Phụng vụ

Ý nghĩa đích thực của Mùa Vọng

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,834
  • Ngày đăng: 26/11/2022 07:32:29

 

1.    Khi nào bắt đầu Mùa Vọng?

Mùa Vọng bắt đầu vào Chúa Nhật trước Lễ Giáng Sinh bốn tuần hoặc Chúa Nhật gần nhất với ngày 30 tháng 11 và kết thúc vào Đêm Giáng Sinh tức là 24 tháng 12. Nếu đêm Giáng sinh rơi vào Chủ nhật thì được coi là Chủ nhật thứ tư của Mùa Vọng và thời điểm sau khi mặt trời lặn được coi là Đêm Giáng sinh. 

 

Để chuẩn bị cho những buổi cử hành tuyệt vời của Mùa Vọng, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của Mùa Vọng và suy ngẫm về tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của chúng ta với tư cách là Kitô hữu.

 

2.    Ý nghĩa đích thực của Mùa Vọng

Từ ngữ Mùa Vọng bắt nguồn từ một từ tiếng Latinh “Adventus” có nghĩa là “đang đến” hoặc “đến nơi”. Mùa Vọng tập trung vào việc chuẩn bị bằng mọi cách cho Chúa Giêsu Kitô đến, từ sự giáng sinh của Ngài trong quá khứ cho đến khi Ngài đến trong tương lai với tư cách là Đấng Mêsia – Vị Cứu Tinh. 

 

Đối với người Công giáo chúng ta, Mùa Vọng là một mùa đầy ý nghĩa nhắc nhở chúng ta về sự thật của Chúa Giêsu Kitô và việc Ngài đã đến và hiện diện trong trần thế và cuộc sống của chúng ta. Sự giáng sinh của Chúa Giêsu đáng được cử hành vì sự giáng sinh đó tiết lộ khía cạnh con người của Ngài và do đó là một ví dụ về cách thế chúng ta cần phải sống cuộc sống của chính mình với tư cách là những môn đồ của Ngài ở ngay đây trên trần thế này. 

 

Chúa Giêsu lên trời không có nghĩa là Ngài bỏ rơi chúng ta. Trong khi chờ đợi Ngài lại đến, chúng ta vẫn có thể cảm nghiệm sự hiện diện của Ngài qua Chúa Thánh Thần, qua gia đình thiêng liêng của chúng ta là Hội Thánh, qua các bí tích và Lời của Ngài.

 

Khi lại đến, Chúa Giêsu sẽ xuất hiện trong vinh quang trọn vẹn của Ngài và điều đó sẽ hoàn thành và hoàn thiện cộng đoàn và căn tính của chúng ta với tư cách là dân của Ngài. Chính vào thời gian này rồi ra chúng ta có thể được hiệp nhất với Ngài và ở vĩnh viễn với Ngài trên thiên đàng. 

 

Mùa Vọng thừa nhận hai sự kiện quan trọng này trong cuộc sống của chúng ta với tư cách là Kitô hữu. Đây là lúc để chúng ta nhìn lại sự giáng sinh của Chúa Kitô và kỷ niệm lần đến thứ hai của Ngài. Trong khoảng thời gian giữa hai sự kiện quan trọng này, chúng ta phải khám phá và hoàn thành mục đích mà Thiên Chúa ban cho.

 

3.    Tinh Thần Mùa Vọng theo Kinh Thánh

Mùa Vọng là một mùa được đánh dấu bởi sự mong đợi, cử hành và khao khát lớn lao không chỉ Lễ Giáng sinh hay sự giáng sinh của Chúa Kitô mà còn là mong chờ lần đến cuối cùng của Ngài. Tinh thần của Mùa Vọng được minh họa rõ nhất trong Dụ ngôn về Mười Trinh nữ được tìm thấy trong Mátthêu 25:1-14:

Bấy giờ, Nước Trời sẽ giống như chuyện mười trinh nữ cầm đèn ra đón chú rể. Trong mười cô đó, thì có năm cô dại và năm cô khôn. Quả vậy, các cô dại mang đèn mà không mang dầu theo. Còn những cô khôn thì vừa mang đèn vừa mang chai dầu theo. Vì chú rể đến chậm, nên các cô thiếp đi, rồi ngủ cả. Nửa đêm, có tiếng la lên: "Chú rể kia rồi, ra đón đi! " Bấy giờ tất cả các trinh nữ ấy đều thức dậy, và sửa soạn đèn. Các cô dại nói với các cô khôn rằng: "Xin các chị cho chúng em chút dầu, vì đèn của chúng em tắt mất rồi! " Các cô khôn đáp: "Sợ không đủ cho chúng em và cho các chị đâu, các chị ra hàng mà mua lấy thì hơn ." Đang lúc các cô đi mua, thì chú rểtới, và những cô đã sẵn sàng được đi theo chú rể vào dự tiệc cưới. Rồi người ta đóng cửa lại. Sau cùng, mấy trinh nữ kia cũng đến gọi: "Thưa Ngài, thưa Ngài! mở cửa cho chúng tôi với! " Nhưng Người đáp: "Tôi bảo thật các cô, tôi không biết các cô là ai cả! " Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào, giờ nào.”

 

Năm cô trinh nữ khôn ngoan trong câu chuyện đã quá háo hức mong chờ chàng rể đến nên họ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng và mang theo dầu cùng với đèn của họ. Đang khi đó, năm cô khờ dại đã chuẩn bị không tốt và bỏ bê nhiệm vụ của mình. Vì sự hờ hững của họ, họ đã không thể tham gia cùng chàng rể khi chàng đến.

 

Mùa Vọng là lời nhắc nhở đầy đủ để chúng ta tập trung vào Chúa Giêsu và nhớ rằng hành trình trần thế của chúng ta chỉ là tạm thời.

 

Tấm lòng và linh hồn của chúng ta phải sẵn sàng khi Chúa lại đến. Giống như những trinh nữ khôn ngoan trong câu chuyện, chúng ta phải trung thành, cẩn trọng và hoàn toàn tận tụy với Ngài.

 

4.    Suy Niệm Mùa Vọng

Giống như tất cả các lễ kỷ niệm và sự kiện đặc biệt trong Đức tin Công giáo của chúng ta, Mùa Vọng mang đến cho chúng ta cơ hội tuyệt vời để nhìn lại hành trình tâm linh của mình và suy nghĩ về những điều chúng ta có thể làm để củng cố mối tương giao của mình với Chúa. Chúng ta hãy tự đặt ra cho mình một số câu hỏi liên quan đến tinh thần của Mùa Vọng  này:

 

a.    Tôi có hân hoan trông đợi Chúa đến không?

Là môn đệ của Chúa Kitô, chúng ta cần củng cố mối tương quan cá nhân của mình với Ngài. Chính nhờ mối dây liên kết này mà chúng ta có thể sống trong niềm hân hoan chờ đợi ngày Ngài đến. Chúng ta sẽ không bao giờ mong được gặp ai đó nếu chúng ta không yêu thương và quan tâm đến họ. Vì lý do này, chúng ta cần phải cam kết vun trồng mối tương quan tâm linh của mình với Cha Trên Trời.

Điều chúng ta có thể làm: Dành thời gian để cầu nguyện mỗi ngày, đọc và suy ngẫm Lời Chúa và tìm một cộng đoàn những người cùng đức tin có thể giúp chúng ta phát triển về tâm linh.

 

b.    Chúa Kitô có phải là trung tâm của việc cử hành Mùa Vọng của tôi không?

Ngày nay, Mùa Vọng đã trở nên bị thương mại hóa quá đáng khi người ta tập trung vào việc mua quà và tổ chức những bữa tiệc Giáng sinh xa hoa. Chúng ta rất dễ đánh mất chính mình trong những theo đuổi hời hợt này! Chúng ta không được đánh mất mục đích ban đầu của thời điểm đặc biệt này: đó là Chúa Kitô. 

Điều chúng ta có thể làm: Lập một danh sách các hoạt động mà chúng ta có thể thực hiện trong Mùa Vọng và Lễ Giáng Sinh phù hợp với những lời dạy của Chúa Kitô. Những điều này có thể bao gồm tham dự Thánh Lễ, làm việc từ thiện và cầu nguyện với gia đình.

 

c.    Tôi có đang sống cuộc sống của mình với sự vĩnh cửu trong tâm trí không?

Cuộc sống của chúng ta trên trần thế này chỉ là một chuỗi những nốt nhạc ngắn ngủi trong toàn bộ bản giao hưởng tạo nên sự vĩnh cửu. Do đó, chúng ta cần cẩn thận với các lựa chọn của mình và xem xét những lựa chọn đó dưới góc độ của một bức tranh toàn cảnh hơn. Mọi suy nghĩ, lời nói và hành động đều tạo thành những tác động vĩnh cửu và tạo ra một di sản mà nhờ đó chúng ta sẽ còn được nhớ tới.

 

Điều chúng ta có thể làm: Sử dụng Lời Chúa làm hệ thống hướng dẫn cho các kế hoạch của mình và dành thời gian cầu nguyện cho bất cứ quyết định nào chúng ta sắp thực hiện.

 

Mùa Vọng là thời gian chuẩn bị mạnh mẽ khi chúng ta dự liệu cho Đấng Cứu Độ của chúng ta đến, là khi Đấng Tạo Hóa trở thành một trong những thụ tạo của Ngài để đỡ nâng chúng ta dậy!

 

Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ

theo www.catholicfaithstore.com. 

Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 2,116)

Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Thánh Martinô I, Giáo hoàng, tử đạo, (ngày 13/4) (12/04/2024 07:29:07 - Xem: 2,193)

Thánh Mác-ti-nô sinh tại Todi miền Ombrie, nước Ý trong một gia đình đạo đức. Ngay từ nhỏ, thánh nhân đã hấp thụ một nền giáo dục tốt về mọi mặt.

Thánh Stanislao, Giám mục tử đạo, (ngày 11/4) (10/04/2024 07:31:40 - Xem: 2,839)

Thánh Stanislao sinh tại miền Cracovie nước Balan ngày 26 tháng 7 năm 1030 trong một gia đình giầu sang, phú quí. Thánh nhân là con trai duy nhất trong gia đình quyền quí, giầu sang,

Cử hành Thánh Thể: Bài 26 – Lời nguyện tiến lễ (08/04/2024 08:47:19 - Xem: 178)

Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.

Thánh Gio-An Bao-Ti-Xi-Ta Lasan, (linh mục ngày 07/4) (06/04/2024 07:26:50 - Xem: 2,513)

Thánh nhân được phúc sinh ra trong một gia đình thật đạo đức, cha Người là một vị thẩm phán nổi danh, mẹ Người là một thiếu phụ rất đạo hạnh.

Thánh Vinhson de Phaolô (ngày 04/4) (05/04/2024 07:22:51 - Xem: 2,517)

Thánh nhân tỏ ra có tinh thần bác ái, ưa thích cầu nguyện và có lòng sùng kính Đức trinh nữ Maria.

Cử hành Thánh Thể: Bài 25 – Lời mời và lời đáp trước lời nguyện tiến lễ (03/04/2024 07:33:47 - Xem: 218)

Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.

Thánh Isiđôrô, Giám mục và tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 04/4) (03/04/2024 07:24:25 - Xem: 2,412)

Thánh Isiđôrô là em của vị thánh giám mục Léandre. Thánh nhân sinh năm 560 tại Tây Ban Nha. Gia đình của Ngài gồm có thánh Léandre, Fulgence, Florence.

Ủy ban Phụng tự: Giải đáp về cử hành Thánh Lễ Vọng Phục Sinh (28/03/2024 05:45:36 - Xem: 595)

Chỉ được cử hành một Thánh lễ Vọng Phục Sinh tại mỗi nhà thờ mà thôi như được hướng dẫn rõ ràng trong chữ đỏ của Sách lễ Rôma [2002] như sau:

Cử hành Thánh Thể: Bài 24 – Rửa tay (26/03/2024 13:33:24 - Xem: 229)

Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7