Giáo hội toàn cầu

Có phải ĐGH Phanxicô đang chuẩn bị cho ngày chung thẩm trong Giáo hội?

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,970
  • Ngày đăng: 14/05/2022 18:26:01

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đi Đàng Thánh Giá trong ngày thứ Sáu Tuần Thánh tại Colosseum, 19-4-2019 (CNS photo/Paul Haring)

 

Nếu bạn không phải là nhà báo chuyên về Vatican, thông báo liên quan đến đề xuất cải cách của Giáo triều Roma vào ngày 17 tháng 3 có thể chỉ là một thứ ngôn ngữ đao to búa lớn của người Công giáo. Giáo triều Roma là gì? Và tại sao tôi nên quan tâm đến việc quản trị của giáo triều?

 

Nhưng giữa lúc tài liệu cải tổ được công bố (vốn là một tài liệu quan trọng vì nhiều lý do), các chuyên gia của Vatican nhận định rằng nó sẽ thay đổi nhiều thứ một cách sâu rộng và to lớn. Theo như một chuyên gia thần học, người đã soạn thảo tài liệu này có nói, Vatican dường như đang muốn phát đi thông điệp rằng “quyền quản trị trong Giáo hội không đến từ bí tích Truyền Chức Thánh” mà là từ sứ mạng của một người trong Giáo hội. Có nghĩa là, các vị trí lãnh đạo trong Giáo hội không cần đến cổ côn, chức thánh hay người nam.

 

Nếu cách giải thích này diễn tả chính xác ý định của Vatican, thì điều đó có nghĩa rằng không chỉ các phòng ban trong các hội trường bụi bặm được trang trí đẹp mắt của giáo triều Roma có thể sẽ được điều hành bởi phụ nữ và nam giới không phải là linh mục; mà các giáo xứ và giáo phận địa phương cũng sẽ như thế. Chị em gái của bạn có thể được giao phụ trách giáo xứ nơi tôi dâng lễ; dì hay bác của tôi thậm chí có thể tham gia điều hành giáo phận vào một ngày nào đó! (Và họ sẽ làm tốt.)

 

Nếu điều này nghe có vẻ khó tin, hãy nhớ rằng hầu như tất cả các trường Công giáo của chúng ta đều do những người nam người nữ tài năng điều hành trong nhiều thập kỷ dù họ không phải là linh mục. Điều này cũng đúng với các cơ quan phục vụ xã hội Công giáo, các cơ sở tạm trú cho người vô gia cư và hầu hết các cơ sở Công giáo khác. Ngay cả một số giáo xứ cũng đã được điều hành bởi các “quản trị viên giáo dân” là những người phục vụ đắc lực như các mục tử.

 

Thế nên việc cải tổ là sự tiếp nối một ý tưởng đã có từ trước, nhưng ở quy mô lớn rộng hơn nhiều. Về cơ bản, việc cải tổ giống như khoảnh khắc lúc Internet trở thành hiện thực. Sự thay đổi vốn góp phần mở rộng khả năng tiếp cận quyền lãnh đạo trong Giáo hội lớn lao đến mức nó có thể biến đổi hoàn toàn Giáo hội của chúng ta.

 

Chào mừng đến với tương lai! Cuối cùng mọi chuyện cũng đang diễn ra!

 

Tôi đã nghĩ như thế cho đến khi một số người bạn linh mục trong giáo phận tròn mắt ngạc nhiên trước niềm phấn khích của tôi cho rằng họ sẽ gục ngã. Một người hỏi tôi: “Bạn thực sự nghĩ rằng các bậc lãnh đạo Giáo hội sắp giao lại mọi quyền hành của họ sao?” “Bạn đang xem kênh truyền hình nào vậy?”

 

Tôi thắc mắc: “Có vẻ như họ không được quyền lựa chọn?” Thực tế là thời nay không còn có nhiều linh mục làm việc.

Một người khác nói: “Đúng vậy, và những vị lãnh đạo phản hồi như thế nào? Có phải họ đang mở rộng phạm vi những người đủ điều kiện được truyền chức, và cuối cùng mở cửa cho phụ nữ hay những người đã kết hôn? Không. Họ đang đóng cửa và hợp nhất các giáo xứ, đặt nhiều công việc hơn cho chúng tôi. Trong khi đó, để cố gắng tăng số lượng linh mục, họ cũng đang mở các chủng viện chào đón những người phản động hơn, là những người sẽ gây rắc rồi sau này.”

 

Và ở Roma, ngay cả khi Giáo hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm nhiều phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo ở Vatican hơn bao giờ hết, Colleen Dulle đến từ America Magazine cho biết hiện chỉ có một giám đốc (bộ phận) không phải là giáo sĩ, và chính Đức Phanxicô đã phải tranh đấu vất vả để chỉ định một phụ nữ vào vị trí số 2 của nhóm đó. Trong khi đó, người đứng đầu tạp chí dành cho phụ nữ của Vatican đã từ chức sau khi bà không được phép báo cáo về việc những nữ tu ở Roma bị tấn công tình dục bởi các giám mục và hồng y mà họ làm việc.

 

Có thể cho đến cuối cùng, tài liệu cải tổ mới này không có tác dụng như cuộc cách mạng Internet mang lại. Nó có thể giống như những chiếc ô tô điện, dù tin hay không nhưng chúng đã được giới thiệu lần đầu tiên vào khoảng năm 1900. Porsche có một chiếc; Thomas Edison nói về tính ưu việt của chúng, thậm chí còn có các trạm sạc — nhưng rồi những chiếc xe điện nhanh chóng bị gạt sang một bên để ủng hộ Model T động cơ đốt trong. Một phát minh hay phát kiến cung cấp cải tiến lớn chẳng có tác dụng gì nếu không ai chấp nhận nó.

 

Giáo hoàng Phanxicô chắc chắn biết rằng có một bộ phận đáng kể trong cấp lãnh đạo Giáo hội sẽ bác bỏ ý tưởng này, mặc dù các giáo xứ và giáo phận của họ thực sự cần nó. Ngài đã có chín năm chứng kiến ​​họ làm điều đó.

 

Tôi cũng không thể tin rằng giáo hoàng và các vị cố vấn của ngài không nhận ra những điều tồi tệ đang xảy đến. Ở nhiều nơi, số lượng các linh mục đang giảm mạnh. Gần một nửa trong số 37.000 linh mục của Hoa Kỳ trên 70 tuổi; nửa còn lại sẽ chỉ cung cấp hơn một linh mục cho mỗi giáo xứ trên khắp đất nước, ngoài con số đó còn có hơn 11.000 linh mục dòng mà hầu hết họ không làm việc toàn thời gian ở các giáo xứ. Vì vậy, về cơ bản, chúng ta đã ở trong tình trạng không đủ linh mục, và đang thấy điều này tác động lên mọi thứ trong việc chăm sóc mục vụ. Việc cố gắng tìm một linh mục có thể đến xức dầu cho người thân của bạn gần như không thể, ngay cả ở các thành phố lớn. Việc thiếu linh mục cũng tác động lên tinh thần của chính các linh mục. Cũng theo thông tin vào tuần trước của nhà báo Dulle khi thảo luận về thông báo việc cải cách, tỷ lệ linh mục và giáo dân trên toàn thế giới tính đến năm 2019, cứ 3.245 người Công giáo thì có một linh mục.

 

Đơn giản mà nói, điều này không thể chối cãi được. Chúng ta đã vượt ngưỡng giới hạn mấu chốt của việc cải tổ khi các linh mục không chỉ có vai trò lãnh đạo mục vụ, nhưng họ còn ban các bí tích. Cách vận hành mà chúng ta đang trải nghiệm hiện nay đơn giản sẽ không thể tồn tại mãi, và phần lớn các vị lãnh đạo của chúng ta có vẻ muốn đổ lỗi cho tin tức và tập trung vào công việc như thường thay vì đối diện với thực tế đó. Vậy phải làm gì?

 

Và đây là ý tưởng: Phải chăng Giáo hoàng Phanxicô đã dành chín năm qua để xây dựng một chiếc tàu lớn như Noê đã từng? Ngài đã dùng đến vị thế giáo hoàng của mình để lên tiếng về chủ nghĩa giáo sĩ, đã trao quyền cho các nhóm vốn bị xem thường trong Giáo hội; và kéo cái nhìn của các tín hữu hướng đến nhu cầu của người nghèo và những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, mà theo Giáo hoàng đó mới chính là sứ mạng của chúng ta. Chúng ta nhận thấy những hành động này giống như một sự sửa chữa ở hiện tại, nhưng có lẽ chúng chỉ nhằm mục đích tạo ra một cách thế để Hội thánh có tương lai. Chắc chắn, những gì Giáo hoàng đã trình bày trong tài liệu mới nhất này cung cấp chính xác nền tảng phi giáo sĩ đối với thẩm quyền mà Giáo hội trong tương lai sẽ cần để tồn tại.

 

Một số vị lãnh đạo Giáo hội có thể chế giễu giáo hoàng, chần chừ và nháy mắt với nhau trong khi tự nhủ rằng mình sẽ đợi thời của vị giáo hoàng này qua đi. Nhưng có lẽ chính Đức Phanxicô đã thực sự chờ đợi từ lâu và đang đảm bảo tính sống còn của Giáo hội trong khi nước đang tiếp tục dâng cao dưới chân chúng ta.

 

Tác giả: Jim McDermott, S.J.

Nguồn: https://www.americamagazine.org/faith/2022/04/12/pope-francis-vatican-priests-authority-242809?fbclid=IwAR0b7-wWPVojMoRaZ_4SlJ0gUVIL8e6GUbr3psaVfCef2gEchhMaA8RWrKA

Chuyển ngữ : Phê-rô Đại Yên(dongten.net)

Hiệu đính: Minh Vương

Bài cùng chuyên mục:

Đức Phanxicô giữ im lặng trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá (25/03/2024 08:51:54 - Xem: 330)

Trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá, Đức Phanxicô tạo ngạc nhiên khi ngài chọn im lặng thay vì giảng bài giảng trong thánh lễ.

Cuộc gặp gỡ giữa các Giám mục Đức và Giáo triều Roma diễn ra trong tinh thần xây dựng (24/03/2024 09:27:02 - Xem: 244)

Tuyên bố chung của Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục Đức cho biết, cuộc họp kéo dài cả ngày, đã diễn ra trong bầu không khí tích cực

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61 năm 2024 (20/03/2024 08:42:17 - Xem: 273)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61: Sứ điệp có chủ đề: “Được kêu gọi gieo hy vọng và xây dựng hoà bình”.

Yves Chiron: “Ngày nay người ta mê hoặc ma quỷ và những nhà trừ quỷ” (18/03/2024 15:00:09 - Xem: 383)

Việc trừ quỷ thực sự là một trong những quyền năng được Chúa Kitô ban cho các tông đồ của Ngài.

Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô (15/03/2024 08:51:49 - Xem: 310)

Tự truyện được thực hiện bởi Đức Thánh Cha với phóng viên Vatican Fabio Marchese Ragona, và sẽ được phát hành vào ngày 19/3 tới tại Mỹ và Âu châu.

Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô (14/03/2024 06:23:50 - Xem: 293)

Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô trên con đường thương xót và hoà bình”.

Đức Hồng y Parolin: Đối với Dức Thánh cha đàm phán không phải là đầu hàng (13/03/2024 05:44:11 - Xem: 317)

Đối với Đức Thánh Cha đàm phán không phải là đầu hàng, nhưng là điều kiện cho một hoà bình công bằng và lâu dài”.

Đức Thánh Cha giải thích tại sao Giáo hoàng lại mặc áo màu trắng (12/03/2024 08:42:42 - Xem: 423)

Đó là màu của niềm vui, bình an, điều đẹp đẽ, vì thế trong Mùa Phục Sinh và Giáng Sinh phẩm phục luôn là màu trắng.

Sau các phản ứng dữ dội, Vatican làm rõ lời kêu gọi của Đức Phanxicô kêu gọi Ukraine ‘dũng cảm cầm cờ trắng’ (11/03/2024 08:25:53 - Xem: 641)

Đức Phanxicô “dùng hình ảnh lá cờ trắng do người phỏng vấn đề xuất, để biểu thị sự chấm dứt thù nghịch

Tâm linh và nhận thức đức tin đang gia tăng trong giới trẻ (07/03/2024 08:14:37 - Xem: 287)

Cuộc nghiên cứu cho thấy tôn giáo ở Philippines, Kenya và Brazil được sống với lòng sùng kính mạnh mẽ.

Bài viết mới