Tài liệu - Giáo huấn

Tại sao Thánh Giuse được coi là Quan thầy của Giáo hội?

  • In trang này
  • Lượt xem: 8,941
  • Ngày đăng: 07/03/2022 08:51:28
Người cha nuôi của Chúa Giêsu đã làm gì đặc biệt đến nỗi ngài được nhiều Giáo hoàng coi là vị thánh bảo trợ? Dưới đây là câu trả lời.
 

Nam_Thanh_Giuse.jpg 

Thánh Cả Giuse, cha nuôi của Chúa Giêsu, cùng với Tổng lãnh Thiên thần Micae, hoàng tử và là thủ lãnh các thiên thần, được xem là thánh quan thầy của Giáo hội hoàn vũ, mặc dù Thánh Giuse là người duy nhất được long trọng tuyên bố là Quan thầy.

 

 Liên quan đến Thánh Giuse, trước hết chúng ta cần xem ngài đã được ban cho những phẩm giá và đặc ân nào. Giáo hội luôn tôn vinh hình ảnh của Thánh Giuse, nhưng trong tương quan với Chúa Giêsu và Đức Maria. Từ năm 1522, khi huynh đoàn Đa minh Isidoro de Isolani xuất bản cuốn sách về Thánh Giuse, từ đó lòng sùng kính bình dân dành cho Thánh Giuse được phổ biến.

 

Công đồng được ủy thác cho Thánh Giuse

 Ngày nay Giáo hội lưu tâm đặc biệt đến hình ảnh của Thánh Giuse, về mặt thần học, trong tương quan mật thiết với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, với lịch sử cứu độ. Các thần học gia cố gắng làm sáng tỏ hình ảnh của Thánh Giuse bằng những phương tiện sẵn có, tức là bằng Thánh Kinh, Truyền thống của Giáo hội, và các tác phẩm của các Giáo phụ.

 

Ngay cả trong cuộc cải cách phụng vụ, Thánh Giuse bắt đầu chiếm vị trí xứng đáng trong Giáo hội. Đức Giáo hoàng Gioan 23, ngày 9/3/1961, đã ủy thác công đồng cho sự bảo vệ của Thánh Giuse, thực hiện ước nguyện của dòng Đaminh, cha Giuse Lataste, đã đưa Thánh Giuse vào trong nghi lễ, xếp sau Đức Maria, trước các thiên thần và các thánh.

 

Sắc lệnh của Đức Giáo hoàng Piô IX

  Đức Piô IX , trong thông điệp "urbi et orbi" ngày 9 tháng 12 năm 1870, đã tuyên bố Thánh Giuse là quan thầy của Giáo hội hoàn vũ, trong khi nhắc đến thời gian đau buồn mà Giáo hội đang trải qua, ngài đã minh giải cho việc cậy nhờ đến vị thánh bảo trợ này, đấng đã bảo vệ Chúa Giêsu trên thế gian, thì giờ đây không thể không bảo vệ Giáo hội của mình. Cũng nên nhắc lại rằng, trong ba tháng, đội quân của Piedmontese đã xâm chiếm nhà nước giáo hoàng (quốc gia vatican) và giáo hoàng bị bắt làm tù binh tại Vatican.

 

Đức Piô IX đã tuyên bố Thánh Giuse là quan thầy của Giáo hội hoàn vũ, như ngài đã nhắc nhớ “Giáo hội luôn tôn kính Thánh Cả Giuse với những lời tôn vinh và khen ngợi tuyệt đỉnh. Và Đức Giáo hoàng Lêô XIII đã dạy: “Thật thích hợp khi dân Chúa đã quen cầu nguyện với lòng sùng kính và với tâm hồn tin cậy đơn sơ, cùng với Đức Trinh nữ Mẹ Thiên Chúa, vị hôn phu thanh khiết của mẹ là Thánh Giuse”.

 

Khử trừ mọi tật mê lầm hư hốt

 Sự bảo trợ của Thánh Giuse khích lệ chúng ta phục vụ cho nước Chúa và giúp chúng ta trở thành những người tin cậy, phó thác và vâng phục Chúa Kitô. Trong kinh cầu nguyện với Thánh Giuse mà ngày nay vẫn còn đọc, chúng ta cầu xin : “Lạy Cha rất yêu mến, hãy khử trừ mọi tật mê lầm hư hốt ra khỏi lòng chúng con”, và hôm nay chúng ta có thể thêm: Lạy cha rất yêu mến, xin khử trừ ra khỏi lòng chúng con căn bệnh ma túy, bạo lực, chiến tranh, mại dâm, chủ nghĩa satan và bất cứ điều gì khác khiến chúng con xa lệch Chúa Kitô.

 

Lời đề nghị của thánh Giáo hoàng Phaolô II 

Đức Giáo hoàng Phanxicô đã viết trong tông huấn Redemptoris Custos: “Vì thế, chúng ta hãy cầu xin người mà Thiên Chúa đã tin tưởng trao phó kho tàng quý giá và to lớn nhất của Ngài để bảo vệ”, đồng thời chúng ta hãy học từ nơi ngài để phục vụ cho công trình cứu rỗi.

 

Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện ước muốn trước kia của Đức Bênêđictô XVI, đó là đưa tên của Thánh Giuse vào Kinh nguyện Thánh thể ngay sau Đức Mẹ.

 

Hai lý do

 Thánh Giuse được gọi là đấng bảo trợ Giáo hội hoàn vũ vì: 1 – Ngài là hôn phu của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa; 2 – Ngài được Thiên Chúa chỉ định làm người bảo vệ và làm cha nuôi của Con Thiên Chúa. Những đặc ân của ngài là phẩm giá, ân sủng, sự thánh thiện và vinh quang của ngài.

 

 Hiền phu của Đức Maria được hưởng đặc ân duy nhất là sống trong sự mật thiết cùng với Chúa Giêsu và Mẹ Maria, và trong mối tương quan chặt chẽ nhất định với mầu nhiệm Nhập thể. Đức Piô IX đã nói: “Vì phẩm giá cao quý này mà Thiên Chúa đã ban cho các tôi tớ trung thành nhất của Ngài”. “Giáo hội luôn hết lòng tôn kính và cầu nguyện với Thánh Cả Giuse, người luôn gần gũi với hiền thê của mình là Đức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa, và Giáo hội đã nài xin ngài chuyển cầu trong những lúc khó khăn”.

 

Để bảo vệ Giáo hội

 Vì Thánh Giuse được chọn làm chồng của Đức Maria và cha nuôi của Chúa Giêsu Kitô, giờ đây ngài điều khiển muôn vàn Kitô hữu trong Giáo hội hoàn vũ với uy quyền của người cha. Xưa kia ngài được trao cho nhiệm vụ thiêng liêng là chăm sóc Thánh Gia ở Nazareth, giờ đây nhờ sự bảo trợ trên trời của mình, ngài được ủy thác chăm sóc, giữ gìn và bảo vệ Giáo hội của Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

 

Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố năm thánh

  Sự bảo trợ lớn lao của Thánh Giuse phát xuất từ phẩm giá và các đặc ân của ngài, tất cả đều được Thiên Chúa ban tặng cách nhưng không. Vì vậy, sự cao cả của ngài trong vai trò là người bảo trợ tùy thuộc rất nhiều vào những ơn sủng trỗi vượt hơn con người tự nhiên của ngài.

 

Để kỷ niệm 150 năm ngày công bố Thánh Giuse là đấng bảo trợ Giáo hội hoàn vũ, vào ngày 8/12/2020, Đức Thánh cha Phanxicô đã công bố tông thư “Patris Corde”, loan báo một năm tôn vinh Thánh Cả, cha nuôi của Chúa Giêsu. Trong suốt thời gian này, các tín hữu có thể hưởng được các ơn xá đặc biệt cho đến hết ngày 8/12/2021.

 

Marcello Stanzione/Aleteia

G. Võ Tá Hoàng chuyển ngữ

(gpquinhon.org 

Bài cùng chuyên mục:

Sáu điều tín hữu nên biết về Chúa Nhật Lễ Lá (22/03/2024 13:51:11 - Xem: 206)

Sau đây là 6 khía cạnh chính yếu về Chúa Nhật Lễ Lá chúng ta nên biết khi chuẩn bị tâm hồn cử hành ngày quan trọng này.

Đàng Thánh Giá Qua 14 Cơn Cám Dỗ (27/02/2024 07:06:02 - Xem: 584)

“Nếu ai muốn theo Thầy, thì hãy bỏ mình đi, vác thập giá mình hằng ngày và theo Thầy.” (Lc 9,23)

Chẩn đoán những nguyên nhân gây nguy hại cho các giáo xứ (02/02/2024 14:49:37 - Xem: 590)

Chúng ta hãy làm việc để đổi mới và cứu rỗi mọi người. Đây là những điều có thể thúc đẩy chúng ta xây dựng một Giáo Hội lành mạnh hơn và một Thân Thể Chúa Kitô khỏe mạnh hơn.

Người Công Giáo có buộc phải đồng ý với Đức Giáo hoàng không? (20/01/2024 07:34:48 - Xem: 484)

Người Công Giáo có luôn bị buộc phải đồng ý với Đức Giáo hoàng không? Tuyên ngôn Fiducia Supplicans đã gây xôn xao và chia rẽ người Công Giáo.

Phóng sự: Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với giới trẻ (13/12/2023 08:04:22 - Xem: 527)

Việc sử dụng Mạng xã hội cách phổ biến khắp nơi như thế đã mang lại những gì cho nhân loại hôm nay, đặc biệt là cho giới trẻ?

Lời Chúa lớn lên với người đọc (20/09/2023 08:49:51 - Xem: 727)

Theo mạc khải Do Thái – Kitô giáo, Thiên Chúa của chúng ta là một vị Thiên Chúa lên tiếng nói, đối thoại với nhau và với tạo vật.

Liệu tôi có thể tin tưởng các sách Phúc âm chăng? (20/08/2023 07:19:51 - Xem: 766)

Liệu tôi có thể tin tưởng các sách Phúc âm chăng? Câu trả lời ngắn gọn là “Có”. Câu trả lời dài là, điều này rất hấp dẫn.

Câu chuyện “con lừa” và “người thợ vườn nho” (09/08/2023 05:44:01 - Xem: 872)

Tôi tiến bước, như con lừa vùng Giêrusalem mà Đấng Mêsia, vào ngày Lễ Lá, đã cưỡi lên như một ông vua hiền lành.

Chủng sinh giữa môi trường sống hôm nay (31/07/2023 07:52:48 - Xem: 1,080)

Các linh mục không thể là thừa tác viên của Đức Kitô nếu không trở nên chứng nhân và nên người ban phát một đời sống khác với đời sống trần thế này...

Các bai Thường huấn dành cho Giáo dân (03/07/2023 08:02:47 - Xem: 1,106)

Tại Giáo Hội địa phương, người giáo dân không có chỗ để lên tiếng và hành động, “do một chủ trương giáo sĩ trị thái quá khiến họ không được tham gia vào việc làm các quyết định

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7