Kinh thánh - Giáo lý

Tìm hiểu Lời Chúa Chúa nhật 16 thường niên năm C

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,710
  • Ngày đăng: 12/07/2022 15:49:46

Tìm Hiểu Lời Chúa Chúa Nhật 16 Thường Niên, Năm C

 

Các bài đọc trong Chúa nhật này có thể được đặt dưới tiêu đề cởi mở cõi lòng. Ông Ápraham sẵn sàng tiếp đón những người khách lạ; cô Marta mở cửa nhà mình đón rước Chúa Giêsu; ông Phaolô mở lòng về những đau khổ mà ông phải chịu vì lợi ích của Giáo hội. Mặc dù cá nhân mỗi trường hợp đều khác nhau, nhưng Chúa nhật này chúng ta sẽ suy niệm về sự cởi mở dưới hình thức hiếu khách.

 

BÀI ĐỌC 1: St 18, 1-10a

Lòng hiếu khách của ông Abraham

Câu chuyện tuyệt vời này về Abraham tiếp đãi ba người khách lạ được Giáo hội chọn để ghép với bài đọc Phúc Âm về Marta và Maria như một mẫu gương về lòng hiếu khách. Nhưng nó cũng có nhiều khía cạnh khác. Trong câu chuyện, ba người khách tỏa ánh sáng lờ mờ giữa một và ba. Họ đại diện rõ ràng cho Thiên Chúa – một cách thú vị theo con người – điều này ngay từ thời các văn sĩ đầu tiên của Giáo hội, đã được hiểu là một gợi ý về Chúa Ba Ngôi, mặc dù mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi chưa được mặc khải cho đến mãi về sau. Một khía cạnh quan trọng khác là nó mô tả sự khởi đầu của việc thực hiện lời hứa về một hậu duệ đông đảo đối với Abraham. Đức tin của Abraham đã được thử thách bằng cách phải đợi cho đến khi cả ông và vợ ông đều vượt quá tuổi thụ thai bình thường, và cuối cùng thì giờ đây Chúa đã tỏ ra quan tâm đến họ. Một khía cạnh đáng chú ý xuất hiện ngay sau khi kết thúc bài đọc: bà Sara bật cười trước ý tưởng về việc sinh ra một đứa trẻ ở độ tuổi của bà: điều này tạo nên cách chơi chữ cho tên của Isaác, con trai bà, có nghĩa là cười hoặc mỉm cười. Cách chơi chữ này lặp lại nhiều lần trong câu chuyện Isaác. Đối với phần tiếp theo của câu chuyện, cuộc mặc cả của Abraham với Thiên Chúa, chúng ta phải đợi đến tuần sau!

 

ĐÁP CA: Tv 15,2-5

Thực hành đức công chính

Thánh vịnh 15 là thánh vịnh được gán cho Đavít, vua Israel và là tổ tiên của Chúa Giêsu (Mt 1,1; Lc 1,32-33). Trong câu 1, tác giả đặt câu hỏi: Lạy Chúa, ai được vào ngự trong nhà Chúa? Ai được ở trên núi thánh của Ngài? Trong các câu 2-5, người viết Thánh vịnh trả lời câu hỏi của chính mình bằng cách đưa ra điều mà ông tin, đó là cần phải kiểm tra lương tâm khi bước vào Đền thờ Chúa. Người thờ phượng phải tự hỏi xem mình đã thể hiện lối sống của mình như thế nào để có thể được nhận vào thánh điện của Đức Chúa. Lưu ý rằng trọng tâm các đòi hỏi này là các đức tính liên quan đến tình yêu thương đối với người lân cận:

 

Người thực hành đức công chính (c. 2)

Những người không vu oan, không làm hại ai (cc. 2b-3)

Người tránh giao tiếp với phương gian ác (c. 4a)

Những người tỏ lòng kính trọng những ai tuân giữ Luật (c. 4b)

Những người cho vay không đặt lãi, không nhận quà hối (c. 5a)

 

Một người như vậy đã thể hiện tâm hồn ngay chính và hành vi tín phục để tách mình khỏi tội lỗi, và để tham dự vào việc thờ phượng một Đức Chúa Chân Thật. Thánh Phaolô kêu gọi mọi Kitô hữu thực hành việc kiểm điểm lương tâm trước khi cử hành Thánh Thể. Ngài viết cho các tín hữu ở Côrintô: “Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Vì thế, bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này” (1 Cr 11,26-28).

 

Theo thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, chúng ta cũng cần xin Chúa tha thứ các tội nhẹ- dù nó không ngăn trở việc rước Thánh Thể. Tuy nhiên những lỗi nhỏ như sự nóng nảy, lòng kiêu căng tự phụ, sự giân hờn…sẽ tạo ra những chướng ngại nhỏ, làm cho chúng ta không nhận được trọn vẹn ơn thiêng từ Bí tích Thánh Thể. (x. ĐGH Gioan Phaolô II, Tiếp kiến chung, ngày 4 tháng hai, 2004)

 

BÀI ĐỌC 2: Cl 1,24-28

Phaolô chịu đau khổ vì Chúa Kitô

Thư gửi tín hữu Côlôsê bắt đầu từ Chúa nhật tuần trước và được đọc trong bốn Chúa nhật liên tiếp, là một trong những bức thư muộn nhất của Phaolô. Một số học giả cho rằng nó không phải do Phaolô viết mà bởi một môn đệ, người đã hoàn toàn quen thuộc với tư tưởng của ông, áp dụng ý tưởng của thầy mình vào một hoàn cảnh mới. Dù sao, nó là một phần của Sách Thánh. Mầu nhiệm chỉ được tỏ lộ vào cuối thời, mà Phaolô được giao nhiệm vụ công bố, là ơn cứu rỗi đã được hứa cho Ápraham và dòng dõi ông giờ đây mở rộng cho tất cả mọi dân tộc. Mầu nhiệm này thật phong phú và hiển hách. Phaolô cũng ý thức rất rõ rằng những đau khổ và thử thách mà ông phải chịu trong sứ vụ tông đồ của mình phản chiếu và hoàn thành những đau khổ của Chúa Kitô. Khi ngài nói rằng ngài “hoàn tất những gì còn thiếu trong cuộc khổ nạn của Chúa Kitô”, thì ngài không có ý nói rằng Cuộc Khổ Nạn của Chúa Giêsu đã bị lỗi hay thiếu sót một cách nào đó. Đúng hơn, ngài muốn nói rằng, với tư cách là Nhiệm Thể Chúa Kitô, Giáo hội trong mọi thời đại phải là một Giáo hội đau khổ. Ngài tin tưởng mạnh mẽ vào những đau khổ ngài chịu vì Chúa, vì chúng cho phép ngài trở thành người Tôi tớ của Chúa Giêsu, đúng như cách Chúa Giêsu là Tôi tớ Đau khổ của Thiên Chúa. Trong thư 2 Côrintô, khi người khác đòi hỏi nhiều quyền hơn ngài, ngài đã trả lời bằng cách nói rằng ngài đã phải chịu đựng nhiều hơn.

 

TIN MỪNG: Lc 10,38-42

Chọn phần tốt hơn

Qua năm tháng chuyển trôi, câu chuyện này về hai chị em Marta và Maria đã được giải thích theo nhiều cách khác nhau. Trong nhiều trường hợp, sự mơ hồ trong văn bản đã khiến một số nhà chú giải chỉ đưa thành kiến ​​của họ vào câu chuyện. Mặc dù cách giải thích như vậy có thể đi vào trải nghiệm của độc giả, nhưng nó có nguy cơ bỏ lỡ một số điểm quan trọng trong chính trình thuật.

 

Điểm đầu tiên được xem xét là câu hỏi về việc gặp gỡ. Theo một số cách, khung cảnh được miêu tả là không bình thường. Chính Marta là người đón Chúa Giêsu vào nhà mình. Mặc dù không có lời trình bày  về quyền sở hữu của cô được đưa ra ở đây, trong nhiều xã hội phụ hệ, quyền sở hữu của một người phụ nữ là khá bất thường, nhưng không phải là không thể. Chúa Giêsu được miêu tả là tương tác một mình với những phụ nữ không phải là thành viên trong gia đình của Người, đó cũng là điều thách thức của sự cấm kỵ hạn chế xã hội. Mô tả về cô Maria rất quan trọng. Cô ấy ngồi dưới chân Chúa Giêsu, vị trí thông thường của một môn đệ, và cô lắng nghe những lời của Người, một cụm từ chuyên môn có nghĩa là việc công bố căn bản về tin mừng hoặc những giáo huấn xuất phát từ đó. Ở đây người môn đệ trung thành là một phụ nữ.

 

Về phần mình, Marta không chỉ bận bịu với những bổn phận của một phụ nữ trong một gia đình truyền thống, mà cô còn phải chu toàn những trách nhiệm hiếu khách theo phong tục. Cô ấy bị phân tâm trong việc lắng nghe những lời của Chúa Giêsu do bởi sự phục vụ của cô (diakonia), một từ có hàm ý về sứ vụ cụ thể. Cũng giống như trong Phúc Âm Chúa nhật tuần trước, Chúa Giêsu đã chọn hình ảnh một người dân ngoại bị khinh thường làm mẫu gương về tình thân ái bất vị kỷ, thì hôm nay chúng ta được đưa ra những phụ nữ làm gương cho hai hình thức hoạt động sứ vụ khác nhau.

 

Theo cách riêng của họ, cả hai chị em đều là những môn đệ trung thành của Chúa Giêsu, một người lắng nghe lời Người và người kia thực hiện công việc phục vụ. Chính sự khác biệt này dường như là nguồn gốc của sự căng thẳng trong câu chuyện. Bản văn không nói Marta muốn ngồi dưới chân Chúa Giêsu; nhưng nó nói rằng cô muốn em mình chia sẻ trách nhiệm phục vụ. Marta trách Chúa Giêsu về sự không quan tâm của Người và chỉ cho Người phương hướng để khắc phục tình hình. Chúa Giêsu đang được yêu cầu làm nhiều hơn là can thiệp vào một cuộc trách cứ nhau trong gia đình. Người đang được kêu gọi để quyết định trách nhiệm của môn đệ nào được ưu tiên hơn người kia. Câu trả lời của Chúa Giêsu, mặc dù được nêu rõ ràng, nhưng hơi mơ hồ. Chính xác thì phần tốt hơn mà Maria đã chọn là gì? Đó có phải là sự chiêm niệm hơn hoạt động không? Có phải là sự lựa chọn những điều thuộc về Thiên Chúa hơn những nhu cầu căn bản của con người không?

 

Bối cảnh của câu chuyện có thể cho chúng ta manh mối về ý nghĩa của phản ứng của Chúa Giêsu. Nó mở đầu bằng một tuyên bố về lòng hiếu khách. Marta đón Chúa Giêsu vào nhà mình. Có thể câu trả lời đơn giản như sau: lòng hiếu khách thực sự được tìm thấy trong việc dành sự quan tâm cá nhân đến khách, hơn là bị phân tâm khỏi người đó bởi những công việc liên quan đến lòng hiếu khách? Chúa nhật tuần trước, chúng ta thấy rằng việc quan tâm đến người đang cần giúp đỡ được ưu tiên hơn việc hoàn thành trách nhiệm của một người, bất kể những trách nhiệm đó có thể cao quý đến mức nào. Chúng ta cũng thấy rằng khi các ưu tiên của một người được sắp xếp theo thứ tự, người ta không cần phải chọn nghĩa vụ này để loại trừ nghĩa vụ kia. Câu chuyện về Marta và Maria dường như là một ví dụ khác cho nguyên tắc này. Phần tốt hơn là chú ý đến người đó. Sự chu đáo này cuối cùng sẽ tự thể hiện trong việc phục vụ thích hợp.

 

—-

THAM KHẢO SÁCH GIÁO LÍ CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

GLHTCG 2571 : Lòng hiếu khách của tổ phụ Ápraham

GLHTCG 2241 : Đón tiếp khách lạ

GLHTCG 2709-2719 : Chiêm niệm

GLHTCG 618, 1508 : Tham dự vào sự đau khổ của Chúa Kitô

GLHTCG 568, 772 : “Hy vọng vinh quang” trong Hội Thánh và nơi các bí tích

Lm Giuse Ngô Quang Trung

Bài cùng chuyên mục:

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Lá (20/03/2024 07:45:45 - Xem: 84)

Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 mùa Chay – Năm B (11/03/2024 08:59:32 - Xem: 161)

Hãy đọc toàn bộ bài Phúc âm này. Bạn thấy Đức Giêsu có thái độ nào trước cái chết gần đến? Ngài thấy cái chết của mình có ý nghĩa không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 mùa Chay năm B (04/03/2024 07:21:56 - Xem: 188)

Bạn nghĩ phải làm gì để ánh sáng và sự thật của Chúa đến với mình trong Mùa Chay này ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 3 mùa Chay năm B (26/02/2024 08:32:17 - Xem: 174)

Tại sao Hội Thánh lại cho đọc bài Phúc âm này vào Mùa Chay ? Bài này có nói gì về cái chết và sự phục sinh của Chúa chúng ta không ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 2 mùa Chay Năm B (20/02/2024 09:50:39 - Xem: 237)

Khi cầu nguyện, bạn có kinh nghiệm lên núi và được thấy khuôn mặt sáng láng của Chúa bao giờ chưa ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B  (15/02/2024 05:34:16 - Xem: 186)

Đâu là những cám dỗ bạn thường gặp trong cuộc sống mỗi ngày? Làm sao bạn có thể thắng được những cám dỗ ấy?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 5 Thường niên– Năm B (29/01/2024 09:33:43 - Xem: 344)

Theo Phúc âm Máccô, những việc chính của Đức Giêsu mỗi ngày là những việc gì? Việc gì quan trọng hơn?

Học hỏi Phúc âm: Chúa nhật 4 Thường niên năm B (22/01/2024 08:10:00 - Xem: 296)

Phép lạ này có đem lại cho bạn niềm hy vọng, khi bạn đứng trước cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối, trong thế giới hôm nay không ?

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 3 Thường niên– Năm B (15/01/2024 08:06:21 - Xem: 297)

Ngày nay, để làm môn đệ bước theo Chúa Kitô, chúng ta thường phải trả những giá nào? Hãy nhớ lại một kinh nghiệm của bản thân.

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 2 TN – Năm B -2024 (10/01/2024 07:20:06 - Xem: 235)

Gioan Tẩy giả giới thiệu Đức Giêsu cho Anrê, rồi Anrê lại giới thiệu Đức Giêsu cho Simon. Theo ý bạn, để trở thành một người giới thiệu Đức Kitô, cần có những điều kiện gì?

Bài viết mới