Suy tư - Cảm nghiệm

Đức Mẹ Maria lên trời cả hồn và xác

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,104
  • Ngày đăng: 13/08/2021 09:38:08

ĐỨC MẸ MARIA LÊN TRỜI CẢ HỒN LẪN XÁC

 

Xin Mẹ cầu thay nguyện giúp cho chúng con có sức mạnh thần linh để chúng con một lòng tin yêu Thiên Chúa.

 

 

Nếu đến Giêrusalem, người ta thường đến thăm hai nơi liên quan đến Đức Mẹ Maria. Theo truyền thống của Chính thống giáo, sau khi chết, Đức Mẹ được an táng trong mồ, gần vườn Giết-sê-ma-ni. Cũng giống như Con của Mẹ là Chúa Giêsu, sau ba ngày Mẹ được đưa lên trời cả hồn và xác. Trong khi đó, truyền thống của người Công giáo cho rằng Đức Mẹ chỉ ngủ và trong giấc ngủ Đức Mẹ được đưa về trời. Bởi đó trên núi Sion, tương truyền chính là nơi Đức Mẹ ở những năm cuối đời. Hiện nay là nhà thờ Đức Mẹ Ngủ (the Dormition of the Virgin Mary). Như vậy cả hai truyền thống này từ thời Giáo hội sơ khai đều nhìn nhận Đức Mẹ Maria được đặc ân lên trời cả hồn và xác.

 

Phải thừa nhận rằng cả hai truyền thống trên đây đều diễn tả tình yêu của Giáo hội dành cho Đức Mẹ. Đức Maria không chỉ là “mẹ Thiên Chúa”[1], nhưng còn là mẹ của Giáo hội. Trên lữ hành trần thế, vai trò của Đức Mẹ rõ ràng là quá quan trọng đối với những ai mong muốn được gần với Thiên Chúa. Vì tầm quan trọng này mà ngay từ Giáo hội sơ khai và những thế kỷ đầu, nhiều nhà thần học đã suy tư về những đặc ân mà Đức Mẹ đã nhận được từ Thiên Chúa. Thánh Gioan Đamascênô (675–745) viết: “Cần thiết rằng Con Thiên Chúa, khi sinh ra, đã gìn giữ vẹn tuyền đức Trinh của Mẹ, thì phải gìn giữ Mẹ khi chết, khỏi hư hoại. Đấng đã cưu mang Đấng Tạo Hoá cần được ở trong cung điện của Thiên Chúa. Mẹ Thiên Chúa cần phải có tất cả mọi điều thuộc về Con của Mẹ và cần được mọi thụ tạo tôn vinh.”    

 

Bên cạnh đó, các Giáo hoàng và nhiều nhà thần học cũng nhận thấy đặc ân này mỗi lúc một minh nhiên hơn. Nhất là từ sau công đồng Vaticanô I (1870), nhiều giám mục trên toàn thế giới gửi thỉnh nguyện thư về Rôma, với mong ước Đức Giáo Hoàng xác định tín điều này. Điều gì mong ước đến cũng đã đến. Ngày 1 tháng 11 năm 1950, Đức Giáo Hoàng Piô XII ban hành Thông điệp “Munificentissimus Deus”, long trọng định tín: “Đức Maria, Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa trọn đời đồng trinh, sau cuộc sống trần gian này, đã được phúc vinh quang Thiên đàng cả hồn và xác.” Trước đó, Đức Giáo Hoàng Piô XII cũng nhắn với mỗi người rằng: “Chúng ta hãy nài xin Mẹ rất thánh của mọi phần tử của Chúa Kitô mà Ta đã tín thác hiến dâng loài người cho Trái Tim Mẹ. Ngày nay ở trên trời, thân xác và linh hồn Mẹ toả sáng trong vinh quang, hiển trị cùng với Con của Mẹ.” (“Corporis Mystici”, 29-6-1943). 

 

Thực ra nguồn gốc của lễ này đã có từ rất lâu trong lịch phụng vụ của Giáo hội. Số là khi quân Ba tư xâm chiếm Trung đông (năm 650), các đan sĩ chạy sang Rôma, đem theo nghi lễ này sang và đổi là “Lễ Mẹ Lên Trời”, mừng vào ngày 15 tháng 8. Về sau ngày này cũng là ngày để làm phép mùa màng với mong ước mưa thuận gió hòa. Cùng niềm vui với Mẹ, mỗi con cái ước mong được ở gần bên tà áo Mẹ, được giữ gìn an lành trong cuộc sống, nhất là trong những vất vả mưu sinh.

 

Phụng vụ Chúa Nhật thứ 20 mùa thường niên hôm nay, Tin Mừng không nói đến biến cố Đức Mẹ hồn xác lên trời. Trong Kinh Thánh, chúng ta cũng không tìm thấy chỗ nào nói về biến cố Đức Mẹ lên trời, giống như Đức Giêsu, Con của Mẹ. Tin Mừng hôm nay chỉ kể về câu chuyện cảm động của hai người phụ nữ đang thời kỳ thai nghén. Họ gặp nhau trong niềm vui của những ngày xa cách. Họ thấy nhau trong sự chúc phúc của Thiên Chúa khi cho họ được mang thai. Với Đức Mẹ, Ngôi Lời đang lớn dần trong cung lòng vẹn sạch của Mẹ. Với người chị họ Ê-li-sa-bét, người con trong bụng là Gioan Tẩy Giả sau này, cũng nhảy mừng vui sướng. Người chị họ này mở lời chào Mẹ Maria như lời của sứ thần trong ngày truyền tin: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ”. Phúc vì Mẹ đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Ngài đã nói với Mẹ. Từ đây Mẹ trở nên thụ tạo duy nhất được mang thai Con Đấng Tối Cao.

 

Để có được tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời, dĩ nhiên Giáo hội đã phải suy xét và cầu nguyện thật nhiều. Tiến trình ấy cũng cần thời gian để các ngài suy tư và nhận được ơn soi sáng. Trong tín trình suy tư này, càng ngày Giáo hội càng thấy Đức Mẹ xứng đáng nhận được những đặc ân, bởi cuộc đời của Mẹ hoàn toàn dành cho Thiên Chúa. Có lẽ một trong những bản văn đẹp nhất về Đức Mẹ mà Giáo hội không ngừng cầu nguyện và suy tư: bài ca Ngợi Khen (Magnificat).  

 

Sau lời chào của hai người phụ nữ, Mẹ Maria liền cất lời ngợi khen Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa.” Ngợi khen vì Mẹ tuy chỉ là nữ tỳ hèn mọn, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Mẹ những điều cao cả. Mẹ tán dương Thiên Chúa, vì tuy Mẹ chỉ là thụ tạo, nhưng Thiên Chúa đã cho mẹ trở nên Mẹ Thiên Chúa. Mẹ thay cho toàn thể dân Chúa, thay cho những người yếu thế cô thân, để xác tín rằng: “Chúa giơ tay biểu dương sức mạnh, dẹp tan phường lòng trí kiêu căng.” “Thiên Chúa cũng nâng cao mọi kẻ khiêm nhường.”  Trong những lời Mẹ đang cất hát, người nghe có thể cảm nhận được những lời quen thuộc của Cựu Ước đang hòa làm một với Tân Ước[2]. Mẹ như ca sĩ đang nâng niu từng nốt nhạc, từng cung bậc cảm xúc, từng ca từ, để cả tâm hồn và thể xác hướng về Thiên Chúa. Tóm lại, mọi ca từ hay nốt nhạc trong bài ca này đều nói lên những nhân đức của Mẹ. Rồi với tình yêu này, Giáo hội nhận thấy chắc chắn Đức Mẹ của chúng ta xứng đáng được Thiên Chúa đưa về trời cả hồn và xác.

 

     Lạy Mẹ Maria, trên Thiên quốc, xin Mẹ đoái nhìn đến cuộc sống lữ hành của chúng con. Xin Mẹ nhắc nhớ chúng con đừng quá mê man với cuộc sống chóng qua mà quên mất thực tại Nước Trời. Bên ngai tòa Thiên Chúa, xin Mẹ cầu thay nguyện giúp cho chúng con có sức mạnh thần linh để chúng con một lòng tin yêu Thiên Chúa. Được như thế, chắc chắn chúng con sẽ gặp được Mẹ, để Mẹ dẫn chúng con đến hưởng nhan thánh Chúa. Amen.

 

Chúc mừng đặc ân Đức Mẹ được Thiên Chúa đưa lên trời cả hồn và xác!

 

Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ

 

[1] Danh hiệu này không có ý nói rằng Đức Maria là mẹ của Thiên Chúa Chúa từ thuở đời đời. Thay vào đó, Đức Maria chỉ là Mẹ sinh ra Chúa Giêsu Kitô, Đấng vừa là Thiên Chúa thật vừa là người thật (GLHTCG 466)

[2] Bài ca này chỉ có thánh sử Luca ghi lại. Đây là bài ca có nhiều chi tiết trong Cựu ước (x. 1 Sm 2,1-10). Hơn nữa, trong bai ca này có những nguồn như: Tv 103,17; Tv 89,11; G 12,19; St 12,3, …Bài ca này chỉ có thánh sử Luca ghi lại. Đây là bài ca có nhiều chi tiết trong Cựu ước (x. 1 Sm 2,1-10). Hơn nữa, trong bai ca này có những nguồn như: Tv 103,17; Tv 89,11; G 12,19; St 12,3, …

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ CN 5 Phục sinh năm B - 2024 (25/04/2024 21:57:07 - Xem: 92)

Trong Tin Mừng hôm nay, chúng ta nghe Chúa Giêsu nói về sự “kết nối” này qua hình ảnh cây nho và cành nho. Cành nho chỉ sinh hoa trái nếu kết nối với cây nho.

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 5 Phục sinh năm B - 2024 (24/04/2024 21:22:10 - Xem: 142)

Để ở lại và hưởng nguồn sống của Ðấng Phục Sinh, ta phải thông phần với thập giá của Chúa. Chính Ngài là “Con yêu dấu” của Chúa Cha cũng phải được cắt tỉa qua khổ đau

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 201)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 402)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 262)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 607)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 687)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 253)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 511)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7