Văn hóa - Lẽ sống

Một cuộc tìm kiếm mỗi ngày

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,221
  • Ngày đăng: 19/11/2021 13:10:24

MỘT CUỘC TÌM KIẾM MỖI NGÀY

 

Cuộc sống dù có mất đi hương vị, nhưng đừng để mất đi động lực. Hãy tiếp tục kiếm tìm: vẫn có điều gì đó đang chờ đón chúng ta ở phía trước.

 

 

Có lẽ, bạn từng cảm thấy bản thân mình như bị cuốn vào một vòng xoáy ngột ngạt của nhịp sống thường ngày. Thức dậy, ăn sáng, đi làm, đón bọn trẻ, chuẩn bị bữa tối, xem tivi, rồi lên giường đi ngủ. Sáng hôm sau lại tiếp tục vòng lặp thức dậy, đánh răng, xúc miệng và các công việc như trên. Dù khi các công việc thường nhật được diễn ra một cách suôn sẻ, vừa ý, thì sự đơn điệu chán ngắt của nó cũng từng bước giết chết bất cứ niềm vui nào từng có được. Và cuộc sống cứ thế kéo lê một cách đáng sợ và hầu như chẳng có gì đáng để trông mong ở phía trước.

 

Trong tác phẩm The Moviegoer (Tạm dịch: Kẻ mê phim) của nhà văn Walker Percy, anh chàng Binx Bolling đã nhận biết được cảm giác từng ngày trôi qua trong phiền muộn là như thế nào. Thế nên, anh đã quyết định đặt ra một lối thoát cho mình: đó là khởi đầu một cuộc tìm kiếm. Thế nhưng, cuộc tìm kiếm ấy là gì? “Đó là điều là mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được nếu như người ấy không bị chôn vùi trong thói quen thường ngày của chính cuộc sống mình… Biết tập khả năng tìm kiếm là để khám phá điều gì đó. Không khám phá điều gì đó thì chúng ta sẽ rơi vào tuyệt vọng.” Cuộc sống dù có mất đi hương vị, nhưng đừng để mất đi động lực. Hãy tiếp tục kiếm tìm: vẫn có điều gì đó đang chờ đón chúng ta ở phía trước.

 

Việc kiếm tìm thổi sức sống vào hành trình tham quan của chúng ta. Trèo lên ngọn đồi phía trước, vượt qua các khúc quanh, có lẽ ở một nơi nào đó, đích nhắm của cuộc hành trình sẽ sớm xuất hiện trước mắt của chúng ta. Dẫu vậy, đích nhắm đó là gì? Hạnh phúc ư? Nó có nghĩa là gì? Chúng ta chưa thể biết trước được, nhưng chúng ta biết chúng ta không được dừng, chúng ta phải liên lỉ kiếm tìm. Qua từng ngày, chúng ta đừng nên đè nén các khát vọng của mình thêm nữa. Càng đè nén các khát vọng, chúng ta sẽ lại càng đẩy đời sống của chính mình đến gần với một cái chết ảm đạm và sầu khổ mà thôi.

 

Tuy nhiên, chúng ta cần phải có được một niềm an ủi nào đó trên hành trình tìm kiếm này. Một lữ khách mệt mỏi rã rời không thể cứ bước đi vô định trên con đường mịt mùng khói bụi mà không nhận được của ăn và nước uống. Người Công Giáo biết về của ăn này và cả sự khao khát mà thức ăn ấy tạo ra. Tôn giáo chân chính thì đưa ra lời cam kết về hạnh phúc mai hậu – một hạnh phúc chúng ta có thể thưởng nếm ở đời này nhưng không thể sở hữu cách tròn đầy, một hạnh phúc miên trường nhưng chỉ được kinh qua cách tạm thời nơi trần gian. Việc nếm trải hạnh phúc này không làm cho các tín hữu thoát ly khỏi các ngột ngạt của đời sống thường ngày. Nhưng, như Chân phước John Henry Newman lưu ý sự nắm bắt mong manh của chúng ta về “ý niệm nội tại của chân lý thiêng liêng”, “đó là một vấn đề về việc có hay không cảm giác kỳ lạ và nhức nhối của tính chất phi thực, điều mà những người theo các tôn giáo đôi khi phải đối diện, khi mà dường như chẳng có điều gì là đúng đắn, tốt đẹp, hay chính đáng và ích lợi, khi mà Đức Tin có vẻ như chỉ còn là danh nghĩa; bổn phận là một trò hề; mọi nỗ lực cố gắng để làm việc tốt là vô nghĩa và tuyệt vọng; mọi thứ chỉ là đau khổ và thê lương; cứ như thể các tôn giáo bị xóa khỏi thế giới này, các tôn giáo không còn có thể là tác động trực tiếp soi sáng cho những u tối tạm thời về một vài tầm nhìn chủ đạo, thứ vốn cung cấp một cách âm thầm sự sống thiêng liêng và bình an cho tâm hồn (Bài giảng 15.11).

 

Thậm chí khi lâm cơn nguy khốn, những người có đức tin có thể nhớ thoáng qua về một chân lý đã mang lại cho người ấy một đời sống thiêng liêng sâu sắc và sự kiên nhẫn chịu đựng.

 

Đôi khi chúng ta cần phải vật lộn với Thiên Chúa, Đấng để cho thế giới quanh ta dường như thật trống rỗng, như các vịnh gia đã than thở rằng: “Cận thân Chúa khiến lìa xa, chung quanh bầu bạn chỉ là bóng đêm” (Tv 88,18). Tuy vậy, trong cuộc đấu vật ấy, một chân lý khác lại xuất hiện. Giống như Tiến sĩ Donald Haggerty đã diễn đạt, “một trong những bài học mà việc cầu nguyện dạy chúng ta là tính chất không thể đạt thấu trong việc tìm kiếm Thiên Chúa bằng những phương cách mà chính chúng ta tự định hình và điều hướng. Không hề có một “sự sắp xếp” nào trong tương quan với Thiên Chúa” (The Contemplative Hunger, 117). Chỉ khi chúng ta biết mở rộng con tim cho cuộc tìm kiếm, chỉ khi chúng ta biết dựa vào Thiên Chúa, Đấng trao ban chính Mình Người như Của Ăn và Bạn Đồng Hành của con người, chúng ta mới khám phá được rằng công cuộc tìm kiếm Thiên Chúa đã đạt được kết quả, bởi vì Người vẫn luôn ở bên chúng ta suốt hành trình.

 

Tuy nhiên, ngay khi chúng ta cảm thấy linh hồn “như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước” (Tv 63:2), phải chăng lúc ấy chúng ta đã qua trở về vạch xuất phát, quay trở về thời điểm mà tâm hồn lê bước qua từng ngày trong khô khan, xáo trộn và nặng nề? Không hẳn là như thế, vẫn còn những điều mới mẻ ở đây. Dưới lớp bụi mờ, khát vọng đã được đánh thức bởi cuộc đi tìm vẫn còn cháy rực. Trong khát vọng ấy, chúng ta đã gặp được Thiên Chúa, và Người đã trao tặng chúng ta một sự bình an lạ lẫm với con người trước đây của chúng ta. Và chúng ta biết rằng nếu chúng ta tín thác vào Thiên Chúa, Đấng đã đến và ở với chúng ta qua từng ngày sống, và đặt vào tay Người “sự hư vô mà chúng ta đã nhận thấy ở trong chính con người mình”(The Contemplative Hunger, 131), chúng ta sẽ khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời (Ga 3:16).

 

Quang Sáng chuyển ngữ từ catholicexchange.com (30.9.2021)

Philip Nolan, O.P.

Bài cùng chuyên mục:

Tham gia là một ơn gọi? (20/04/2024 10:32:15 - Xem: 61)

Giáo hội tin rằng: sự hiệp thông hướng về truyền giáo và chính sự hiệp thông là truyền giáo[6]! Chẳng phải đây là hoa trái của ơn gọi tham gia sao?

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng (19/04/2024 00:52:04 - Xem: 167)

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các bậc cha mẹ quan tâm, giúp đỡ con cái lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa.

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh (11/04/2024 08:21:24 - Xem: 290)

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. Đức Kitô sống lại từ cõi chết là điểm mấu chốt cho toàn bộ đức tin của chúng ta.

Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội (01/04/2024 08:04:48 - Xem: 321)

Sau khi đăng nội dung nào đó trên nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ mất quyền kiểm soát và nhiều quyền của mình đối với những gì mình đã đăng.

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 527)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 478)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 622)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Ngày 8/3 trong Vườn Địa Đàng (07/03/2024 10:00:13 - Xem: 635)

Trong vườn địa đàng, người phụ nữ được A-đam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế.

Đức ái còn mãi (04/03/2024 08:34:32 - Xem: 428)

Tại sao mỗi lần đến Mùa Chay, con thường nghe Giáo hội mời gọi chúng ta bố thí, làm việc bác ái? Xin giải thích giúp con về ý nghĩa của việc này có khác với làm công quả bên Phật không?

Tiếng “ồn” (24/02/2024 05:49:27 - Xem: 430)

Giữa thế bị kìm kẹp giữa những tiếng ồn bên ngoài và những xáo động nội tâm, đâu là điểm tựa cho sự bình an? Chúng ta không có được một điểm tựa cho cuộc sống vốn dĩ vô thường của mình.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7