Suy tư - Cảm nghiệm

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 2 Thường niên C

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,003
  • Ngày đăng: 14/01/2022 06:20:04

GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ

CHÚA NHẬT 2 THƯỜNG NIÊN, NĂM C

 

 

1/ NGƯƠI CHO TA CÁI GÌ

Thi hào Rabindranath Tagore mô tả phần thưởng cho việc quy phục hoàn toàn trong tác phẩm Gitanjali. Người ăn xin đi hết nhà này đến nhà khác trên con đường làng. Lúc đó, ông bỗng nhìn thấy cỗ xe bằng vàng của nhà vua ở đằng xa. Niềm hy vọng của ông tăng cao. Ông nghĩ những ngày tháng tồi tệ của mình sẽ kết thúc, và ông đứng chờ vua bố thí. Cỗ xe dừng lại nơi ông đứng. Nhà vua bước xuống khỏi cỗ xe với một nụ cười. Người ăn xin cảm thấy rằng may mắn của cuộc đời mình cuối cùng đã đến. Bấy giờ, nhà vua đưa tay phải ra và hỏi: “Ngươi cho ta cái gì?” Người ăn xin bối rối và sau đó từ trong túi vải ông từ từ lấy ra một hạt thóc nhỏ nhất và đưa cho vua. Vào cuối ngày, ông dốc cái túi trên sàn và nhìn thấy một hạt vàng nhỏ trong đống thóc. Ông hối hận vì mình đã không trao toàn bộ số thóc cho vua.

* Bạn thân mến, bất cứ thứ gì được dâng cho Chúa đều được biến thành thứ quý giá. Thị trấn tầm thường Cana, những chiếc chum đá, những con người bình dân đều trở nên đáng kể khi có sự hiện diện của Chúa Giêsu. “Điều kiện duy nhất là đổ đầy chúng đến miệng chum”, là quy phục Chúa vô điều kiện mà không giữ lại chút nào. (Cha Bobby).

 

2/ ƠN BIẾN ĐỔI

Người ta nói rằng nhà văn Leo Tolstoy đã trải qua một cuộc biến đổi kỳ diệu. Ông đã kể về điều đó trong một cuốn sách có tựa đề, Sự hoán cải của tôi. Tolstoy viết: “Khi đức tin đến với tôi, tôi tin vào Chúa Giêsu Kitô, và tất cả cuộc sống của tôi bỗng  nhiên thay đổi. Tôi không còn ham muốn điều mà trước đây tôi đã từng ham muốn; và mặt khác, tôi lại ước muốn điều mà trước đây tôi chưa từng mong muốn. Những gì trước đây thường tỏ ra tốt trong mắt tôi thì lại xuất hiện xấu xa, và điều mà trước đây từng là xấu xa lại tốt”. Trước khi hoán cải, Tolstoy đã có được danh tiếng và tài sản nhờ những tác phẩm tuyệt vời của mình. Nhưng ông ta không bằng lòng. Ông viết: “Tôi đã đấu kiếm, tôi đánh bạc, tôi phung phí tài sản, vơ vét mồ hôi công sức của những người nông dân và lừa dối họ. Nói dối, trộm cướp, ngoại tình đủ kiểu, say xỉn là lẽ sống của tôi”. Sự cải đạo của ông, một trong những sự kiện kịch tính nhất của thời hiện đại, đã mang lại cho cuộc đời ông một mục đích mới, một ý nghĩa mới và, ông khẳng định, một sự hài lòng thường xuyên. [William E. Thorn, Catch the Little Foxes That Spoil the Vine (Old Tappan, New Jersey: Fleming H. Revell Co., 1980).] Tất cả chúng ta đều nhớ câu chuyện về một ông già nghiện rượu đã chấm dứt cơn nghiện của mình. Khi được hỏi về phép lạ biến nước thành rượu của Chúa Giêsu, ông trả lời: “Tôi không biết về điều đó, nhưng tôi biết rằng trong nhà tôi, Chúa Giêsu đã đổi rượu whisky thành đồ đạc.”

* Nhiều triệu người trong nhiều thế kỷ đã cảm nghiệm ơn biến đổi dưới bàn tay của Chúa Kitô. Phép lạ tại tiệc cưới Cana cho chúng ta bài học đó.

 

3/ CHO TIỀN CƯỚI

Mẹ Têrêsa ở Calcutta kể câu chuyện này: Cách đây vài tuần, có cặp đôi trẻ tuổi đến nhà chúng tôi và cho tôi một số tiền khá lớn để nuôi người nghèo. Ở Calcutta, mỗi ngày chúng tôi nấu ăn cho 9000 người. Hai người ước muốn tiền của họ được dùng để nuôi những người đói khổ này. Và tôi hỏi họ: “Các bạn lấy đâu ra nhiều tiền như vậy?” Họ trả lời: “Hai ngày trước chúng tôi đã kết hôn. Trước đám cưới, chúng tôi quyết định sẽ không chi tiền cho những bộ quần áo cưới đặc biệt cũng như không tổ chức tiệc cưới. Chúng tôi muốn số tiền đó sẽ đến tay những người nghèo.” Đối với những người theo đạo Hindu thuộc đẳng cấp cao, hành động như vậy là một việc đáng xấu hổ. Bạn bè và người thân của họ không thể tưởng tượng nổi một cặp đôi xuất thân từ những gia đình nổi tiếng như vậy lại kết hôn mà không có trang phục cô dâu và một tiệc cưới đàng hoàng. Vì vậy, Mẹ Têrêsa hỏi họ: “Tại sao bạn lại cho tất cả số tiền này?” Họ đã đưa ra câu trả lời đáng ngạc nhiên cho mẹ: “Chúng tôi yêu nhau rất nhiều và chúng tôi muốn hy sinh đặc biệt cho nhau ngay khi bắt đầu cuộc sống hôn nhân”.

* Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên để cứu vãn danh dự cho một cuộc hôn nhân. (Cha Benitz).

 

4/ LÍ LUẬN

Niềm tin phổ biến rằng “Chúa Giêsu không phải là người bài rượu”, mà là một người uống vừa phải, người thậm chí đã “tạo ra loại rượu có chất lượng cao một cách kỳ diệu tại Cana” và tổ chức Bữa Tiệc Ly với rượu, thì chắc chắn đã ảnh hưởng đến thói quen uống rượu của hàng triệu Kitô hữu trên khắp thế giới hơn bất kỳ điều gì khác mà Kinh Thánh nói về việc uống rượu. Lý do rất đơn giản: Gương sáng và những lời dạy của Chúa Kitô là chuẩn mực cho niềm tin và sự thực hành của Kitô giáo. Nếu Chúa Giêsu làm ra, khen ngợi và sử dụng rượu, thì khó có thể có điều gì sai trái về bản chất của việc uống vừa phải đồ uống có cồn! Nói một cách đơn giản: “Nếu rượu là tốt đối với Chúa Giêsu, thì rượu cũng tốt đối với tôi!”

 

5/ VODKA CÓ ĐƯỢC PHÉP KHÔNG

Có một truyền thuyết kể rằng vào cuối thời trung cổ, Sa hoàng Nga đã đi đến kết luận rằng để thống nhất đất nước của mình, cần phải có một quốc giáo mà tất cả mọi người phải thuộc về. Ông đã cân nhắc kỹ lưỡng tất cả các lựa chọn của mình. Cuối cùng, ông quyết định chọn một danh sách ngắn gồm ba tôn giáo: Hồi giáo, Phật giáo và Kitô giáo. Ông gọi đại diện của từng tôn giáo đến tòa của mình ở Nga, và yêu cầu mỗi người nêu trường hợp của tôn giáo của họ trước bản thân ông và các cố vấn của ông. Người đại diện Hồi giáo phát biểu trước. Ông nói về tính nhân đạo của Hồi giáo, về lòng khoan dung đối với người khác, về sự tôn trọng đối với khoa học và văn hóa, và cách nó đi kèm với một hệ thống pháp luật tốt đẹp đã được tu chỉnh và hoàn thiện qua nhiều thế kỷ. Khi hoàn thành màn chào sân của mình, người này hỏi Sa hoàng xem có điều gì khác mà ông muốn biết nữa không. “Một điều,” Sa hoàng nói với anh ta: “Allah có ưa thích Vodka không?” Sứ giả Hồi giáo lắc đầu và nói với ông “không”, rằng rượu là một điều ghê tởm đối với Allah, và không được phép. “Kế tiếp!” Sa hoàng kêu, và một tu sĩ Phật giáo được dẫn ra. Nhà sư giải thích những lời dạy cơ bản của Đức Phật, về cuộc sống là đau khổ và làm thế nào Đức Phật chỉ ra con đường để chấm dứt đau khổ. Cuối cùng, nhà vua cảm thấy buồn chán và nói: “Tôi sẽ nói cho bạn biết làm thế nào để tôi chấm dứt đau khổ: Rượu vodka! Đức Phật của bạn có gì để nói về điều đó?” Nhà sư nói với vua rằng chất say là một cản trở cho sự giác ngộ và không được phép sử dụng trong Phật giáo. “Kế tiếp!” Sa hoàng kêu lên, và một tu sĩ Chính thống giáo được đưa vào. Nhưng trước khi ông này có thể bắt đầu trình bày giáo lý sơ cấp của mình, Sa hoàng đã ngăn anh ta lại: “Chỉ cần nói với tôi một điều, Chúa Giêsu của bạn có cho phép uống vodka không?” Tu sĩ nói: “Bạn đang giỡn hả? Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn rượu và bánh trong mỗi buổi cử hành Thánh Thể.” Sa hoàng tuyên bố: “Bây giờ tôi biết tôi là ai!” “Tôi là một Kitô hữu! Hãy rửa tội cho tôi, và tất cả dân tộc của tôi”.

* Chúng ta có thể tưởng tượng rằng vua cũng đã ra lệnh cho dân chúng uống rượu vodka để ăn mừng. (Cha Kayala).

 

6/ CÁC SỨ VỤ KHÁC NHAU

Mỗi bạn trẻ đều mơ ước lớn lên mình sẽ trở thành một nhân vật vĩ đại trên thế giới. Tuy nhiên mỗi người cao tuổi đều nhận ra rằng trải qua năm tháng ông đã rất ít hoàn thành được mơ ước của mình. Nếu người già là phi hiện thực, ông tiếc nuối giấc mơ chưa thành. Nếu thực tế, ông sẽ cảm ơn Chúa đã cho ông một vài chiến thắng nhỏ trong cuộc đời của mình. Pierre Toussaint là một người thực tế từ khi còn trẻ cho đến khi về già. Ông là một nô lệ da đen, nhưng ông ta hiểu rằng Thiên Chúa đã để cho ông là người da đen và một nô lệ để thực hiện ơn cứu độ của mình trong bối cảnh xã hội đó. Toussaint sinh ra ở Haiti năm 1766 và mất ở thành phố New York năm 1853. Ông là nô lệ của Berards, một gia đình chủ đồn điền người Pháp tại Haiti; nhưng là một nô lệ tại gia hơn là một nô lệ ngoài đồng, ông lớn lên trong bầu không khí được chăm sóc tại nơi ở của họ. Khi Cách mạng Pháp đến Haiti, gia đình Berards chạy trốn đến thành phố New York để được an toàn. Họ dẫn theo Pierre và một số nô lệ khác của gia đình. Sau đó, ông Berard quay trở lại Haiti để xem liệu ông có thể vớt vát tài sản của mình hay không, nhưng ông đã bất ngờ chết ở đó. Trong khi đó Pierre đã học việc cho một thợ làm tóc. Giờ đây, thu nhập từ công việc của một thợ hớt tóc giúp ông có thể chu cấp cho người góa phụ Berard già yếu trong suốt quãng đời còn lại của bà. Trên giường bệnh, bà đã giải thoát ông khỏi những ràng buộc của kiếp nô lệ. Ít ra thì bà cũng đánh giá cao những gì ông đã làm cho bà. Là thợ hớt tóc hàng đầu ở “Little Old New York”, Toussaint được biết đến và ngưỡng mộ bởi những bà khách hàng của ông, hầu hết đều thuộc các gia đình xã hội trưởng giả ở New York. Ông có ảnh hưởng sâu sắc đến những người phụ nữ này, những người hầu hết theo đạo Tin lành, nhờ sự dịu dàng, tính cách Kitô hữu và sự khôn ngoan của ông. Luôn luôn là một người Công giáo sùng đạo, ông đã đóng góp từ thu nhập khấm khá của mình cho mọi hoạt động từ thiện tốt đẹp ở đây và ở nước ngoài. Ông cũng có nhiều tổ chức từ thiện riêng. Khi ông cảm thấy rằng những người da trắng nghèo khó có thể không thoải mái khi nhận được sự hỗ trợ từ một người da đen, ông đã tinh tế cung cấp nhu cầu của họ một cách ẩn danh. Khi ông mất, cha xứ của nhà thờ Thánh Patrick cũ đã có một bài điếu văn cảm động tại đám tang của người đàn ông đáng chú ý này. Ngài nói: “Chỉ còn lại một số ít giáo sĩ bận tâm về lòng sùng kính và nhiệt thành đối với Giáo hội, và vì sự vinh hiển của Thiên Chúa; còn trong số giáo dân thì không có ai.”

* Pierre Toussaint chắc chắn đã trải nghiệm điều mà thánh Phaolô sẽ gọi là “mỗi người một sứ vụ khác nhau”. Nhưng giống như tất cả các sứ vụ được Chúa giao, Pierre cũng phục vụ “vì lợi ích chung” (1 Cr 12: 7; bài đọc hai hôm nay). Án phong thánh cho Pierre Toussaint đã được mở ra từ vài năm trước. Sẽ là một sự vui mừng tột độ nếu một ngày nào đó Giáo hội có thể tung hô người nô lệ da đen này là thánh Pierre Toussaint. (Ngài được tuyên bố là Đấng Đáng Kính vào năm 1996). (Cha Robert F. McNamara).

 

7/CÙNG MỘT SỰ PHỤC VỤ

Một người đàn ông đã làm chồng mười năm đang tham khảo ý kiến của một chuyên gia tư vấn hôn nhân. “Khi mới kết hôn, tôi rất hạnh phúc. Khi tôi trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả ở cửa hàng, con chó nhỏ của tôi chạy quanh sủa và vợ tôi mang dép cho tôi với một nụ cười ấm áp. Bây giờ sau tất cả những năm đó mọi thứ đã thay đổi. Bây giờ về đến nhà, con chó mang dép vào là vợ tôi sủa”. Nhân viên tư vấn nói: “Tôi không biết bạn đang phàn nàn về điều gì, bạn vẫn nhận được cùng một việc phục vụ mà!”

 

Linh mục Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 118)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 160)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 203)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 402)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 262)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 607)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 687)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 253)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 511)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7