Hoạt động mục vụ

Nhân đức trong Gia đình: Bình an

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,555
  • Ngày đăng: 16/08/2022 08:03:24

Nhân đức trong Gia đình: Bình an

“Phúc cho những ai xây dựng hòa bình vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”

Mt 5:9

 

 

1. Thế nào là sự bình an?

Bình an là trạng thái thanh thản của tâm hồn nó thường đến trong khoảnh khắc nhớ ơn hoặc trong khi cầu nguyện. Đó là việc bạn cảm nhận được sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời mình. Bình an cho bạn sự tĩnh lặng trong tâm hồn để suy xét sự việc hầu bạn có thể hiểu được nó. Bình an cũng là một thái độ cần thiết khi bạn đối diện với sợ hãi và để chúng bước ra khỏi cuộc đời mình. Bình an giúp bạn tin tưởng rằng mọi thứ sẽ diễn tiến tốt đẹp.

 

Sự bình an có khi bạn từ bỏ ham muốn quyền lực và thay vào đó bằng sức mạnh của tình yêu. Đó cũng là khi bạn thực hành sống công bằng, nghĩa là bình đẳng với chính mình và với người khác. Để tiếp cận những xung đột giữa mình với người khác mà không ai phạm phải sai lầm nữa thì bình an chính là chìa khóa. Những người chiến thắng là những người đã cố công để tìm được một giải pháp hòa bình. Bình an đến khi bạn từ bỏ bạo lực, định kiến, và cách nhìn người khác như là kẻ thù của mình.

 

Khi bạn nhận thức rằng tất cả mọi người đều là một phần trong đại gia đình nhân loại thì bạn sẽ cảm nhận trong mình một sự bình an. Hòa bình trong thế giới này khởi đi từ sự bình an trong chính tâm hồn bạn và trong cách bạn tương tác với người khác.

 

2. Tại sao cần thực hành?

Một tâm hồn bình an là một tâm hồn không còn vướng bận bởi rắc rối hay lo lắng. Sự bình an cho phép bạn tin tưởng. Đó là tình trạng của một tâm hồn tĩnh lặng sẵn sàng để đi vào trong nội tâm mình. Nếu không có sự bình an, bạn sẽ cảm thấy bạn cần phải điều khiển mọi thứ và mọi người.

 

Hòa bình trong thế giới này không phải là thứ mà chỉ một mình chính phủ tạo lập, trong khi tất cả chúng ta khoanh tay đứng chờ đợi. Mỗi chúng ta phải chung tay, bắt đầu từ trong gia đình, trường học và nơi làm việc của mình.

 

Hòa bình là tình trạng vắng bóng của bạo lực và định kiến. Khi sự bình an tràn ngập trong cuộc đời thì mọi người được an toàn và không còn bất công. Nếu mỗi chúng ta giữ được sự bình an cho bản thân mình thì tất cả những ai đến với ta đều cảm nhận họ được yêu thương, được tôn trọng, được đối xử công bằng. Sự khác biệt giúp cho cuộc sống phong phú chứ không phải là lý do để tranh đấu. Sự bình an trong cuộc sống của mỗi người dẫn tới sự hòa bình của thế giới này.

 

Khi cuộc sống con người thiếu vắng sự ôn hòa họ sẽ nhìn sự khác biệt như một nguy cơ đe dọa mỗi người. Do vậy ta dễ xét đoán người khác sẽ chỉ dựa vào những gì ta nghe, những gì ta thấy bên ngoài mà thiếu sự suy xét tận căn. Khi có khó khăn xảy đến, ta cũng chỉ biết trách móc người khác mà không suy xét chính mình trước cho dù người ta đã bị tổn thương. Cứ như vậy, chẳng ai trong chúng ta được yên ổn. Nơi đâu có bạo lực, bất công, định kiến thì nơi đó luôn có nỗi lo sợ và bực bội. Nghĩa là nơi đó không có sự bình an. Điều này có thể xảy ra trong gia đình hay giữa các quốc gia. Nó dẫn đến những cuộc chiến và không ai thực sự là người chiến thắng trong các cuộc chiến này.

 

3. Cách thực hành

Sự bình an chỉ đến trong tâm hồn khi ta để cho mình có thời gian thinh lặng, phản tỉnh, suy gẫm và cầu nguyện. Hãy trao cho Chúa những lo lắng của bạn và xin Ngài chăm sóc chúng. Nếu bạn thực hiện điều này hàng ngày, bạn sẽ càng ngày càng được và bình an hơn.

 

Bạn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ cách ôn hòa trong cuộc sống hàng ngày, lẽ dĩ nhiên, bạn đã là một sứ giả kiến tạo hòa bình rồi đó! Thay vì nói: “Tôi ghét…” thay vì nói xấu sau lưng hay chỉ trích; bạn hãy dùng ngôn ngữ ôn hòa dẫu rằng bạn đang rất giận. Thí dụ, bạn nói về sự khó chịu trong lòng mình: “Tôi không hài lòng khi bạn vào phòng tôi mà không gõ cửa!”. Hãy nói với một giọng nhẹ nhàng và dịu dàng. Không làm hại ai. Tránh đánh đập người khác hay liên quan đến bất cứ một loại bạo lực nào. Đừng bao giờ sử dụng vũ khí!

 

Một tâm hồn lưu tâm tới sự bình an thì sẽ không tấn công, không dùng những lời nói hay hành động bạo hành, không cố chứng tỏ người khác sai, nhưng tìm kiếm một giải pháp hòa bình khi họ rơi vào bất đồng với ai đó. Bạn có thể giải quyết vấn đề để cả hai trở thành người chiến thắng. Sự sáng tạo cho chúng ta nhiều phương cách để giải quyết các vấn đề khó khăn. Bạo lực không giúp được gì cả!

 

Hãy nhìn thấy những điều tốt đẹp nơi người khác. Nếu họ làm điều gì khiến bạn bị tổn thương, hãy tha thứ cho họ. Hãy ngăn chặn nếu có ai đó vi phạm quyền lợi của bạn bằng những lý do chính đáng, không bạo lực. Hãy bênh vực chính mình và người khác. Tôn trọng sự khác biệt thay vì biến nó thành nguyên nhân gây định kiến hoặc đấu tranh.

 

Một người có sự bình an phản ứng thế nào?

  • Anh của bạn chạy xô vào trong phòng và dẫm lên bức tranh bạn vừa vẽ xong?

  • Có những bạn khác chủng tộc và tôn giáo trong lớp của mình, một vài người bạn đang cười họ?

  • Bạn bắt đầu lo lắng và vấn đề ấy cứ ở mãi trong đầu bạn?

  • Bạn quyết định dành một khoảng thời gian trong ngày để suy gẫm và cầu nguyện.

  • Vài người bạn đang trọc ghẹo bạn và khiêu khích để đánh nhau?

 

4. Dấu hiệu của sự thành công

Chúc mừng bạn khi:

  • Tạo được sự bình an trong tâm hồn bằng cách cầu nguyện và suy gẫm thường xuyên

  • Trao cho Chúa những lo lắng và xin Ngài chăm lo chúng

  • Dùng ngôn ngữ ôn hòa khi bạn thấy mình đang giận, nói năng cách nhẹ nhàng và dịu dàng

  • Tránh làm hại người khác

  • Khi bất đồng, bạn tìm cách ôn hòa để giải quyết

  • Tôn trọng sự khác biệt

  • Bỏ ham muốn quyền lực thay bằng sức mạnh của tình yêu

 

Hãy cố gắng khi:

  • Quá bận bịu đến nỗi không có giờ để cầu nguyện

  • Đánh đập hoặc nói lời cộc cằn vì bạn đang giận dữ

  • Cố gắng để chứng tỏ người khác sai

  • Trả thù nếu ai đó làm bạn tổn thương dù rằng họ chỉ vô tình

  • Cho phép người khác vi phạm quyền của mình

  • Ở lì trong nhóm của mình và xa tránh những người khác biệt, có thái độ phe nhóm

  • Nói xấu hay xét đoán người khác dựa trên những gì thấy bên ngoài

 

Khẳng định:

Tôi dùng ngôn ngữ ôn hòa và tìm cách giải quyết bình an cho bất cứ vấn đề nào xảy đến. Tôi tìm kiếm sự bình an nội tâm để mình được ở trong sự dịu dàng mỗi ngày.

 

Trích sách: The Family Virtues Guide

Chuyển ngữ: Hướng Dương

Bài cùng chuyên mục:

Nhân đức trong Gia đình: Sự lưu tâm (17/01/2023 08:01:47 - Xem: 1,393)

Hãy để bản thân bạn luôn lưu tâm đến việc thực hành những điều tốt lành cho một trong những người anh em.

Nhân đức trong Gia đình: Sự tin tưởng (10/01/2023 05:26:22 - Xem: 1,591)

“Vậy, anh em đừng đánh mất lòng tin tưởng mạnh dạn của mình; lòng tin tưởng đó sẽ mang lại một phần thưởng lớn lao.”

Nhân đức trong Gia đình: Sạch sẽ (26/12/2022 17:10:35 - Xem: 1,889)

“Trong mọi lĩnh vực của cuộc sống sự trong sáng, thánh thiện, sạch sẽ, tế nhị luôn tôn vinh giá trị của con người và thúc đẩy sự phát triển nội tâm của họ.

Nhân đức trong Gia đình: Sự hiệp nhất (20/12/2022 07:24:11 - Xem: 2,082)

“Sự hiệp nhất trong một con người cho phép họ nhìn mình trong toàn thể tạo thành, nhìn thấy toàn thể trong chính mình, nhìn mọi sự với con mắt vô tư”

Nhân đức trong Gia đình: Chân thật (13/12/2022 05:41:57 - Xem: 2,504)

“Anh em phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để thật sự sống công chính và thánh thiện”

Nhân đức trong Gia đình: Tín nhiệm (29/11/2022 05:46:11 - Xem: 1,272)

“Đừng trì hoãn lời khấn hứa với Chúa. Ngài không vui khi ngươi trì hoãn, hãy thực thi lời khấn hứa cùng Ngài.

Nhân đức trong Gia đình: Lòng trông cậy (22/11/2022 16:39:32 - Xem: 1,411)

“Trông cậy vào Đức Chúa và Ngài sẽ dẫn bạn đến sự thật. Người có niềm tin như vậy thì không phải lo sợ. Họ được ở trong sự bình an và hạnh phúc tuyệt vời, vì họ được dẫn đường đúng đắn.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng khoan dung (15/11/2022 05:44:22 - Xem: 1,768)

“Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau, nếu trong anh em người này có điều phải trách móc người kia. Chúa đã tha thứ cho anh em thì anh em cũng vậy, anh em phải tha thứ cho nhau.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng biết ơn (08/11/2022 05:27:34 - Xem: 1,632)

Điều sắp đến thì sẽ tốt hơn điều đã qua: Vì Đức Chúa sẽ trao cho bạn, bạn sẽ được hài lòng… hãy tường thuật chi tiết những ân huệ bạn đã nhận được từ Đức Chúa.”

Nhân đức trong Gia đình: Lòng sùng kính (01/11/2022 07:12:14 - Xem: 2,071)

Lòng sùng kính thể hiện trong cách bạn ý thức mình luôn trong sự hiện diện của Đấng Tạo Hóa và mọi cuộc đời đều quý giá.

  • Bài viết mới
    Câu chuyện chiều thứ 7