Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

Ở nhà là giúp thế giới được hòa bình

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,053
  • Ngày đăng: 26/08/2021 09:07:39

Ở NHÀ LÀ GIÚP THẾ GIỚI ĐƯỢC HÒA BÌNH

 

Là người Công giáo, chúng ta còn có Thiên Chúa để được tư vấn. Nếu lúc nào đó buồn bã, thất vọng và bất an, hãy kể cho người thân, hoặc thì thầm với Thiên Chúa. 

 

 

Con sẽ giúp đỡ thế giới như thế nào?” Minh Sư đáp: “Bằng cách tìm hiểu thế giới.” “Và con sẽ tìm hiểu thế giới như thế nào?” “Bằng cách xa lánh thế giới.” “Như vậy con sẽ phục vụ nhân loại thế nào?” “Bằng cách tìm hiểu chính con.”[1]

 

Trò chuyện thiêng liêng:

Khi dịch bệnh tràn vào từng quốc gia, thành phố và thôn xóm, người dân được mời gọi giãn cách xã hội. Hơn nữa nhiều người còn chia sẻ “status” trên Internet: Ở nhà là yêu nước; ai ở đâu cứ ở đó là tròn nghĩa vụ người dân; bà con yên tâm để “ở yên”; mỗi người dân hãy thể hiện tinh thần yêu nước bằng việc ở lại nhà v.v. Điều này hoàn toàn đúng trong bối cảnh mức độ lây lan của virus này càng nhanh chóng từ người sang người. Lúc này có lẽ là đỉnh điểm của việc ở nhà khi nhiều thành phố phong tỏa, lệnh giới nghiêm được ban hành, mọi đi lại đều rất phức tạp, và nhiều người cũng không muốn tiếp xúc để bảo vệ mình và gia đình. Đây có lẽ là kinh nghiệm vô tiền khoáng hậu trong lịch sử của một đời người!

 

Con sẽ giúp đỡ thế giới như thế nào?” Câu hỏi này có thể gom lại nhỏ hơn: “Con sẽ giúp đỡ đất nước, thành phố, gia đình mình như thế nào?” Thật thú vị là cha Anthony de Mello viết câu chuyện trên từ nhiều thế kỷ trước, vậy mà nó lại “chuẩn không cần chỉnh” trong giai đoạn hiện nay! Mỗi người có thể hỏi Thiên Chúa, hỏi nhau rằng mình có thể giúp gì để đại dịch sớm chấm dứt. Khi hỏi như thế cũng là lúc chúng ta nhận được câu trả lời từ chính mình: ở nhà, chích ngừa, cầu nguyện, v.v. Cùng trong ý hướng này, Giáo hội dạy rằng: “Mọi người phải quan tâm đến sự sống và những phương tiện cần thiết giúp đồng loại sống một đời sống xứng đáng.”[2]

 

Vị Minh sư trên đây gợi ý: “Bằng cách tìm hiểu thế giới.” Dĩ nhiên thế giới hiện nay tuy đã có vaccine, nhưng khả năng chặn đứng dịch bệnh vẫn còn xa vời. Nhất là ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, tình hình vẫn phức tạp. Cứ nhìn vào thực tế của xóm làng, gia đình, chỉ thị 16 buộc mọi người phải ở nhà. Nó kéo theo biết bao phiền toái, nhưng đó là giải pháp duy nhất và cần thiết để bảo vệ sức khỏe người dân. Lướt qua các trang Web đâu đâu chúng ta cũng thấy tràn ngập thông tin về Covid-19. Có thể thấy chưa bao giờ dễ dàng thấy thế giới, quốc gia và người dân đang quan tâm về vấn đề gì: Virus Corona.

 

 “Bằng cách xa lánh thế giới.” Đây là câu chuyện của Minh sư từ nhiều thập niên trước, để nhắn người ta cần khoảng lặng một mình, suy nghĩ về cuộc đời, về chính mình. Lánh xa đám đông, tránh tập trung và giữ khoảng cách là biện pháp an toàn lúc này. Dĩ nhiên chúng ta chỉ tạm xa lánh thế giới, tạm rời những chỗ mà trước đây thường xuyên lui tới. Lúc này, chúng ta cùng với người thân ở nhà để thế giới, quốc gia và xóm làng được bình an. Nhưng chúng ta không lánh xa thế giới trong vô vọng và hoang mang. Ngược lại, hãy trân trọng những ngày tháng này để khôn ngoan tạo cho gia đình mình không gian sống nhiều ý nghĩa và niềm vui. Thế giới lúc này là ở trong gia đình, nơi đó có người thân và có Thiên Chúa nữa.

 

Như vậy con sẽ phục vụ nhân loại thế nào?” Đây là câu hỏi nên thường xuyên đặt ra kể cả trong công việc hoặc giữa lúc dịch bệnh. Hỏi để chúng ta trăn trở về cuộc sống, để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề thường phát sinh. Là người Công giáo, chúng ta còn có Thiên Chúa để được tư vấn. Nếu lúc nào đó buồn bã, thất vọng và bất an, hãy kể cho người thân, hoặc thì thầm với Thiên Chúa. Các nhà tâm lý khuyên không nên gặm nhấm nỗi đau một mình. Khi kể ra những u buồn và thắc mắc sẽ giúp bạn được giải tỏa và có nhiều kết quả đáng mong chờ. Lúc này, chúng ta cùng với Thiên Chúa đi vào khoảng tĩnh lặng, nơi đó chỉ có bạn và Thiên Chúa, để “bằng cách tìm hiểu chính con.” Mở ngoặc nơi đây, thánh Phêrô chia sẻ rằng: “Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa.” (1 Pr 4,10)

 

Bạn thân mến,

Câu chuyện trên đây kết thúc bằng việc mỗi người cần nhìn vào chính mình để đương đầu với hiện tại. Càng nhiều giờ rảnh, người ta càng có nguy cơ đánh mất chính mình. Các nhà tâm lý đã, đang và sẽ có những tư vấn, sáng kiến và trợ giúp để cùng với những người đang điều trị, đang cách ly hoặc ở nhà vượt qua những chấn thương tâm lý. Trước khi tiếp cận được với họ, chúng ta cũng cần tự tra vấn chính mình, mạnh dạn có những sáng kiến để hiểu mình và người thân trong gia đình mình hơn. Đó có thể là:

 

  • Những buổi trò chuyện về những sở thích của nhau,
  • Đâu là sở trường và sở đoản của tôi của người thân
  • Kể cho nhau những kỷ niệm ngày xưa, những chuyện vui buồn mà mình biết. Hãy lắng nghe nhau chân thành và đón nhận.
  • Cùng nhau cầu nguyện, đọc kinh dưới ánh nến, hoặc cùng nhau nghe thánh ca dưới bầu trời đầy sao, v.v.
  • Và nhiều hoạt động khác giúp bạn biết mình và hiểu người hơn.

 

Để kết thúc, chúng ta dành chút giây phút để xin Chúa cho mình đủ năng lượng, khôn ngoan để làm điều gì đó cho mình và người thân lúc ở nhà. Khi bạn giúp người khác cũng là lúc bạn hiểu mình hơn và làm phong phú tâm hồn mình hơn.

 

Chúc các bạn và gia đình ở nhà luôn được nhiều bình an của Thiên Chúa và Mẹ Maria!

Giuse Phạm Đình Ngọc SJ(dongten.net)

 

[1] Anthony de Mello SJ, Một Phút Minh Triết, dịch giả Đỗ Tân Hưng

[2] Hiến chế Vui mừng và Hy vọng 27,1

Bài cùng chuyên mục:

4 sai lầm cần tránh khi nghĩ về cầu nguyện (22/04/2024 16:29:07 - Xem: 132)

Là Kitô hữu, việc cầu nguyện không xa lạ gì với chúng ta, nhưng liệu chúng ta có hiểu rõ về bản chất của cầu nguyện và chính xác cầu nguyện là gì chăng?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 120 – Chúng con vẫn nhớ!  (15/04/2024 15:07:13 - Xem: 128)

Đối với ông bà tổ tiên đã qua đời khi ra thăm mộ, con có nên trò chuyện hay xin họ ban ơn gì không? Con phải làm thế nào khi ra viếng mộ để hợp với tinh thần Kitô giáo?

10 điều nên làm khi có người yêu – Phần 1 (14/04/2024 07:28:00 - Xem: 344)

Hỡi các cô gái, bài viết này dành riêng cho bạn, đặc biệt với những ai thừa nhận rằng mình đang yêu.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 124 - Độc thân khiết tịnh vì Nước Trời (14/04/2024 06:56:25 - Xem: 24)

Linh mục hay tu sĩ dòng có lời khấn khiết tịnh vậy mức độ nghiêm trọng trong vi phạm lời khấn trong tư tưởng và hành vi khác nhau như thế nào.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 118 – Người đã lập gia đình có được làm linh mục? (10/04/2024 09:33:45 - Xem: 269)

Con đọc trên Internet, thấy Giáo hội thường tranh luận về vấn đề người lập gia đình có được lãnh nhận chức linh mục?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 121 – Người bí ẩn trong Bữa Tiệc Ly (03/04/2024 07:37:54 - Xem: 248)

Nghe người ta nói rằng: người ngồi cạnh Đức Giêsu trong bích họa Bữa Tiệc Ly của Leonardo da Vinci là Maria Magdalena.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 117 – Người Công giáo làm từ thiện (28/03/2024 08:04:04 - Xem: 315)

Nếu bản thân chúng ta hay cộng đoàn nơi chúng ta sinh sống còn ít thực thi bác ái, có nghĩa là chúng ta chưa sống đúng với ơn gọi của người Kitô hữu.

Nói gì với những người trẻ không còn cần đến Thiên Chúa nữa? (24/03/2024 08:33:54 - Xem: 416)

Đức tin chỉ lớn lên khi luôn khao khát nó: các tông đồ cầu xin Chúa : “Xin gia tăng đức tin cho chúng con” (Lc 17, 5).

Hãm mình để nâng dậy tâm hồn (13/03/2024 08:03:14 - Xem: 409)

Theo truyền thống tốt lành của Giáo hội, để vươn đến nhân đức nhanh hơn, hãm mình là cần thiết: ăn chay, đánh tội, từ bỏ ý riêng, khiêm nhường.

Cầu nguyện Mùa Chay có gì khác? (04/03/2024 07:13:00 - Xem: 387)

Con biết Mùa Chay là Mùa của cầu nguyện. Con nghĩ mùa nào cũng cần cầu nguyện mà. Vậy ý nghĩa cầu nguyện trong mùa này là gì ạ?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7