Nhân đức trong Gia đình: Tự giác
- In trang này
- Lượt xem: 1,437
- Ngày đăng: 27/09/2022 07:51:11
“Ngay lúc bị sửa dạy, thì chẳng ai lấy làm vui thú mà chỉ thấy buồn phiền. Nhưng sau đó, những người chịu rèn luyện như thế sẽ gặt được hoa trái là bình an và công chính.”
Hr 12:11
1. Thế nào là sự tự giác?
Sống tự giác là sống có kỷ luật và biết kiểm soát bản thân mình. Sự tự giác giúp bạn thực hiện công việc mình thực sự muốn chứ không giống như một chiếc lá bị cuốn theo chiều gió của dòng ý tưởng. Tự giác là cách bạn chọn thực hiện những điều bạn thấy là đúng đắn. Thái độ sống này giúp bạn có một cuộc sống ổn định và hiệu quả.
Sự tự giác giúp bạn có một cuộc sống điều độ, không làm việc quá sức hay không để mình quá lười biếng. Bạn làm cho công việc được thành sự. Cảm xúc và ý nghĩ có thể đến và đi, bạn không thể kiểm soát chúng nhưng bạn có thể kiểm soát những gì bạn làm với chúng. Sự tức giận hay bị tổn thương không thể làm bạn mất kiểm soát bản thân vì sự tự giác cho bạn quyết định điều sẽ nói và việc sẽ làm.
Sống có tự giác giúp bạn tạo lập thời biểu cho chính mình, ví dụ như sắp xếp thời gian cho mình vào việc tập chơi nhạc cụ hay đánh răng vào mỗi buổi tối. Bạn sẽ không chần chừ và trì hoãn. Người tự giác sẽ tự nhận trách nhiệm cho bản thân mình.
2. Tại sao cần thực hành?
Người tính tự giác sẽ tự kiểm soát hành vi của mình mà không cần đến người khác giám sát. Sự tự giác mang đến cho bạn sự tự do. Bạn thực hiện công việc hiệu quả nên tránh được những càm ràm, cau có khi gần hết thời hạn hay gánh nặng vì có nhiều việc khác đang chờ bạn. Sự chần chừ khiến cuộc sống trở thành một gánh nặng cho bạn.
Người thiếu tự giác khó có thể kiểm soát được cảm xúc và hành vi của mình. Họ làm cho người khác bị tổn thương hoặc cảm thấy bực bội và chính họ cũng cảm thấy mình gặp rắc rối. Như vậy, vắng bóng sự tự giác cuộc sống sẽ trở nên hỗn loạn vì bạn sẽ không biết tiếp theo mình sẽ làm gì.
Một người tự giác thì không cần người khác phải giám sát vì bạn đang tự kiểm soát chính mình và đang sống trong sự tự kiểm. Sự tự giác giúp bạn đưa ra quyết định cho công việc của mình hơn là đợi chờ người khác sai khiến.
3. Cách thức thực hành
Tính độc lập là nguồn trợ lực lớn cho bạn thực hành tính tự giác. Nhờ sự tự kiểm, bạn nghĩ và quyết định mình sẽ làm gì. Ví dụ khi bạn đang tức giận ai đó, bạn luôn có những lựa chọn: có thể la rầy, có thể đánh đập, có thể làm những chuyện khiến người khác bị tổn thương. Hoặc bạn cũng có thể chọn một cách khác, bạn cho mình cảm nhận cảm xúc rồi dùng giọng nói ôn hòa để nói với người đó về sự tức giận trong mình và lý do tại sao lại như vậy. Trong trường hợp này, quyết định là tùy thuộc vào mức độ nhân đức nơi bạn! Nếu bạn mất bình tĩnh bạn sẽ không thực hiện được điều mình mong muốn!
Bạn thực hành tính tự giác bằng cách lên thời gian biểu cho mình. Bạn có thể cho vào trong đó một khoảng thời gian để cầu nguyện và phản tỉnh, để tắm rửa, để giải trí, để làm bài tập và giúp các việc trong nhà. Bạn đưa ra những giới hạn cho bản thân như thời lượng xem truyền hình, lượng thức ăn…
Khi bạn sống có tự giác, bạn sẽ không phải chần chừ và cũng không rơi vào tình trạng ôm đồm quá mức. Bạn dùng trí khôn của mình để kiểm soát cảm xúc và giữ cho cuộc sống của mình bình an hơn.
Một người có tính tự giác sẽ thế nào?
- Bạn phải hoãn lại một công việc quan trọng một vài lần?
- Bạn thực sự bực tức khi anh mình gây lộn với mình?
- Gia đình bạn có nội quy là mỗi người chỉ được ăn 3 cái bánh quy sau khi tan trường nhưng chẳng có ai để ý tới?
- Bạn thấy mình xem truyền hình quá nhiều và lười biếng?
- Bạn quyết định mình cần có một thời gian biểu mới?
- Bạn trừng phạt mình khi phá nội quy?
4. Dấu hiệu của sự thành công
Chúc mừng bạn khi:
- Dùng sự độc lập để khiểm soát cảm xúc của mình
- Nói và hành xử cách bình tĩnh khi bạn bị tổn thương hoặc tức giận
- Thực hiện công việc cách thứ tự và hiệu quả
- Làm việc mà không cần người khác giám sát
- Làm việc đúng thời hạn
Hãy cố gắng khi:
- Mất bình tĩnh hay bị cảm xúc chi phối
- Không có kế hoạch cho công việc của mình
- Làm bất cứ cái gì bạn nghĩ
- Chỉ hành xử tốt khi có người khác quan sát
- Không tuân thủ nội quy
- Thường chần chừ
Khẳng định:
Tôi là người có tính tự giác. Tôi dùng thời gian của mình cách hiệu quả để thực hiện công việc. Tôi chọn cách hành xử cho mình với sự độc lập.
Trích sách: The Family Virtues Guide
Chuyển ngữ: Hướng Dương
Bài cùng chuyên mục:

Thường huấn 5 năm đầu đời Linh mục năm 2023 (26/08/2023 16:03:19 - Xem: 674)
Khóa thường huấn năm nay có sự tham dự của 149 linh mục, của ba giáo phận Cần Thơ, Long Xuyên và Vĩnh Long.

Dòng Thánh Gia: Tĩnh tâm năm 2023 (11/08/2023 10:04:11 - Xem: 607)
Trong các ngày từ 06-10/08/2023, tại Nhà Mẹ (Long Xuyên) đã diễn ra tuần tĩnh tâm năm 2023 với sự tham gia của đông đủ anh em Thánh Gia.

Ban Mục vụ Ơn Gọi: họp mặt và trao đổi (27/07/2023 14:51:27 - Xem: 1,003)
Nội dung được trao đổi là đưa ra định hướng cho ban mục vụ ơn gọi trong năm 2024 và nghe báo cáo từ các cha phụ trách ơn gọi trong giáo phận Long Xuyên.

Giáo xứ Hợp Châu: Thánh lễ Thêm sức (15/07/2023 15:58:44 - Xem: 921)
Vào lúc 9h00, ngày 15.7.2023, Giáo xứ Hợp Châu - kênh 5b, thuộc Giáo hạt Tân Thạnh đã hân hoan chào đón Đức Cha và quý cha về hiệp dâng Thánh lễ Thêm Sức.

Giáo họ An Thạnh – La Vang: Thánh lễ Thêm sức (10/07/2023 05:31:07 - Xem: 998)
Đức cha Giuse đã ban bí tích Thêm Sức cho em 30 em thiếu nhi và 2 người lớn, với ước mong đây chính là những chứng nhân để loan báo Tin mừng Chúa Kitô bởi ân sủng trong Chúa Thánh Thần.

GH Vĩnh Thạnh: Đoàn TNTT - Hiệp Đoàn Gioan Maria Vianney Hội thao hè 2023 (06/07/2023 18:23:08 - Xem: 2,054)
Mọi thành phần dân Chúa đều được mời gọi tham gia hiệp thông đồng trách nhiệm vì công cuộc mục vụ thiếu nhi của Giáo phận.

Giáo xứ Thức Hóa: Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức (04/07/2023 08:04:57 - Xem: 906)
Đức Giám mục Giuse Trần Văn Toản đã chủ tế Thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho 50 em thiếu nhi tại nhà thờ Thức Hóa.

Nhân đức trong Gia đình: Sự lưu tâm (17/01/2023 08:01:47 - Xem: 2,337)
Hãy để bản thân bạn luôn lưu tâm đến việc thực hành những điều tốt lành cho một trong những người anh em.

Nhân đức trong Gia đình: Sự tin tưởng (10/01/2023 05:26:22 - Xem: 2,576)
“Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của mình; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao.”

Nhân đức trong Gia đình: Sạch sẽ (26/12/2022 17:10:35 - Xem: 2,749)
“Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống sự trong sáng, thánh thiện, sạch sẽ, tế nhị luôn tôn vinh giá trị của con người và thúc đẩy sự phát triển nội tâm của họ.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 101 - Cám dỗ nơi người tu sĩ
Trường hợp yêu một người đang có ơn gọi dâng hiến và dần dần người đó từ bỏ ơn gọi thì có phải là cám dỗ hay không?
-
Suy tư Tin Mừng – Thi hành ý muốn
Sự vâng phục mà Chúa mời gọi đó là sự hoán cải của con tim và sự thay đổi hành vi sống đạo.
-
Năm lời khuyên giúp trẻ biết kiểm soát và có hành vi đúng mực
Trẻ em muốn tìm hiểu thế giới và để làm được điều đó, trẻ cần trải nghiệm những giới hạn của cuộc sống và của chính mình.
-
Những mối quan hệ chưa trọn
Chẳng bao giờ là quá muộn để xin lỗi những gì chúng ta đã làm tổn thương nhau. Chẳng bao giờ là quá muộn để xin họ tha thứ cho những lơ...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 100 - Bình an nội tâm
Bình an không đong đếm bằng những thành công, thành tựu, hay những điều ta đạt được trong cuộc sống.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 26 TN năm A
Chúng ta phải chấp nhận sự huấn luyện của Chúa và vâng phục Ngài trong lời nói và hành động như dụ ngôn ngắn trong Tin Mừng hôm nay trình...
-
Nguyên nhân đưa người trẻ đến tự vẫn
Theo bảng thống kê mới đây, thì trên thế giới hiện nay mỗi ngày có tới 300 bạn trẻ tự tử, và có tới 3.000 bạn trẻ toan tự tử nhưng không...
-
Chứng biếng ăn tâm thần
Người thành công hơn cả là người tuy có ít, nhưng biết làm lợi nhiều, biết tận dụng vốn liếng tinh thần để ích lợi cho bản thân và cho...
-
Sự cho phép của Chúa trước mệt mỏi của con người
Một con người cầu nguyện là điều đẹp lòng Thiên Chúa, dù nhiệt tình hay mệt mỏi, có lẽ khi mệt mỏi còn đẹp lòng hơn.
-
Gia vị cho bài giảng Chúa Nhật 25 TN năm A
Không phải Chúa mắc nợ chúng ta điều gì. Đó là điều Chúa Giêsu giải thích qua dụ ngôn về tiền lương công bằng. (Cha Ed Markquart).
-
Hãy biết cám ơn cuộc đời
Có một thứ không thể cứu được: Đó chính là tuyệt vọng. Có một thứ không thể bội quên: Đó chính là cảm ơn.
-
Tỏa sáng ngọn nến hy vọng
-
Lời hứa của 1 vị hoàng đế với...
-
Chuyện thị phi
-
Con trăn và người phụ nữ