024 05:51:51 - Xem: 260)

Đối với người Kitô hữu, niềm tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô là một biểu hiện chắc chắn rằng câu nói: “Tình yêu mãnh liệt như cái chết”

Sứ điệp Phục Sinh 2024 và Phép lành Urbi et Orbi (01/04/2024 07:45:35 - Xem: 276)

Lúc 12 giờ, Đức Thánh Cha đã đọc sứ điệp phục sinh và ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi – cho Roma và toàn thế giới.

Đức Phanxicô giữ im lặng trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá (25/03/2024 08:51:54 - Xem: 539)

Trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá, Đức Phanxicô tạo ngạc nhiên khi ngài chọn im lặng thay vì giảng bài giảng trong thánh lễ.

Cuộc gặp gỡ giữa các Giám mục Đức và Giáo triều Roma diễn ra trong tinh thần xây dựng (24/03/2024 09:27:02 - Xem: 386)

Tuyên bố chung của Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục Đức cho biết, cuộc họp kéo dài cả ngày, đã diễn ra trong bầu không khí tích cực

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61 năm 2024 (20/03/2024 08:42:17 - Xem: 452)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61: Sứ điệp có chủ đề: “Được kêu gọi gieo hy vọng và xây dựng hoà bình”.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7