Phụng vụ

Thánh Louis Gonzaga, Ngày 21 tháng 6

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,843
  • Ngày đăng: 20/06/2023 08:22:54

Thánh Louis Gonzaga

Ngày 21 tháng 6

 

Thánh Louis Gonzaga được Giáo hội Công giáo cử hành Lễ kính nhớ vào ngày 21 tháng 06. Ngài là một trong những vị Thánh qua đời trong lúc tuổi đời còn rất trẻ, và được nhiều tín hữu tôn kính mến yêu nhất.

 

 

1.Tiểu sử:

Louis Gonzaga sinh ngày mồng 09 tháng 03 năm 1568 tại Castiglione delle Stiviere, thuộc vùng Mantua, Bắc Ý. Ngài là con trai cả của bá tước Ferdinand Gonzaga (bá tước của Castiglione) và bà Marta Tana di Santera. Vì là con trai cả của vị bá tước, nên Ngài cũng có quyền thừa kế mọi tài sản và chức vụ của cha mình. Cụ nội (tức ông nội của bá tước Ferdinand) của Louis là Rodolfo Gonzaga, qua đời vào 1495; ông là hầu tước của Castiglione và Solferino, và là con thứ của vua Louis Gonzaga III.

Ngay từ hồi thiếu thời, Louis đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều người với sự tốt lành thánh thiện có chiều sâu của mình, mà sự tốt lành thánh thiện ấy được gây tác động từ chính thân mẫu của cậu. Khi lên 10 tuổi, Louis đã được làm việc tại triều đình Medici ở Brescia với tư cách là chàng quý tộc. Sau đó Ngài được gửi đến làm việc tại triều đình nhà vua Philipp III của Tây-ban-nha ở Madrid.

 

Cậu thiếu niên Louis đã gây ấn tượng rất mạnh cho Đức Hồng Y Karl Borromêô của Mi-lan. Vị Hồng Y này là người bà con của Louis, và Ngài cũng chính là người đã chuẩn bị cho Louis xưng tội Rước Lễ lần đầu khi cậu lên 12 tuổi. Khi lên Rước Lễ lần đầu, Louis đã lãnh nhận mình Thánh Chúa từ chính tay của vị Hồng Y nêu trên. Vào năm 1585, vì muốn gia nhập Dòng Tên, Louis đã nhường quyền thừa kế tài sản cũng như quyền thừa kế chức bá tước Castiglione lại cho người em của mình là Rudolf.

 

Để được cha đồng ý cho phép gia nhập Dòng Tên, Louis đã phải chờ đợi trong kiên nhẫn và khó nhọc. Rốt cuộc cậu cũng được cha mình đồng ý cho gia nhập Dòng Tên tại Rô-ma vào năm 1585 khi mới 17 tuổi.

 

Ngay trong năm 1585, Thầy Louis đã được gia nhập Tập Viện của Dòng Tên tại Rô-ma. Hai năm sau đó, tức năm 1587, Thầy Louis đã tuyên hứa Lời Khấn trong Dòng Tên khi mới 19 tuổi. Cha Robert Bellarmin, vị Linh Hướng cho Thầy Louis trong một thời gian dài, đã ghi nhận về sự sám hối cách nghiêm túc, và về lòng đạo đức cũng như về tài năng của Thầy Louis trong những vấn đề có tính thực hành.

 

Mặc dù đã từ bỏ quyền lợi, nhưng Thầy Louis vẫn là người có tính quyết định trong gia đình của mình. Sau khi cha của Thầy qua đời vào năm 1586, quyền hạn của Thầy Louis trong gia đình vẫn được tôn trọng dù rằng Thầy còn rất trẻ. Vì thế, thời gian Nhà Tập của Thầy đã bị ảnh hưởng đáng kể bởi những cuộc tranh chấp nặng nề trong gia đình, cũng như bởi những cuộc tranh giành lãnh thổ trong nội bộ gia tộc. Vào năm 1589, Thầy Louis đã phải làm môi giới trong cuộc tranh chấp quyền thừa kế giữa em trai của mình là Rodolfo và người anh em họ của Thầy là Vincenzo, công tước của Mantua. Hai người này đã tranh chấp với nhau về khu điền trang tại Solferino.

 

Dù bị tác động không tốt bởi những cuộc tranh chấp trong nội bộ gia tộc, nhưng trong đời sống Dòng Tu của mình, Thầy Louis vẫn chú tâm vào việc học Thần Học. Bên cạnh việc học, Thầy còn chú tâm cách đặc biệt vào việc chăm sóc các bệnh nhân. Trong vô vàn những bức thư mà Ngài để lại, Thánh Louis đã cho thấy Ngài dành rất nhiều thời gian và sức lực cho việc chăm sóc đời sống tinh thần của giới trẻ, và Ngài đã dấn thân để bất cứ người nghèo nào cũng đều có thể nhận được một sự chôn cất xứng đáng sau khi họ qua đời.

 

Vì hết sức hăng say chăm sóc các bệnh nhân trong một đợt dịch hạch bùng phát tại Rô-ma, nên Thầy Louis đã bị lây bệnh của họ. Chỉ ba tháng sau khi bị nhiễm cơn bệnh tai ác trên, Thầy Louis đã qua đời trong lúc tuổi đời còn rất trẻ. Thầy đã từ giã cõi thế vào ngày 21 tháng 06 năm 1591 khi mới 23 Xuân xanh.

 

Thi hài của Thầy Louis được an tang trong Nhà Thờ kính Chúa Phục Sinh tại Rô-ma. Ngay sau khi qua đời, Thầy Louis đã được mọi người coi như là một vị Thánh, vì thế, những Thánh Tích của Ngài đã được chuyển ngay tới nguyện đường Kính Thánh Ignazio Loyola thuộc khu vực Campo Marzio của Rô-ma, và vẫn được bảo quản tại đó cho tới tận ngày hôm nay. Tuy nhiên, chiếc sọ của Ngài sau này đã được chuyển tới Vương Cung Thánh Đường Kính Thánh Louis tại Castiglione delle Stiviere.

 

2.Thánh Nhân:

Chỉ 14 năm sau khi qua đời, Thầy Louis đã được Đức Giáo Hoàng Phao-lô V tôn phong lên bậc Chân Phúc. Thánh Lễ Tôn Phong Chân Phúc cho Thầy đã diễn ra vào ngày 19 tháng 10 năm 1605. Và vào ngày 31 tháng 12 năm 1726, cùng với một Tập Sinh khác cũng thuộc Dòng Tên, tức Chân Phúc Stanislaus Kostka, Chân Phúc Louis đã được Đức Giáo Hoàng Bê-nê-đíc-tô XIII tôn phong lên bậc Hiển Thánh. Vào năm 1729, Thánh Louis lại được Đức Bê-nê-đíc-tô XIII đặt làm bổn mạng của giới sinh viên. Vào ngày 30 tháng 06 năm 1926, trong một bức Tông Thư gửi tới Cha Wladimir Ledochowski, Bề Trên Tổng Quyền Dòng Tên, nhân dịp mừng kỷ niệm lần thứ 200 ngày Thánh Louis được Tôn Phong lên bậc Hiển Thánh, Đức Thánh Cha Pi-ô XI đã đặt Thánh Nhân làm Bổn Mạng của giới trẻ Công giáo. Vì Thánh Louis chết do phục vụ những người mắc bệnh dịch hạch và bị lây bệnh từ họ, nên vào ngày 22 tháng 06 năm 1991, Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã đặt Ngài làm bổn mạng của những người mắc bệnh dịch hạch, cũng như làm Bổn Mạng của các bệnh nhân AIDS và của những người chăm sóc những bệnh nhân này. Ngoài ra, Thánh Louis cũng còn được người ta chạy đến cầu khấn mỗi khi họ bị đau mắt hay bị cám dỗ về đức trong sạch. Ngài cũng được đặt làm Bổn Mạng của thành phố Mantua. Giáo hội cử hành Lễ kính nhớ Ngài vào ngày 21 tháng 06 với bậc Lễ nhớ buộc, tức Lễ bậc III.

 

3.Việc tôn kính Thánh Louis:

Rất nhiều ngôi Thánh Đường đã được cung hiến để tôn kính Thánh Louis. Nhiều trường học và nhiều học viện đã được đặt tên là Louis theo tên của Ngài.

 

Trong nghệ thuật tranh ảnh, Thánh Louis được trình bày là một Nam Tu Sĩ trẻ trong bộ áo Soutane màu đen, cổ đeo cổ côn, hay như một tràng quý tộc. Những đồ vật có tính biểu tượng đối với Ngài là một bông huệ - biểu tượng cho sự trinh trong -, một Cây Thánh Giá, và một cỗ Tràng Hạt – như là một bằng chứng cho thấy Ngài rất yêu mến Đức Mẹ Mân Côi. Trong một nhà thờ Kính Thánh Giu-se tại tại thành phố Gelsenkirchen của Đức, người ta còn trình bày Ngài như là một cầu thủ bóng đá trong màu áo của đội Schalker 04.

 

Hồi đầu thế kỷ XX, do lòng đạo đức bình dân hồi đó, bên cạnh việc cử hành thống hối, các nhân đức khác của Thánh Louis cũng đã được nhiều người rất coi trọng, đặc biệt là nhân đức trinh trong của Ngài, vì ngay từ hồi lên 10 tuổi, tại nhà thờ Annunziata ở Floren, nước Ý, Thánh Nhân đã khấn giữ đức khiết tịnh.

 

Lm Đa-minh Thiệu O.Cist

Bài cùng chuyên mục:

Danh sách các Thánh Tử Đạo Việt Nam xếp theo ngày lễ (29/06/2028 11:30:38 - Xem: 1,957)

Tại Việt Nam, có nhiều kitô hữu đã hy sinh mạng sống làm chứng cho Tin Mừng và đức tin. Có 117 vị đã được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh ngày 19.6.1988, gồm

Cử hành Thánh Thể: Bài 23 – Xông hương trong phần chuẩn bị lễ vật (20/03/2024 16:26:48 - Xem: 332)

Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.

Thánh Giu-se thành Nazareth (Ngày 19 tháng 3) (18/03/2024 07:58:22 - Xem: 2,919)

Thánh Giu-se là một con người hết sức đặc biệt vì Ngài được Thiên Chúa tuyển chọn để làm Cha nuôi của Chúa Giê-su và làm bạn trăm năm của Đức Maria.

Cử hành Thánh Thể: Bài 22 – Hòa nước với rượu (12/03/2024 07:41:03 - Xem: 195)

Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.

Thánh Gio-an Thiên Chúa, Tu sĩ ngày 08/3 (07/03/2024 07:56:16 - Xem: 5,194)

Thánh Gio-an Thiên Chúa đã họa lại hình ảnh của Chúa Kitô, Người trở nên một:” Chúa Kitô khác”.

Thánh Perpêtua và Fêlicita, Tử đạo ngày 07/3 (06/03/2024 07:54:23 - Xem: 1,809)

Các Ngài đã bị đánh đập, tra tấn dã man và sau cùng bị thú vật xé tan xác. Các Ngài được phúc tử đạo ngày 07/3/203. Thiên Chúa thưởng công và Giáo Hội đã tôn vinh các Ngài.

Thánh nữ Perpêtua và thánh nữ Fêlicita(Ngày 07/03) (06/03/2024 05:22:51 - Xem: 862)

Chúng ta hãy làm cho mọi người trên thế giới này được biết và được sống Tin Mừng yêu thương của Chúa.

Cử hành Thánh Thể: Bài 21 - Cuộc rước dâng lễ vật (05/03/2024 17:47:51 - Xem: 303)

Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.

Cử hành Thánh Thể: Mục vụ phụng vụ liên quan đến chuẩn bị bàn thờ và bài ca tiến lễ  (28/02/2024 05:54:18 - Xem: 270)

Ủy ban Phụng tự trân trọng giới thiệu loạt bài về cử hành Thánh Thể do linh mục Giuse Phạm Đình Ái, SSS tổng hợp và biên soạn.

Thánh Pôlycarpô, giám mục, tử đạo, (Ngày 23/2) (22/02/2024 07:23:55 - Xem: 3,763)

Thánh nhân chào đời vào thời Vespasianô năm 70 và Ngài đã trở lại đạo công giáo ngay từ hồi còn nhỏ bé.

Bài viết mới