Những nhận thức thiêng liêng từ quyết tâm cho năm mới
- In trang này
- Lượt xem: 856
- Ngày đăng: 20/01/2023 14:31:40
NHỮNG NHẬN THỨC THIÊNG LIÊNG
TỪ QUYẾT TÂM CHO NĂM MỚI
Nếu bạn vững vàng để nâng tầm đời sống thiêng liêng trong năm mới, thì đây là những bài học mà chúng ta có thể học từ những quyết tâm của năm mới để trở nên cân đối và thon thả.
Năm mới đã cận kề chúng ta và nhiều người đã đề ra những quyết tâm cho năm mới. Đa số đều muốn khoẻ mạnh hơn bằng việc giảm cân và tập thể dục thường xuyên hơn. Nhiều bài viết từ các công ty như Runner’s World, RunHaven, và Active xuất hiện trên bản tin Facebook và Twitter của tôi. Như một người vui thích với cuộc chạy đua, tôi đọc các tài liệu mà các trang mạng đó cung cấp. Những tài liệu đó tập trung vào những vấn đề về việc cố gắng tập luyện, nỗ lực cho tương lai, và ăn uống lành mạnh hơn. Về phần mình, tôi đọc những bài viết thế tục đó với con mắt đức tin, và khám phá ra những nhận thức thiêng liêng mà nó mang lại. Giống với việc nhiều người bắt đầu đề ra những quyết tâm để trở thành “một phiên bản” thon thả và gọn gàng hơn, thì các thói quen rèn luyện mới vẫn có thể mang lại những bài học cho đời sống thiêng liêng.
Khao khát
Đôi khi, nhìn vào gương và nói với chính mình, tôi cần giảm một vài cân hoặc cần chăm sóc sức khoẻ mình tốt hơn. Tôi có ao ước trở nên mạnh khoẻ hơn và đây là bước đầu đi đầu tiên trong tiến trình của việc trở nên khoẻ mạnh hơn về mặt thể lý. Một điều tương tự như vậy cũng xảy ra trong đời sống thiêng liêng. Có lẽ chúng ta cần nhìn vào tấm gương thiêng liêng. Chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa yêu chúng ta dường nào, và lời đáp trả của chúng ta cho tình yêu đó là “tại sao tôi không yêu Chúa nhiều hơn.” Tôi sẵn sàng đánh cược rằng những ai đọc được điều này đều nghĩ về đời sống thiêng liêng của mình, “Tôi ước rằng tôi đã cầu nguyện nhiều hơn” hoặc “Tôi muốn hiểu biết Chúa Giêsu.” Điều này nói lên lòng khao khát Thiên Chúa vốn ngự trị trong tâm hồn chúng ta, như thánh Augustinô đã nói, tâm hồn chúng ta sẽ mãi khắc khoải cho đến khi nghỉ yên trong Chúa. Trong đời sống thiêng liêng, thật đúng đắn khi khám phá ra những khao khát của chúng ta để thăng tiến trong sự thánh thiện. Đó là bước đầu tiên – nhận ra, và sau đó là hành động.
Đừng quá sức
Đối với một người chạy bộ, rất nhiều tài liệu cảnh báo về việc tập luyện quá sức và khuyên bảo về một nguyên tắc mười phần trăm, nghĩa là người ta không nên gia tăng cự ly chạy của mình hơn mười phần trăm mỗi tuần. Hãy tưởng tượng rằng những người không hề tập thể dục thường xuyên, và sau đó họ quyết định tham gia một cuộc chạy maratông vào dịp năm mới. Cơ thể của họ không hề sẵn sàng cho cuộc chạy này và khả năng chấn thương có thể xảy ra. Trong đời sống thiêng liêng, chúng ta có thể có sự hăm hở để thực hiện nhiều việc đạo đức, và tiếp nhận nhiều điều vượt ngưỡng chúng ta có thể đảm nhận. Nếu việc canh tân đời sống thiêng liêng của bạn là một quyết tâm cho Năm Mới, thì việc không cố quá sức là rất quan trọng. Giống như việc chạy bộ, chúng ta có thể làm rất nhiều điều trong lúc bắt đầu. Việc nỗ lực để đọc kinh mân côi, cầu nguyện theo phương pháp Lectio Divina, một giờ thánh, đọc sách thiêng liêng và 15 lời cầu nguyện của thánh Bridget có thể quá sức đối với một người tập sự. Nếu chúng ta thiết định quá nhiều việc để làm và chúng ta chỉ trung thành gìn giữ được một vài ngày đầu, chúng ta có thể bị thất vọng khi không thể hoàn thành toàn bộ “danh mục việc đạo đức” trong tương lai. Kế đến, một điều nữa sẽ xảy ra, điều mà tất cả chúng ta đã từng biết, đó là tất cả những lời cầu nguyện cho năm mới của chúng ta sẽ bị chúng ta lãng quên và chúng ta sẽ trở lại điểm xuất phát. Cho nên, thay vì cầu nguyện, chúng ta hãy cam kết bản thân mình với một việc thực hành thiêng liêng trong dịp năm mới này. Rồi đưa việc thực hành đó vào đời sống của chúng ta và hãy dần dần tăng thêm những việc thực hành thiêng liêng mới nếu chúng ta cảm thấy được đánh động.
Cảm thấy chán chường
Một vận động viên điền kinh nhiệt huyết đôi khi có thể cảm thấy chán chường với lịch trình đều đặn của mình. Trong thế giới điền kinh, vô số bài viết gần đây có nhắc đến việc phục hồi sau các cuộc chạy đường trường, nghĩa là làm cho cuộc chạy thú vị và thoải mái hơn. Trong đời sống thiêng liêng, Thiên Chúa trao ban cho chúng ta nhiều ơn thiêng khi chúng ta bắt đầu cầu nguyện cách thường xuyên. Thế nhưng tại một thời điểm nào đó (tất cả bậc thầy tu đức đều kinh qua điều này), giếng cầu nguyện mà chúng ta đến uống có thể cạn khô. Điều này được gọi là sự khô khan thiêng liêng, hoặc sa mạc thiêng liêng. Trong cuộc chạy, thật quan trọng để tiếp tục chạy kể cả khi động lực không còn nữa. Nếu ai đó từ bỏ, sự cân đối sẽ không còn nữa. Đời sống thiêng liêng cũng thế. Khi chúng ta không cảm thấy Thiên Chúa đang nói với chúng ta, hoặc chúng ta không nghĩ rằng chúng ta đang kín múc được điều gì từ việc cầu nguyện, đây chính xác là những thời khắc chúng ta cần tiếp tục cầu nguyện. Thiên Chúa muốn chúng ta tiếp tục cầu nguyện giữa những điều xô bồ như là một dấu chỉ lòng của trung tín nơi chúng ta. Sự khô khan sẽ lại mau chóng được thay thế bằng hoa trái dư đầy.
“Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”
Tôi nhìn vào lịch trình của mình mỗi tuần và dự định khi nào tôi có thể đến phòng tập thể hình. Tôi lên lịch trình rõ ràng, bởi nếu không làm thế, công việc đó sẽ không bao giờ được thực hiện. Đôi khi, những thông báo xuất hiện trong điện thoại di động của tôi, và rất dễ để tôi nói rằng, “Tôi thực sự cần tiếp tục làm dự án này.” Hoặc, “Tôi quá mệt rồi.” Đó là những cám dỗ thế tục chống lại tư tưởng của việc thao luyện. Và nó cũng đúng với đời sống thiêng. Thật dễ dàng để chúng ta huỷ bỏ thời gian cầu nguyện riêng. Nếu thời gian tuyệt nhất cho việc cầu nguyện là buổi sáng, thì sự cám dỗ về việc ngủ nướng có thể xảy đến. “Tôi cần thêm một vài phút nữa.” Nếu chúng ta cầu nguyện vào buổi chiều, những trách vụ khác của chúng ta có thể chiếm mất thời gian cầu nguyện riêng, hoặc nếu chúng ta cầu nguyện trước khi đi ngủ, cám dỗ “Tôi quá mệt mỏi” sẽ xuất hiện. Chúng ta phải kháng cự lại những cám dỗ đó trong đời sống thiêng liêng. Cầu nguyện không phải là điều mà thần dữ muốn. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta đến gần Thiên Chúa hơn. Còn khi chúng ta làm điều ngược lại, chúng ta trở nên xa cách Chúa. Hãy tránh xa các cám dỗ làm xao nhãng việc cầu nguyện. Hãy ưu tiên làm việc này.
Ăn kiêng thiêng liêng
Việc có được một thân hình cân đối và gọn gàng hơn bao gồm một chế độ ăn kiêng hợp lý và việc tránh né các đồ ăn vặt và đồ ngọt. Chúng ta không thể mong đợi để giảm cân nếu chúng ta không ăn uống trong sự lành mạnh. Đời sống thiêng liêng cũng không có gì khác. Chúng ta phải cẩn trọng với những gì chúng mang vào tâm hồn mình. Chúng ta đang xem gì trên Tivi. Ai là những người mà tôi đang giao thiệp? Tôi đang thực hiện những kiểu đối thoại nào? Chúng ta không thể mong đợi việc thăng tiến trong đời sống thiêng liêng nếu chúng ta tiếp tục mang rác vào tâm hồn chúng ta. Đời sống thiêng liêng luôn liên quan đến sự kỷ luật và khổ chế (tu đức). Nếu một điều không đưa tôi đến gần Thiên Chúa, tôi phải từ bỏ nó. Nếu nó đang làm thương tổn đến tương quan của tôi với Thiên Chúa, nếu tôi đang bị dẫn dụ đến với tội lỗi qua lời nói hoặc việc làm, đây là thời điểm chạy xa khỏi chúng! Chế độ ăn kiêng thiêng liêng nên nuôi dưỡng chúng ta. Như các thánh sử luôn nói với chúng ta, đó là lòng có đầy thì miệng mới nói ra (Mt 12:34, Lc 6:45). Như thánh Phaolô đã giáo huấn chúng ta, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe (Ep 4:29). Để thăng tiến trong đời sống thiêng liêng, chúng ta cần những điều chân, thiện, mỹ, vốn sẽ định hình trái tim chúng ta, và từ sự tốt lành đó, chúng ta sẽ nói và hành động.
Những suy tư đúc kết.
Nhiều năm trước đây, khi tôi bắt đầu đam mê chạy bộ, tôi liền nhận ra sự nối kết giữa đời sống thiêng liêng và đời sống thể lý. Sau cùng, thánh Phaolô sánh ví đời sống thiêng liêng như một cuộc chạy đua để đạt được phần thường (1Cr 9:23-35, 2 Tm 4:7). Những bài viết mà tôi đọc gần đây đều liên quan đến cách thức để trở thành một vận động viên điền kinh tốt hơn, mang đến cho tôi những nhận thức cho đời sống thiêng liêng. Những điều chia sẻ ở trên là một vài bài học mà tôi học được. Nếu bạn vững vàng để nâng tầm đời sống thiêng liêng trong năm mới, thì đây là những bài học mà chúng ta có thể học từ những quyết tâm của năm mới để trở nên cân đối và thon thả. Hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho bạn (Dt 12:1).
Lm. Edward Looney
Quang Sáng
Chuyển ngữ từ: catholicexchange.com (03.01.2023)
Bài cùng chuyên mục:

Tìm kiếm bình an nội tâm ư? Hãy thử đi xưng tội! (21/03/2023 08:53:43 - Xem: 290)
Trong số những hậu quả của tội lỗi phải kể đến: sự căng thẳng, hỗn loạn, ích kỷ, kiêu ngạo, tự ái và lục đục. Ân sủng của Bí tích giải tội sẽ giúp chống lại những hậu quả tiêu cực này của tội lỗi.

Mặt trái tấm thảm (14/03/2023 15:53:40 - Xem: 528)
Dù đã lớn tuổi, người ta vẫn có thể và có cách phục vụ cộng đoàn lớn nhỏ theo ơn gọi và trong khả năng của mình, đặc biệt qua lời cầu nguyện và những hy sinh âm thầm.

Để phân định trước một quyết định (12/03/2023 13:10:46 - Xem: 412)
Bạn đã bao giờ viết ra một ngày của mình sẽ như thế nào nếu bạn có tất cả thời gian, tiền bạc và tự do trên thế giới chưa?

8 cách cầu nguyện trong suốt Mùa Chay (25/02/2023 14:53:46 - Xem: 562)
Số người cầu nguyện trên thế giới nhiều thế nào thì có bấy nhiêu cách cầu nguyện, nhưng một vài phương pháp cầu nguyện có thể giúp chúng ta đặc biệt chuẩn bị tinh thần trong Mùa Chay:

Mười lời khuyên của Đức Phanxicô để có một lựa chọn đúng đắn (20/02/2023 08:01:05 - Xem: 618)
Đức Phanxicô rút từ kho tàng phong phú của Thánh I-Nhã để có câu trả lời. Ngài đưa ra 10 chìa khóa giúp chúng ta phân định.

Ngôn ngữ tình yêu của bạn là gì? (14/02/2023 07:43:03 - Xem: 499)
Những gì chúng ta đang làm cho người mình yêu thương không quan trọng bằng việc chúng ta đang làm điều đó cùng nhau.

Thiên Chúa ở đâu trong trận động đất? (10/02/2023 05:51:34 - Xem: 941)
Thiên Chúa có mặt trong nỗi cô đơn, nỗi đau khổ và nỗi âu lo của ta trước cái chết; Người hiện diện ở những nơi mà ta không thể đi xa hơn được để mở cửa sự sống cho ta.” (Youcat 9).

Mối tương quan của bạn với Thiên Chúa sẽ như thế nào? (08/02/2023 16:34:15 - Xem: 551)
Dưới đây là một vài điều đã giúp tôi tìm được mối tương quan với Thiên Chúa của riêng mình.

ChatGPT nói về vai trò của Kinh Thánh (04/02/2023 14:20:58 - Xem: 681)
Các tu sĩ là những người có vai trò là giáo sư hoặc giảng viên tại một tổ chức tôn giáo hoặc trường đại học.

Một năm dù bộn bề cũng ráng về nhà đón giao thừa với mẹ cha (17/01/2023 14:29:09 - Xem: 982)
Khoảnh khắc giao thừa thiêng liêng, ba mẹ con chẳng ai bảo ai cùng hướng mắt ra phía cổng. Chúng tôi cùng đợi cha về…
-
Suy Tư TM Lễ Lá: Nghịch lý của tình yêu và đau khổ
Bước vào Lễ Lá, bạn và tôi thấy Đức Ki-tô được tôn vinh như là một vị Vua nhưng Ngài là vị Vua không ngai.
-
Giải đáp thắc mắc cho người trẻ - Đấng bảo hộ gia đình
Thánh cả Giuse, người thợ mộc, không được Kinh Thánh đề cập nhiều, tại sao lại có thể là người bảo hộ cho các gia đình?
-
Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật Lễ Lá năm A
Qua bài Thương Khó, ta cần khám phá ra con người mình qua cách hành xử của Philatô, Hêrôđê, Phêrô, Giuđa, các thượng tế, khách qua đường…
-
Khi Linh mục khóc
Khi bạn nhìn thấy linh mục khóc, hay chính bạn là linh mục đã từng khóc, bạn hãy đi hỏi Chúa, chứ đừng hỏi người trần mắt thịt. Chúa sẽ...
-
Mùa Chay với các Tổ phụ Sa mạc: Đức khiêm nhường
Đi vào thinh lặng chính đáng, là có một kinh nghiệm nào đó về buông bỏ, như Truyền thống đã nói, đó là mặc lấy chiếc áo của con người nội...
-
Bài giảng lễ theo Tông huấn Verbum Domini
Vị giảng lễ cần phải tránh những kiểu nói lan man, lạc đề, có nguy cơ: kéo sự chú ý của giáo dân về phía người giảng, hơn là, hướng về...
-
Thầy đến và đánh thức
Khi chứng kiến phép lạ anh La-da-rô sống lại, các môn đệ thấy rõ Đức Giê-su là ai, và biết rõ: Thầy ý thức mọi điều đang xảy ra xung quanh.
-
Đọc Kinh thánh với niềm tin
Giả như ai có còn thiếu lòng tin này, cứ xin Chúa giúp mình đến với Lời của Ngài. “Xin Thầy ban thêm lòng tin cho chúng con!”
-
Giảng lễ thế nào cho hay?
Là linh mục, tôi thường đặt câu này cho chính mình. Mục đích không phải để mình nổi tiếng với những bài giảng hay. Hơn hết, mục đích của...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 5 mùa Chay năm A
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Người chồng mù
Bạn, có những lúc trong cuộc đời chúng ta cần ρhải giả mù để giữ gìn hạnh ρhúc.
-
Câu chuyện chiều thứ bảy: Cái...
-
Hαi người ăn xin
-
Ngọn nến không cháy
-
Vị Tết của những đứa con xa quê