Hậu tinh vi
- In trang này
- Lượt xem: 1,197
- Ngày đăng: 10/07/2023 08:22:28
HẬU TINH VI
Chúng ta phải lớn lên, trải nghiệm cuộc đời, xử lý những vấn đề quan thiết trong chúng ta và trở nên tinh vi. Phải thừa nhận trong quá trình này, chúng ta sẽ đánh mất nhiều ngây thơ.
Một thế hệ trước, tác giả J.D Salinger đã viết tiểu thuyết Bắt trẻ đồng xanh (The Catcher in the Rye), một tác phẩm nổi tiếng và nằm trong danh sách phải đọc của hầu hết chương trình văn học đại học. Nó xứng đáng với cả hai điều này. Nó là một tác phẩm văn học vĩ đại.
Hình ảnh của nó là như sau: Một ông nhìn các em bé đang chơi ở cánh đồng xanh, với tất cả hồ hởi và vui thú mà chỉ có trẻ em ngây thơ mới có được. Ông suy nghĩ, hình dung xem từng đứa một cuối cùng sẽ đánh mất niềm vui của sự ngây thơ đó và sẽ như những người trưởng thành khác, trở nên rã rời và bất hạnh. Ông hình dung sẽ tuyệt vời đến thế nào nếu ông có thể bảo vệ các em bé này khỏi phải lớn lên và cứ mãi như thế, cứ mãi ngây thơ, chơi ở cánh đồng xanh, khỏi phải dây vào đủ thứ rắc rối, tội lỗi, thỏa hiệp và bất hạnh của người lớn. Đây là một hoang tưởng chạm đến lòng người.
Nó cũng chạm đến một điều nằm ở trung tâm căng thẳng giữa người bảo thủ và tự do. Người bảo thủ và người tự do bất đồng về hầu hết mọi chuyện, trừ một chuyện: cả hai đều không hạnh phúc với đường hướng hiện tại.
Với người bảo thủ, khoảnh khắc hiện tại dường như là một trôi dạt, xa dần khỏi đức tin, ổn định, hạnh phúc mà họ cho là chúng ta đã từng có. Bản năng của họ là quay về lại cái từng có, cái mà theo họ là thứ giữ mọi sự ổn định. Họ tin rằng cách để khắc phục mọi chuyện là rút lui về sự ngây thơ quá khứ. Và ở tâm điểm của quan điểm này là một hoài niệm hệt như người đàn ông nhìn trẻ em chơi đùa trên cánh đồng xanh, cụ thể là khi chúng ta bỏ sự ngây thơ của tuổi thơ mà hướng đến sự tinh vi của tuổi trưởng thành, nó sẽ đem lại bất ổn, rắc rối và bất hạnh. Sự tinh vi đi kèm một cái giá quá đắt và chúng ta cần được bảo vệ khỏi những dạng học hỏi và trải nghiệm nhất định.
Người tự do thì thường có bản năng và khuynh hướng trái ngược. Với họ, chúng ta sống trong môi trường công nghệ, đạo đức, tôn giáo và xã hội cho chúng ta đứng cao hơn quá khứ, dù đôi lúc nó đem lại những rắc rối. Đơn giản là chúng ta tiến lên theo những cách mà các thế hệ trước không có, dù họ có những giá trị và thành tâm đến như thế nào. Bất kỳ sự thoái lui nào đều sẽ là bước lùi, là mất mát về tri thức và tinh thần. Con đường hướng đến trưởng thành là con đường tiến về phía trước, và chúng ta phải có dũng khí để đi con đường đó, bất chấp những biến động trên đường (kiểu như không thể làm món trứng ốp-la nếu không đập vỡ quả trứng). Con đường tiến lên phía trước đưa chúng ta qua những trải nghiệm và học hỏi của tuổi trưởng thành, nằm ngoài nơi trú ẩn của cánh đồng xanh. Đó là con đường dẫn đến trưởng thành, đưa chúng ta ra khỏi những hạn hẹp, định kiến bất dung, kỳ thị chủng tộc, kỳ thị giới tính và ngu muội, vốn là nền tảng của nhiều nỗi sợ hãi sai lầm, cứng ngắc, bất công và bạo lực trên thế giới.
Vậy ai mới đúng? Chúng ta nên đi theo hướng nào? Con đường tiến tới là gì?
Linh cảm của tôi nói rằng chúng ta sẽ đến nơi mình nên đến bằng cách không hoàn toàn theo đi theo bản năng của người tự do hay bảo thủ. Dù cả hai đều nảy sinh từ một trực giác lành mạnh, nhưng cả hai đều đã cho thấy mình không đủ thỏa đáng đối với con đường đến với trưởng thành, bình an và hạnh phúc. Người tự do đúng về trực giác, rằng quay lại quá khứ không phải là câu trả lời, cũng không khác gì người bảo thủ đúng khi tin rằng chỉ tinh vi hơn thì cũng không phải là câu trả lời. Cả hai đều đúng và phần nào đều sai. Vậy chúng ta nên đi về đâu?
Chúng ta phải tiến tới, dù không phải theo cách mà hệ tư tưởng tự do phổ biến thường nhìn nhận rằng chỉ có tinh vi mới đem lại sự cứu rỗi. Chúng ta phải tiến tới, nhưng theo một cách đến tận cùng đưa chúng ta vượt lên tinh vi để đến với sự ngây thơ lần hai. Điều này có nghĩa là gì?
Nó có nghĩa như thế này: Nếu bạn hỏi một em bé ngây thơ: “Cháu có tin có Ông già Noel không?” em bé sẽ trả lời là: “Có”. Nếu bạn hỏi một em bé sáng dạ, em bé sẽ trả lời: “Không”. Nhưng nếu bạn hỏi câu đó với một em bé sáng dạ hơn, em bé sẽ trả lời: “Có”. Nhưng lý do của câu trả lời “Có” này khác.
Nhiệm vụ trong đời là đi từ ngây thơ, qua tinh vi, để đến với hậu tinh vi. Cả người bảo thủ và tự do cần phải thách thức bản thân và thách thức nhau với nền tảng là sự thật này (vốn có trong Tin mừng và trong những thấu suốt của nhân học). Thiên Chúa và tự nhiên không muốn chúng ta là trẻ em mãi cả đời. Chúng ta phải lớn lên, trải nghiệm cuộc đời, xử lý những vấn đề quan thiết trong chúng ta và trở nên tinh vi. Phải thừa nhận trong quá trình này, chúng ta sẽ đánh mất nhiều ngây thơ. Và như ông Adong và bà Evà, sau khi ăn trái cấm, thấy mình mở mắt ra, nhưng không hẳn họ được hạnh phúc.
Vậy hạnh phúc ở nơi đâu? Ở nơi mà chúng ta có thể một lần nữa tin là có Ông già Noel, nơi của hậu tinh vi. Có những từ vựng khác nhau để diễn tả điều này, nhưng tất cả đều chỉ về một điều. Chúng đều có tiến trình như nhau.
Ngây thơ – Tinh vi – Ngây thơ lần hai
Nhiệt tâm ban đầu – Vỡ mộng – Tình yêu chín chắn
Tiền phê phán – Phê phán – Hậu phê phán
Ngây thơ – Mất đi sự ngây thơ – Tái trinh trắng
Trẻ con – Trưởng thành – Như trẻ con
Hạnh phúc – Tan ảo mộng – Bình an
Ngây ngô ngây thơ – Ngây ngô tinh vi – Ngây ngô thánh thiện
Chúng ta từng ngây ngô ngây thơ. Rồi chúng ta trở thành ngây ngô tinh vi. Bây giờ đến lúc chúng ta trở thành ngây ngô hậu tinh vi.
Ronald Rolheiser
J.B. Thái Hòa dịch
Bài cùng chuyên mục:
Kinh Tin Kính phổ quát (21/11/2024 09:31:48 - Xem: 93)
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội của chúng ta và bên ngoài các khuôn khổ đức tin rõ ràng.
Linh hướng là gì? (18/11/2024 09:05:58 - Xem: 321)
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người tu sĩ, chủng sinh hoặc linh mục đều nên có một người linh hướng để trở nên giống Chúa Kitô hơn.
Suy nghĩ nhẹ nhàng hơn về một chủ đề nặng nề (15/11/2024 08:54:27 - Xem: 182)
Đức tin của chúng ta cho chúng ta biết rằng, với tình yêu và với lòng nhân từ của Chúa mà chúng ta tin tưởng, chỉ có lựa chọn thứ hai là hạnh phúc đang chờ chúng ta.
Bản giao hưởng dang dở (12/11/2024 08:25:17 - Xem: 270)
Trong mọi thỏa mãn, đều có ý thức về giới hạn. Phía sau nụ cười là giọt nước mắt. Trong mọi vòng tay ôm, vẫn có cô đơn. Trong mọi tình bạn, vẫn có ngăn cách”.
Khi nào sợ hãi là lành mạnh? (03/11/2024 08:16:10 - Xem: 266)
Chúng ta tôn vinh Chúa không phải bằng cách sống trong sợ hãi để không xúc phạm đến Ngài, mà bằng cách cung kính dùng năng lượng tuyệt vời Chúa ban cho chúng ta.
Người tị nạn, nhập cư và Chúa Giêsu (29/10/2024 07:58:01 - Xem: 231)
Làm sao chúng ta tôn vinh sự thật rằng, là tín hữu kitô, chúng ta phải nghĩ về người nghèo trước hết? Làm sao chúng ta đối diện với Chúa Giêsu trong ngày phán xét khi Ngài hỏi vì sao chúng ta không tiếp đón Ngài lúc Ngài ở trong hình hài người tị nạn?
Bỏ lại sự nô dịch và pharaô (20/10/2024 08:36:08 - Xem: 276)
Pharaô nào đang giam cầm tôi? Một hình ảnh xấu về mình? Hoang tưởng? Nỗi sợ? Một vết thương nào đó? Tổn thương? Chứng nghiện? Tôi có thể đi với Chúa Kitô đến một nơi mới không còn sự nô lệ này nữa không?
Giàu có, nhưng tất bật (10/10/2024 08:24:58 - Xem: 440)
Chúa Giêsu đã nói một điều có thể diễn giải như sau: Lợi ích gì khi được cả thế gian nhưng luôn quá tất bật, quá áp lực để hưởng nó.
Di sản của chúng ta: sinh lực chúng ta để lại (05/10/2024 08:30:52 - Xem: 417)
Nếu chúng ta sống trong cay đắng giận dữ, trong ghen tương và không sẵn lòng chấp nhận người khác, nếu cuộc sống chúng ta gieo hỗn loạn và bất ổn, thì đó là những gì chúng ta sẽ để lại, và sẽ luôn là một phần di sản của chúng ta.
Chuỗi Mân Côi – Chuỗi ngày sống (01/10/2024 07:00:39 - Xem: 848)
Chuỗi Mân Côi như chuỗi ngày sống của một đời người. Chuỗi Mân Côi có thể dùng để gột bỏ những đam mê, gạn lọc những tình cảm, và kết nối những tương quan.
-
+ Chúa Nhật 24/11/2024 – CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B. – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ. – Vua Giêsu.
CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN năm B. – ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ.
- Thứ Bảy tuần 33 thường niên.
- Thánh Cêcilia, trinh nữ, tử đạo....
-
Đức Giesu Kito, một vị Vua khác
Hôm nay, “nếu bạn tin vào Chúa Kitô, hãy để Ngài là Vua trong cuộc đời bạn. Hãy để Ngài hướng dẫn bạn sống theo sự thật, bởi vì Ngài là...
-
Gia vị cho bài giảng CN lễ Chúa Kito là Vua - 2024
Khi Người đến trong vinh quang, Chúa Kitô Vua sẽ xét xử chúng ta về những việc bác ái chúng ta làm cho tha nhân. (Cha Tony)
-
Kinh Tin Kính phổ quát
Mầu nhiệm của Chúa Kitô hoạt động thông qua các Giáo hội kitô lịch sử nhưng cũng hoạt động, và hoạt động rộng rãi, bên ngoài các Giáo hội...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 34 TN B - 2024
Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy dẫy sự dối trá, vì người ta sợ sự thật, sợ nói thật, sợ sống thật. Sự thật không còn là sự thật,...
-
Hãy tìm hiểu nhau như một vị thánh
Ngoài việc cầu nguyện, các vị thánh sẽ đưa ra ba lời khuyên nào cho những người đang tìm kiếm người phối ngẫu tương lai?
-
Linh hướng là gì?
Trong xã hội và thời đại hỗn loạn của chúng ta, hơn bao giờ hết, hướng dẫn đời sống tâm linh là một nguồn lực tinh thần cần thiết. Người...
-
Tôi có thể làm gì cho những đứa con không sống đạo của mình?
Tôi là phụ huynh của ba đứa trẻ, tất cả chúng tôi đều cố gắng sống theo đức tin Công giáo. Một trong số chúng có vẻ không mấy hứng thú,...
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 145 - Thử tìm hướng đi
Người trẻ làm gì để không bị cuốn đi với những "tư tưởng" rất đời kia? Nếu có nhu cầu thì sao kiểm soát khi chưa lập gia đình? Tụi con...
-
Bác ái là nhân đức cần thiết cho sự phát triển tâm linh
Chúng ta phải xin Chúa ban cho chúng ta đức ái mỗi ngày cho đến khi chúng ta gặp được Ngài trên Thiên Đàng!
-
Đạo còn sống khi ta còn sống đạo
Phải chăng giá trị Tin Mừng trong lòng tín hữu đang phai nhạt dần ? Phải chăng việc đạo nghĩa chỉ còn là sự quan tâm thứ yếu ? Phải chăng...
-
Nghĩ đến những điều tốt đẹp
Hãy thôi nghĩ đến chuyện buồn ấy và hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp và đáng yêu khác trong cuộc sống để lòng bà được thanh thản
- Sự cần thiết của việc lắng nghe
- Lớn lên từ những thử thách
- Nhận nhưng không, cho nhưng không
- Niềm tin lớn nhất