SCĐ CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH NĂM A
- In trang này
- Lượt xem: 1,021
- Ngày đăng: 24/04/2023 08:13:59
CHỦ ĐỀ :
SỐNG THEO SỰ DẪN DẮT
CỦA ĐỨC GIÊSU
LÀ MỤC TỬ NHÂN LÀNH
“Tôi là mục tử nhân lành”
(Ga 10,11)
Sợi chỉ đỏ :
– Bài đọc I : Hãy lãnh nhận phép rửa nhân danh Đức Giêsu để được ơn tha tội và nhận được ân sủng là Thánh Thần.
– Đáp ca : Chúa là mục tử.
– Bài đọc II : Từ nay chúng ta như đã chết với tội lỗi và sống cuộc đời công chính. “Hãy quay về cùng vị mục tử chăm sóc linh hồn anh em.
– Bài Tin Mừng : Đức Giêsu là cửa chuồng chiên.
Lời Chúa hôm nay trình bày Đức Giêsu là người mục tử tốt lành : Ngài biết rõ từng người chúng ta, Ngài thí mạng sống vì chúng ta, và Ngài dẫn chúng ta tới sự sống thật. Trong Thánh lễ này, chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta trở thành chiên của Ngài, không phải những con chiên bướng bỉnh mà là những con chiên biết chủ mình là ai, biết tiếng chủ và ngoan ngoãn bước theo sự dẫn dắt của chủ.
– Đức Giêsu muốn dẫn chúng ta tới sự sống thật, còn chúng ta nhiều khi từ chối không nghe theo sự hướng dẫn của Ngài.
– Đức Giêsu biết rất rõ từng người chúng ta và yêu thương chúng ta vô cùng, thế mà lắm khi chúng ta hồ nghi tình thương của Chúa.
– Đức Giêsu đã chịu biết bao đau khổ vì chúng ta, còn chúng ta nhiều khi gặp đau khổ thì nản lòng như kẻ không có đức tin.
Đây là phần kết luận bài giảng của Phêrô hôm lễ Ngũ tuần : Phêrô kết luận bằng cách kêu gọi người ta sám hối và lãnh nhận phép rửa nhân danh Đức Giêsu. Dân chúng đã đáp lại cách nồng nhiệt. Kết quả là hôm ấy có thêm khoảng 3000 người theo đạo, gia nhập đoàn chiên của Đức Giêsu.
Hình ảnh người mục tử trong Thánh vịnh này áp dụng rất đúng vào Đức Giêsu : Ngài chăm sóc từng người chúng ta, Ngài rửa sạch chúng ta trong nước bí tích Thanh Tẩy, Ngài cho ta uống no nê những ân huệ của Ngài, Ngài cho chúng ta dự tiệc Thánh Thể, và Ngài dẫn chúng ta tới với Chúa Cha. Ở bên Ngài chúng ta không thiếu thốn gì cả và chúng ta có thể luôn an lòng.
So sánh cuộc đời hiện tại của các kitô hữu với thời gian trước kia, Thánh Phêrô nói : “Trước kia anh em chẳng khác nào những con chiên lạc, nhưng nay đã quay về với Vị Mục Tử, Đấng chăm sóc linh hồn anh em”.
Đoạn Ga 10,1-18 là một ẩn dụ trong đó Đức Giêsu tự ví mình là “cửa chuồng chiên” và là “mục tử”. Phần được chọn đọc hôm nay là hình ảnh “cửa chuồng chiên” (cc 1-10).
Chúng ta nên biết rằng ở xứ Palestina, người ta nuôi chiên rất đông. Ban đêm, các mục tử dẫn các đàn chiên của mình vào một cái chuồng chung ở giữa đồng cỏ và chia phiên nhau canh gác ở ngay cửa ra vào. Đến sáng, từng mục tử qua cửa để vào chuồng và gọi tên các con chiên trong đàn mình. Chúng đã quen tiếng mục tử nên đi theo ra khỏi chuồng đến những đồng cỏ. Những tên trộm cướp không dám qua cửa vì sợ đụng người canh gác nên phải trèo rào mà vào. Nhưng dù vậy, chiên cũng không đến gần bọn họ vì chúng lạ họ. Nếu họ có đưa được con chiên nào ra khỏi chuồng thì cũng không phải để nuôi dưỡng nhưng để giết ăn thịt.
Qua những câu này, Đức Giêsu muốn so sánh Ngài với các nhà lãnh đạo tôn giáo do thái thời đó : họ không phải là mục tử thật nhưng là những tên trộm cướp leo rào vào chuồng, họ không chăm sóc cho chiên nhưng chỉ làm hại chiên ; chính Đức Giêsu mới là mục tử thật và là cửa chuồng chiên.
Mặc dù con người ai cũng muốn được độc lập, thế nhưng trong thâm tâm sâu xa ai cũng có nhu cầu cần được dẫn dắt đến hạnh phúc, đến một cuộc sống tròn đầy. Như thế ai cũng là con chiên và cần mục tử. Vấn đề là chọn ai làm mục tử cho mình thôi.
– Những kẻ dẫn mình tới những cánh đồng hoang, những khu rừng rậm đầy thú dữ (cuộc sống buông thả, những ý hệ lệch lạc, những cách sống thời trang, hưởng thụ v.v.) thực ra chỉ là những tên trộm cướp làm hại con chiên.
– Mục tử thật phải dẫn con chiên tới nơi nào có suối nước, bóng mát, cỏ non nuôi dưỡng cuộc sống của chiên ; phải cực nhọc tìm dẫn về những con chiên đi lạc ; phải gian lao chiến đấu với sói dữ và kẻ cướp. Mục tử như thế chỉ có thể là Đức Giêsu mà thôi.
Nghĩa là có hai lầm tưởng tai hại : 1/ Tưởng mình là con chiên độc lập không cần ai dẫn dắt ; 2/ Tưởng đi theo những “mục tử” dễ dãi là đời mình sẽ sung sướng.
Chúa biết rõ từng người của mình, từng người một. Ngài không đẩy họ đi trước mình, nhưng Ngài đi trước họ, dẫn đường cho họ, nói với từng người, thu hút họ hơn là hướng dẫn họ.
Tuy nhiên, sói không ngừng lảng vảng quanh đoàn chiên, rình bắt những con chiên bất cẩn xa đàn. Vị mục tử đích thực sẵn sàng đương đầu với sói vì mỗi con chiên đều quý giá vô ngần. Ngài sẵn sàng hy sinh mạng sống vì chiên.
Mối tương giao giữa họ hệt như giữa Chúa Cha và Chúa Con. Mối tương giao ấy dựa trên sự hiểu biết riêng tư về nhau, nghĩa là trên tình yêu. Cha biết Con sẵn sàng tự hiến trọn vẹn cho những người bước theo và sẽ bước theo mình. (J. Potin, “Đức Giêsu lịch sử đích thực”, trích dịch trong Fiches dominicales, năm A, trang 138).
Con người thời nay rất ghét phải sống như một con người vô danh giữa một đám đông, như một con số âm thầm giữa lòng tập thể. Mỗi người như một bộ phận nhỏ trong guồng máy khổng lồ, âm thầm và cô đơn làm cho xong phần việc của mình. Tại sao có những người cố tình có những hành vi ngênh ngang, ăn mặc lố lăng, nếp sống lập dị… ? Vì đó là cách để cho người khác chú ý tới họ.
Đức Giêsu đối với chúng ta thì khác hẳn. Ngài không vơ đũa cả nắm coi hết mọi người y như nhau. Trái lại Ngài biết rõ từng người một với cá tính riêng, hoàn cảnh riêng, chỗ mạnh chỗ yếu riêng. Nhất là Ngài yêu thương mỗi người một cách riêng. “Ta biết chiên Ta và chiên Ta biết Ta, như Chúa Cha biết Ta và Ta biết Chúa Cha”.
Sáng nay khi bạn vừa thức dậy, tôi nhìn bạn và chờ đợi bạn nói với tôi đôi lời : để cám ơn về những điều tốt lành bạn đã gặp được ngày hôm qua, hoặc để hỏi xem tôi có ý kiến gì với bạn cho ngày hôm nay… Đôi lời ngắn ngủi thôi. – Nhưng bạn mãi lo tìm chọn quần áo giày dép… Nên tôi phải chờ.
Bạn đã mặc quần áo xong, bạn còn 15 phút rãnh rỗi. Tôi hy vọng bạn sẽ lên tiếng chào tôi. – Nhưng không, bạn ngồi xuống ghế sofa, im lặng, thanh thản. Tôi vẫn chờ.
Chợt bạn đứng lên – Tôi tưởng bạn sẽ đến với tôi nói đôi lời gì đó. Thế nhưng bạn đến máy điện thoại, quay số đến một người bạn thân, hai người đấu láo với nhau một hồi. Và tôi tiếp tục chờ.
Rồi đến giờ bạn ra xe. Bạn đến chỗ làm. Tôi chờ bạn suốt buổi sáng.
Đã đến giờ ăn trưa. Bạn ngồi vào bàn, rảo mắt nhìn quanh. Bạn thấy vài người ở những bàn bên cạnh cúi đầu thầm thì nói với tôi đôi lời trước khi ăn. Tôi tưởng bạn cũng sẽ làm thế. Nhưng không ! Và tôi tiếp tục chờ.
Ăn xong, bạn còn một khoảng thời giờ thảnh thơi. Tôi thầm mong bạn sắp nói với tôi. Nhưng chẳng có một lời nào cả. Tôi vẫn chờ.
Buổi chiều, tan sở. Bạn lên xe về nhà. Chắc hẳn có biết bao điều bạn sẽ kể cho tôi nghe. Tôi chờ. Nhưng bạn chạy thẳng một mạch tới nhà. Về tới nhà, bạn lao ngay vào phòng tắm… Và tôi vẫn chờ.
Bạn đã cảm thấy mát mẻ và thoải mái. Nhưng bạn không thấy tôi đang chờ. Bạn chỉ nhìn thấy cái TV. Bạn mở máy, để mặc tôi tiếp tục chờ.
Rồi bạn lên giường, suy nghĩ mông lung trong khi chờ giấc ngủ đến. Bạn nhớ lại đủ thứ chuyện, đủ thứ người, chỉ trừ tôi. Có lẽ vì bạn không biết tôi vẫn luôn ở bên cạnh bạn. Bạn không thấy tôi, nhưng tôi vẫn luôn ở kề bên bạn, yêu thương bạn, rất muốn nói chuyện với bạn, để an ủi, để chia xẻ, để góp ý, để động viên… Bạn không biết, không để ý gì cả. Và bạn thiếp dần vào giấc ngủ. Tôi vẫn chờ.
Một ngày mới lại bắt đầu. Bạn thức dậy. Tôi hy vọng hôm nay bạn sẽ dành ra đôi phút để nói với tôi. Tôi vẫn chờ bạn đấy. Chúc bạn một ngày tốt đẹp.
a/ “Ta là cửa chuồng chiên”
Từ lâu, tôi vẫn cứ ấm ức không hiểu tại sao khi minh họa chân dung mình trong dụ ngôn Mục tử tốt lành, Chúa Giêsu lúc thì ví mình như Mục tử, lúc lại ví mình như cửa chuồng chiên. Gần đây, một cuốn sách đã giải tỏa cho tôi thắc mắc đó. Sách viết : một du khách đến Palestin, gặp được một mục tử đang làm việc tại một trại cừu. Người đó chỉ cho du khách thấy cảnh vật biến ảo của cánh rừng. Thấy thế, du khách hỏi : “Đó là trại cừu, kia là bấy cừu, đây là lối vào. Vậy còn cửa đâu ?” Người mục tử hỏi lại : “Cửa hả ? Chính tôi là cửa. Ban đêm tôi nằm giữa lối đi này. Không một con cừu nào bước ra hay một con sói nào bước vào mà không phải qua xác tôi.” Thế đó, đức Giêsu đâu có lẫn lộn khi trình bày chân dung mình : Ngài vừa là mục tử vừa là cửa vào.
b/ “Ta đến để cho chiên được sống và sống dồi dào”
Người Tây Ban Nha có câu chuyện sau đây :
Khi có người đến cửa thiên đàng, Thánh Phêrô đặt cho mỗi người một câu hỏi rất lạ : “Lúc còn ở trần thế, bạn đã biết nếm mùi những vui thú mà Chúa nhân lành ban cho bạn không ?”
Nếu người đó đáp “Thưa không” thì Thánh nhân nói : “Bạn chưa biết nếm những vui thú nhỏ dưới thế thì làm sao có thể nếm những vui thú lớn lao trên thiên đàng được ! Xin lỗi, Ta chưa cho bạn vào được.”
CT : Anh chị em thân mến
Đức Kitô là Vị Mục Tử nhân hậu. Người đã hy sinh mạng sống để cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào. Chúng ta cùng cảm tạ Chúa và dâng lời cầu xin.
1- Dung mạo của Hội Thánh là dung mạo của một người chăn chiên / có trách nhiệm chăm sóc đoàn chiên mà Vị Mục Tử đích thực đã giao phó / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho các vị mục tử của chúng ta / luôn hành động theo tinh thần phúc âm / hiền hòa trong cung cách đối xử / và biết quên mình vì đoàn chiên.
2- Trên thế giới ngày nay / để có thể phục vụ hữu hiệu dân Chúa và loan báo Tin Mừng / thì số Linh mục và tu sĩ quả là thiếu thốn trầm trọng / Chúng ta hiệp lời cầu xin / cho có thêm nhiều thợ gặt lành nghề trên cánh đồng truyền giáo / dám vì Chúa mà xả thân phục vụ anh em.
3- Hằng ngày / vì nghe và nói biết bao điều không tốt / nên tâm trí con người bị ô nhiễm trầm trọng / Chúng ta hiệp lời cầu xin / cho các kitô hữu biết giữ miệng lưỡi / chỉ nói những lời xây dựng / đem lại niềm an ủi / niềm vui cho mọi người / và biết chăm chú lắng nghe Lời Chúa.
4- Hôm nay là ngày cầu nguyện cho ơn gọi Linh mục / Chúng ta hiệp lời cầu xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng ta / luôn sẵn sàng rộng rãi đóng góp vào việc đào tạo các Linh mục / bằng lời cầu nguyện và việc nâng đỡ các Chủng viện.
CT : Lạy Chúa Giêsu, không gì bất hạnh cho một cộng đoàn bằng thiếu vắng bóng dáng Linh mục. Vì thế xin Chúa ban cho chúng con các Linh mục mà mọi người đều cần đến : đó là những mục tử vừa sốt sắng phục vụ bàn thờ, vừa hăng say rao giảng Tin Mừng cứu độ. Chúa hằng sống và…
– Kinh tiền tụng : nên dùng Kinh tiền tụng phục sinh số 2, vì có nói tới cuộc sống mới.
– Trước kinh Lạy Cha : Hiện giờ chúng ta rất giống với một đoàn chiên đang quy tụ quanh chủ chiên là Đức Giêsu bên bàn tiệc Thánh thể. Chúng ta hãy hợp ý với Ngài dâng lên Thiên Chúa là Cha những tâm tình con thảo của chúng ta.
Anh chị em đã biết Đức Giêsu là mục tử dẫn dắt đời mình, cho dù có khi xem ra Ngài đang dẫn chúng ta qua thung lũng tối tăm, nhưng điếm tới cuối cùng sẽ là đồng cỏ xanh tươi, suối ngọt và bóng mát. Vậy anh chị em hãy ra về trong niềm vui mừng phó thác trọn vẹn cho Đức Giêsu dẫn dắt.
Bài cùng chuyên mục:
CÁC BÀI SUY NIỆM CHÚA NHẬT 34 TN NĂM B - 2024 (18/11/2024 08:44:45 - Xem: 765)
CHÚA LÀ VUA
DẪN LỄ & LỜI NGUYỆN TÍN HỮU CHÚA NHẬT 34 TN NĂM B - 2024 (18/11/2024 08:38:16 - Xem: 307)
CHÚA LÀ VUA
CHẦU THÁNH THỂ CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B -2024 (18/11/2024 08:33:57 - Xem: 220)
LÀM CHỨNG CHO SỰ THẬT
BÀI GIẢNG THIẾU NHI CN 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B - 2024 (18/11/2024 07:53:25 - Xem: 222)
CHÚA LÀ VUA
SCĐ CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B - 2024 (18/11/2024 07:37:02 - Xem: 185)
CHÚA LÀ VUA
CÁC BÀI SUY NIỆM CN 33 TN NĂM B- CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 (11/11/2024 08:42:17 - Xem: 1,053)
YÊU HẾT MÌNH - NGÀY TẬN THẾ
BÀI GIẢNG THIẾU NHI CN 33, LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN = 2024 (11/11/2024 08:32:02 - Xem: 424)
CHẾT VÌ YÊU
CHẦU THÁNH THỂ CHÚA NHẬT LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 (11/11/2024 08:27:24 - Xem: 258)
CHẾT VÌ YÊU
DẪN LỄ & LỜI NGUYỆN TÍN HỮU CN LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 - CN 33 TN (11/11/2024 08:23:42 - Xem: 433)
CHẾT VÌ YÊU
SCĐ CHÚA NHẬT LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN - 2024 (11/11/2024 07:20:48 - Xem: 241)
CHẾT VÌ YÊU
-
+ Chúa Nhật 24/11/2024 – CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B. – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ. – Vua Giêsu.
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B. – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ.
- Thứ Bảy tuần 33 thường niên.
- Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo....
-
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là...
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất