Giáo hội toàn cầu

Sau các phản ứng dữ dội, Vatican làm rõ lời kêu gọi của Đức Phanxicô kêu gọi Ukraine ‘dũng cảm cầm cờ trắng’

  • In trang này
  • Lượt xem: 704
  • Ngày đăng: 11/03/2024 08:25:53

Đức Phanxicô “dùng hình ảnh lá cờ trắng do người phỏng vấn đề xuất, để biểu thị sự chấm dứt thù nghịch...

 

 

 

Ông Dmytro Kuleba, bộ trưởng bộ Ngoại giao Ukraine, lấy làm tiếc về một số bình luận của Đức Phanxicô | © Commonwealth & Development Office/Flickr/CC BY 2.0

 

Khi nói đến “cờ trắng” trong cuộc phỏng vấn với đài Truyền thanh Truyền hình Thụy Sĩ Ý (RSI) ngày 9 tháng 3 năm 2024, Đức Phanxicô đã gây ra phản ứng mạnh từ Ukraine và các nước đồng minh của Ukraine. Trên Vatican News, ông Matteo Bruni, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh đảm bảo Đức Phanxicô không yêu cầu Ukraine đầu hàng mà chỉ thương thuyết để tìm cách thoát khỏi chiến tranh.

 

Ông Matteo Bruni giải thích với các nhà báo đặt câu hỏi, Đức Phanxicô “dùng hình ảnh lá cờ trắng do người phỏng vấn đề xuất, để biểu thị sự chấm dứt thù nghịch, sự đình chiến đạt được nhờ lòng dũng cảm thương thuyết”. Ngài muốn nhấn mạnh đến “tầm quan trọng của cuộc đối thoại chống lại sự ‘điên rồ’ của chiến tranh và mối quan tâm hàng đầu của ngài trước số phận của người dân thường, ông khẳng định và đảm bảo Đức Phanxicô “mong muốn một giải pháp ngoại giao cho một nền hòa bình công bằng và bền vững”.

 

Kyiv đã nhanh chóng phản ứng với nhận xét của giáo hoàng thông qua ông Dmytro Kuleba, bộ trưởng bộ Ngoại giao, ông tuyên bố trên X-Twitter lá cờ mà người Ukraine sẽ chết cho nó là lá cờ màu “vàng và xanh” và họ sẽ không bao giờ giương cao những lá cờ khác. Ông cáo buộc Vatican theo đuổi chiến lược tương tự như đã được theo đuổi “trong nửa đầu thế kỷ 20” – lời chỉ trích ngầm nói đến quan điểm của Tòa thánh và Giáo hoàng Piô XII trong Thế chiến thứ hai.

 

Làm mọi cách để “giết rồng”

Ông xin giáo hoàng tránh “lặp lại những sai lầm trong quá khứ”. Ông kêu gọi ngài “ủng hộ Ukraine và người dân nước này trong cuộc chiến sinh tồn cho chính nghĩa của họ”. Cuối cùng, ông xin ngài đến Ukraine để hỗ trợ người dân Ukraine và đặc biệt là hỗ trợ “hơn năm triệu người công giáo-hy lạp”.

 

Trên mạng xã hội X-Twitter, ông Andriy Yurash, đại sứ Ukraine tại Tòa Thánh cũng chỉ trích các lời của Đức Phanxicô, xin ngài “nhất quán” và so sánh tình trạng hiện nay với tình trạng thời Thế chiến thứ hai, ông thắc mắc: “Thời đó, có ai có thể nghiêm túc nói chuyện hòa bình và cờ trắng với Hitler để làm ông ấy hài lòng không?” Ông loại trừ bất kỳ giải pháp thay thế nào: “Nếu muốn kết thúc chiến tranh, chúng ta phải làm mọi cách để giết con rồng.” Thông điệp của ông kèm theo một số bức ảnh, trong đó có một bức chụp một em bé Ukraine cầm tấm biển viết bằng tiếng Anh: “Xin giúp tôi dừng Putin lại!”

 

Được các nước Đức, Ba Lan, Latvia và Liên minh Châu Âu hỗ trợ

Đại sứ Andriy Yurash nhận được sự hỗ trợ của ông Bernhard Kotsch, đại sứ Đức tại Tòa thánh, Trên X-Twitter, ông khẳng định Nga đã “vi phạm luật pháp quốc tế” và vì thế việc chấm dứt xung đột là tùy nước này. Bà Alexandra Valkenburg, đại sứ Liên minh Châu Âu tại Tòa thánh cũng viết trên mạng xã hội X-Twitter: “Nga đã bắt đầu một cuộc chiến bất hợp pháp và phi lý.” Bà tuyên bố ủng hộ kế hoạch hòa bình của Ukraine.

 

Tổng thống Latvia Edgars Rinkēvičs kêu gọi: “Chúng ta không được đầu hàng trước cái ác, chúng ta phải chiến đấu và đánh bại để cái ác giương cờ trắng và đầu hàng”. Bộ trưởng bộ Ngoại giao Ba Lan Radek Sikorski cáo buộc giáo hoàng về “Chủ nghĩa Chamberlain”, ám chỉ chính sách của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nhằm mục đích không gây chiến với Đức Quốc xã, dẫn đến việc ký kết Hiệp định Munich năm 1938 nhưng cũng không ngăn cản được chiến tranh.

 

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch(phanxico.vn)

Bài cùng chuyên mục:

Đức Thánh Cha: Chủng sinh cần quan tâm đời sống thiêng liêng, học tập, cộng đoàn và tông đồ (21/04/2024 00:30:20 - Xem: 260)

“Con đường đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu mục tử nhân lành, phải được thực hiện bằng cách quan tâm đến bốn khía cạnh:

ĐTC sẽ viếng thăm Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore vào tháng 9 (12/04/2024 09:59:31 - Xem: 717)

Đức Thánh Cha sẽ thực hiện chuyến tông du đến Indonesia, Papua New Guinea, Đông Timor và Singapore từ ngày 02 đến 13/9/2024.

Bộ Giáo lý Đức tin liệt kê "những vi phạm nghiêm trọng" đối với phẩm giá con người (10/04/2024 05:49:01 - Xem: 405)

Tuyên ngôn Dignitas infinita của Bộ Giáo lý Đức tin đòi hỏi 5 năm làm việc, và bao gồm huấn quyền của giáo hoàng trong thập niên qua

Số tín hữu Công giáo tăng từ 1,376 tỷ trong năm 2021 lên 1,390 tỷ vào năm 2022 (06/04/2024 08:11:14 - Xem: 235)

Trong thời gian này, 9 Tòa Giám mục mới và 1 đơn vị Giám quản Tông Tòa mới đã được thành lập;

Đức Thánh Cha: Người chính trực là người ngay thẳng, giản dị và chân thành (05/04/2024 07:36:21 - Xem: 248)

Đoạn Kinh Thánh mà Đức Thánh Cha dùng cho bài giáo lý hôm nay trích từ sách Châm Ngôn

Đức Hồng y Joseph Ratzinger: “Chân lý sự phục sinh” (02/04/2024 05:51:51 - Xem: 261)

Đối với người Kitô hữu, niềm tin vào sự Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô là một biểu hiện chắc chắn rằng câu nói: “Tình yêu mãnh liệt như cái chết”

Sứ điệp Phục Sinh 2024 và Phép lành Urbi et Orbi (01/04/2024 07:45:35 - Xem: 278)

Lúc 12 giờ, Đức Thánh Cha đã đọc sứ điệp phục sinh và ban phép lành toàn xá Urbi et Orbi – cho Roma và toàn thế giới.

Đức Phanxicô giữ im lặng trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá (25/03/2024 08:51:54 - Xem: 546)

Trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá, Đức Phanxicô tạo ngạc nhiên khi ngài chọn im lặng thay vì giảng bài giảng trong thánh lễ.

Cuộc gặp gỡ giữa các Giám mục Đức và Giáo triều Roma diễn ra trong tinh thần xây dựng (24/03/2024 09:27:02 - Xem: 392)

Tuyên bố chung của Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục Đức cho biết, cuộc họp kéo dài cả ngày, đã diễn ra trong bầu không khí tích cực

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61 năm 2024 (20/03/2024 08:42:17 - Xem: 460)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61: Sứ điệp có chủ đề: “Được kêu gọi gieo hy vọng và xây dựng hoà bình”.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7