Suy tư - Cảm nghiệm

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 2 mùa Chay năm A

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,870
  • Ngày đăng: 01/03/2023 14:05:52

GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ

CHÚA NHẬT 2 MÙA CHAY, NĂM A

 

 

1/ HỤT MẤT

Ngày xửa ngày xưa, một người đàn ông dắt con chó săn mới của mình đi săn thử. Một lúc sau, ông bắn được một con vịt, nó rơi xuống hồ nước. Con chó đi trên mặt nước cắn con vịt mang về cho chủ. Người đàn ông sững sờ. Ông không biết phải nghĩ gì. Ông ta bắn một con vịt khác và nó lại rơi xuống hồ và một lần nữa, con chó lại đi trên mặt nước và mang con vịt về cho ông. Thật là một con chó tuyệt vời – nó có thể đi trên mặt nước và không bị gì ngoài bàn chân bị ướt. Ngày hôm sau, ông ta rủ người hàng xóm cùng đi săn để ông khoe con chó săn của mình, nhưng ông không nói gì với người hàng xóm về khả năng đi trên mặt nước của con chó. Như hôm trước, ông ta bắn một con vịt và nó rơi xuống hồ. Con chó đi trên mặt nước và ngoạm con vịt mang về. Hàng xóm của ông không nói một lời. Nhiều con vịt nữa bị bắn vào ngày hôm đó và mỗi lần con chó đều đi trên mặt nước để bắt chúng đưa về và mỗi lần như vậy người hàng xóm không nói gì và chủ của con chó cũng vậy. Cuối cùng, không thể kiềm chế được nữa, người chủ hỏi người hàng xóm: “Anh có nhận thấy điều gì lạ, điều gì khác biệt ở con chó của tôi không?” “Vâng,” người hàng xóm trả lời:  “Con chó của bạn không biết bơi.” – Người hàng xóm hoàn toàn không thấy điểm chính. Ông ta không hề nhìn thấy điều kỳ diệu của một con chó có thể đi trên mặt nước; ông ta chỉ thấy con chó này không làm điều mà những con chó săn khác đã làm để bắt vịt – đó là bơi.

* Tông đồ Phêrô cũng hoàn toàn hụt mất điểm chính yếu trong biến cố Chúa biến hình như trong lời tuyên bố của ông: “Con sẽ dựng ba cái lều ở đây, một cái cho Ngài, một cái cho Môisen và một cái cho Êlia.”

 

2/ XIN ƠN BIẾN ĐỔI

Từ Biến hình có nghĩa là một sự thay đổi về hình thức hoặc dáng vẻ bên ngoài. Các nhà sinh vật học gọi nó là sự biến dạng (bắt nguồn từ từ tiếng Hy Lạp metamorphoomai được dùng trong Phúc Âm Mátthêu) để mô tả sự thay đổi xảy ra khi một con sâu bướm trở thành một con bướm. Cha Anthony de Mello kể câu chuyện về một sự biến đổi trong lời cầu nguyện của một ông già. “Tôi là một nhà cách mạng khi còn trẻ và tất cả những lời cầu nguyện của tôi với Chúa là: ‘Lạy Chúa, xin ban cho con ơn biến đổi thế giới.’ Khi đến tuổi trung niên và nhận ra rằng một nửa cuộc đời của tôi đã qua đi mà không thay đổi được một người nào, tôi chuyển lời cầu nguyện của mình thành: ‘Lạy Chúa, xin ban cho con ơn để thay đổi tất cả những ai con tiếp xúc, chẳng hạn gia đình và bạn bè của con và con sẽ hài lòng.’ Bây giờ tôi đã già và những ngày của tôi đã được điểm số, tôi bắt đầu thấy mình đã dại dột như thế nào. Lời cầu nguyện duy nhất của tôi bây giờ là: ‘Lạy Chúa, xin ban cho ơn để thay đổi chính bản thân con.’ Nếu tôi đã cầu nguyện điều này ngay từ đầu, tôi đã không lãng phí cuộc đời mình.”

 

3/ BIẾN ĐỔI KITÔ HỮU

Bạn có thể nhớ đến diễn viên hài Yakov Smirnoff. Khi lần đầu tiên từ Nga đến Hoa Kỳ, anh ấy đã không biết đến sự đa dạng đáng kinh ngạc của các sản phẩm ăn liền có sẵn trong các cửa hàng tạp hóa. Anh nói: “Trong lần đi mua sắm đầu tiên, tôi thấy sữa bột; bạn chỉ cần thêm nước thì bạn sẽ có được sữa. Sau đó, tôi thấy nước cam dạng bột; bạn chỉ cần thêm nước, và bạn sẽ có nước cam. Và sau đó tôi nhìn thấy phấn rôm trẻ em, và tôi tự nghĩ: ‘Thật là một đất nước..!’” Smirnoff nói đùa, nhưng điều này cũng giúp chúng ta suy nghĩ về sự biến đổi của Kitô hữu—rằng mọi người thay đổi lập tức từ tội nhân thành thánh nhân. Người Công giáo gọi đó là sự biến đổi nhờ sám hối và canh tân đời sống, nhờ Lời Chúa và các Bí tích mà có được sức mạnh để vươn lên.

* Sự thật là môn đệ của Chúa Kitô không được sinh ra bằng cách thêm nước vào bột Kitô giáo, vì không có loại bột nào như vậy. Họ được nâng lên từ từ qua bao thử thách, đau khổ, cám dỗ và nhờ tích cực cộng tác với ơn Chúa, được thể hiện qua các việc bác ái. (Phỏng theo James Emery White, Rethinking the Church, của Baker).

 

4/ ĐỈNH NÚI

John A. Redhead, Jr. kể về hai cha con có một mối quan hệ rất tốt. Trong số rất nhiều khoảng thời gian vui vẻ bên nhau của họ, có một khoảnh khắc nổi bật hơn tất cả những khoảng thời gian còn lại: Đó là chuyến leo núi lên một ngọn núi nọ, nơi họ dường như đạt đến đỉnh cao của một tình bạn đẹp. Tuy nhiên, sau khi họ trở về nhà, có ngày mọi thứ dường như không suôn sẻ. Người cha quở trách đứa con trai, và đứa con trai đáp trả gay gắt. Một giờ sau, bầu khí đã ổn lại. Cậu con trai nói: “Bố, bất cứ khi nào một chuyện trở lại như vậy, chúng ta hãy nói ‘Đỉnh núi’”. Trong một vài tuần, một sự hiểu lầm khác lại xảy ra. Cậu bé về phòng đầy nước mắt. Sau một lúc, người cha quyết định đi lên gặp cậu bé. Cậu vẫn còn tức giận cho đến khi nhìn thấy một mảnh giấy được ghim vào cửa. Cậu bé đã viết hai từ lớn bằng bút chì: “Đỉnh Núi.” Biểu tượng đó đủ mạnh để khôi phục lại mối quan hệ cha con. (Harry Emerson Fosdick, Riverside Sermons (New York: Harper and Brothers, 1958).)

 

5/ NHÀ THỜ CHÚA HIỂN DUNG

Địa điểm truyền thống nơi Chúa biến hình là núi Tabor, một ngọn núi cao ở phía bắc nước Israel. Trong những năm qua, Giáo hội đã đi đến nơi mà ông Phêrô không thể đến, và người ta đã xây dựng những gì ngài không thể xây dựng. Helena, mẹ của hoàng đế Constantine, đã xây dựng một nhà thờ trên đỉnh núi Tabor vào năm 326 sau Công nguyên. Đến cuối thế kỷ thứ sáu, có ba nhà thờ đứng trên đỉnh núi, mỗi nhà thờ dành cho Chúa Giêsu, Môisen và Êlia. Nhiều đền thờ khác đã được xây dựng ở đó trong hơn 400 năm tiếp theo, và Saladin đã phá hủy tất cả vào năm 1187. Một pháo đài được xây dựng vào năm 1212 đã bị phá hủy vào cuối thế kỷ thứ mười ba. Đỉnh núi đã bị bỏ hoang trong sáu trăm năm nữa, cho đến khi một cộng đồng Chính Thống giáo Hy Lạp xây dựng một tu viện ở đó. Một thời gian sau, các tu sĩ dòng Phanxicô đã xây dựng một vương cung thánh đường Latinh trên điểm cao nhất của đỉnh núi, nơi họ hiện đang duy trì các buổi thờ phượng và một trang web. Có thể truy cập trang web tại http://www.christusrex.org/www1/ofm/san/tab00mn/html)

 

6/ ĐÁP TRẢ

Sách Sáng Thế cho chúng ta biết rằng Ápram lúc đó đã 75 tuổi. Không biết vì một lý do bí ẩn nào đó (có thể là biểu tượng) mà Kinh Thánh gán cho các tổ phụ tuổi thọ phi thường. Cũng không có vấn đề gì. Rõ ràng là Thiên Chúa đã chọn Ápram chính xác vì ông không còn trẻ, nhưng là một người có kinh nghiệm lâu năm và đạt được sự khôn ngoan chín chắn. Ápraham đã sống cuộc đời của mình bằng cách đáp trả trọn vẹn lời kêu gọi của Thiên Chúa để hành trình với Ngài, và ông đáp lại bất cứ khi nào ông nghe thấy tiếng Ngài. Ông đáp lại không chút thắc mắc, hoàn toàn tin tưởng vào Chúa. Vì lý do đó, ông được tôn vinh với danh hiệu “cha của những người tin” và được tán dương trong thư Hibri 11 vì lòng trung thành của ông với Thiên Chúa. Trên thực tế, khả năng lãnh đạo của một số người cải thiện theo tuổi tác; có những người bắt đầu sự nghiệp thứ hai và quan trọng hơn vào cuối đời. Bởi đó, bà Anna Mary Robertson Moses (hay còn được gọi là “Bà Moses”) bắt đầu sự nghiệp họa sĩ của mình khi 80 tuổi, và tiếp tục nó cho đến khi bà qua đời vào năm 1961 ở tuổi 101. Hoặc Đức Hồng Y Angelo Roncalli 75 tuổi khi được bầu làm giáo hoàng năm 1958. Ngài trị vì với tư cách là Giáo hoàng Gioan XXIII chỉ trong 5 năm: nhưng trong thời gian đó, ngài đã triệu tập Công đồng Vatican II, một trong những công đồng đại kết có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Giáo hội Công giáo.

* Tất nhiên, không phải tất cả người cao tuổi đều sẵn sàng về thể chất và tinh thần cho sự nghiệp lâu dài. Nhưng kinh nghiệm của họ có thể giúp chúng ta tiến tới một tương lai chưa đến một cách tự tin hơn. (Cha Robert F. McNamara).

 

7/ HỒI SINH

(Một truyền thuyết không có cơ sở khoa học). Đại bàng có tuổi thọ cao nhất trong loài chim, có thể sống tới 70 năm…Nhưng để đạt được tuổi này, đại bàng phải thực hiện một quyết định khó khăn. Vào năm thứ 40, những chiếc móng dài và linh hoạt của nó không còn có thể tóm lấy con mồi đê làm thức ăn; chiếc mỏ dài và sắc nhọn của nó trở nên cong; và đôi cánh nặng nề già cỗi do lớp lông dày của chúng dính vào ngực khiến nó khó bay. Lúc đó, đại bàng chỉ còn lại hai lựa chọn: chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày. Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và nằm trên tổ của nó. Ở đó, con đại bàng đập mỏ vào một tảng đá cho đến khi nó bể ra. Sau đó, đại bàng chờ đợi một cái mỏ mới mọc lại. Nó sẽ rút móng vuốt ra và khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ những chiếc lông già cỗi của mình. Sau năm tháng, đại bàng thực hiện chuyến bay tái sinh nổi tiếng và sống thêm 30 năm nữa. Câu chuyện này giúp chúng ta xem xét tại sao cần phải thay đổi?

* Nhiều khi, để tồn tại, chúng ta phải bắt đầu một quá trình thay đổi. Đôi khi chúng ta phải loại bỏ những ký ức, thói quen cũ và những truyền thống khác trong quá khứ. Chỉ khi thoát khỏi gánh nặng quá khứ, chúng ta mới có thể tận dụng hiện tại.

 

Lm Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 6)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 94)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 558)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 650)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 243)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 500)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 Phục sinh năm B - 2024 (02/04/2024 07:16:18 - Xem: 315)

Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh mời gọi chúng ta suy ngẫm về tình yêu thương và lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa dành cho chúng ta

Sự thật là gì? (30/03/2024 10:41:24 - Xem: 295)

Sự thật của Thiên Chúa đi kèm với chống đối và bách hại. Ai muốn sống sự thật này, hãy tự đóng cho mình cây thập giá và lê lết vác nó đi cả kiếp người.

THÁNH GIÁ, nguồn mạch của Lòng Thương Xót (28/03/2024 07:44:50 - Xem: 435)

Yêu với thiện chí vượt trên mọi cản trở, mọi căng thẳng đang có, Để chữ yêu tìm thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó trong mái ấm gia đình.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7