Tâm linh - Tu đức

Không còn chỗ trong quán trọ

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,096
  • Ngày đăng: 28/12/2021 09:13:12

KHÔNG CÒN CHỖ TRONG QUÁN TRỌ

 

Tên tuổi của chúng ta sẽ không bao giờ tỏa sáng lấp lánh và chúng ta sẽ chết trong sự vô danh bình thường, chẳng được mấy ai ngoài nhóm thân quen biết đến.

 

 

Chúa Giêsu ra đời ở bên ngoài thành phố, bên ngoài bệnh viện hay một ngôi nhà bình thường. Các sách Phúc âm cho chúng ta biết Chúa Giêsu ra đời ở chuồng bò, bên ngoài thành phố vì không còn chỗ trong quán trọ.

 

Chúng ta luôn chê ghét người chủ quán trọ xấu tính đã đuổi Đức Mẹ và thánh Giuse đi, và rút ra bài học là cần phải mở lòng ra để có chỗ cho nhiều chuyện khác xảy đến trong đời, chúng ta đừng quá bận rộn, quá bận tâm đến nỗi không có chỗ cho sự thánh thiêng nảy sinh trong đời chúng ta.

 

Thật ra, còn có một bài học nữa mà tôi nghiệm thấy quá cần thiết cho chính cuộc sống của tôi. Vì áp lực trong mấy năm qua, tôi chưa có dịp để suy tư sâu về Giáng Sinh. Hiện giờ trong quán trọ của tôi chẳng còn chỗ! Và tôi dần thấy thương cho người chủ quán trọ năm xưa, vì biết rằng chúng có thể chồng chất quá nhiều lên cuộc đời mình đến nỗi không còn chỗ để chào đón một vị khách thánh thiêng.

 

Đấy rõ ràng là một thách thức quan trọng dành cho chúng ta, nhưng đồng thời các học giả kinh thánh cũng nói rằng còn có một bài học sâu sắc hơn trong việc Chúa Giêsu ra đời ở một chuồng bò bên ngoài thành phố vì không còn chỗ cho Ngài trong quán trọ. Ý nghĩa thật sự trong các sách Phúc âm không phải nhắm đến sự nhẫn tâm của người chủ quán trọ, nhưng đúng hơn là nói đến sự thật, Chúa Giêsu ra đời ở bên ngoài thành phố, bên ngoài những gì tiện nghi thoải mái, bên ngoài danh vọng, bên ngoài những gì được công nhận bởi người giàu có và quyền thế, bên ngoài những gì được thế giới thường nhật chú ý đến. Chúa Giêsu ra đời giữa sự vô danh, nghèo hèn, không ai để ý ngoại trừ người có đức tin và Thiên Chúa.

 

Chúa ra đời ở bên ngoài thành phố cũng báo trước về cái chết và mai táng của Ngài. Cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu sẽ kết thúc như lúc khởi đầu, như một người lạ, một kẻ ngoài cuộc bị đóng đinh bên ngoài thành phố, được chôn cất bên ngoài thành phố hệt như khi Ngài ra đời bên ngoài thành phố.

 

Thomas Merton từng có một nhận định cực kỳ thấm thía như thế này: Ở thế giới này, ở quán trọ điên loạn này, tuyệt đối chẳng có chỗ cho Ngài, Chúa Kitô là khách không mời mà đến. Nhưng bởi Ngài không thể cư ngụ ở đó, bởi Ngài không thuộc về nơi đó, thế mà Ngài vẫn ở trong đó, cho nên chỗ của Ngài là ở với những người không có phòng để ở. Chỗ của Ngài là ở với những người không thuộc về chốn này, những người bị giới cầm quyền loại trừ vì họ bị xem là yếu đuối, không có uy tín, bị chối bỏ tư cách làm người, bị tra tấn, bị ném bom và bị diệt trừ. Cùng với những người không có phòng để ở đó, Chúa Kitô hiện diện trong thế giới này. Ngài hiện diện một cách bí nhiệm trong những người dường như là con số không, là cặn bã của thế giới.

 

Chúa Giêsu ra đời, vào thế giới mà chẳng ai để ý, ở bên ngoài thành phố, bên ngoài mọi con người và sự kiện có vẻ quan trọng vào thời điểm đó. Hai ngàn năm sau, bây giờ chúng ta công nhận tầm quan trọng của sự hạ sinh này. Thật ra chúng ta tính thời gian bằng mốc đó. Chúng ta đang ở năm thứ 2021 từ sau sự hạ sinh không đáng chú ý đó. Tuy nhiên, hiện giờ, gần như cũng không ai để ý.

 

Từ đây, chúng ta thấy được bài học gì?  Một bài học, chuyện này phải cho chúng ta một quan điểm khác về những gì là tối quan trọng trong thế giới này và xét tận cùng, ai là người định hình lịch sử? Những người quyền thế hay những người ở ngoài rìa?

 

Theo Kinh thánh, hầu hết chúng ta đều sinh ra bên ngoài thành phố, nghĩa là trong đời mình chúng ta sẽ luôn mãi là kẻ ngoài cuộc, vô danh, xa lạ, nhỏ bé tầm thường, những vai phụ trong bức tranh toàn cảnh. Hình ảnh và câu chuyện của chúng ta sẽ không bao giờ được lên trang nhất. Tên tuổi của chúng ta sẽ không bao giờ tỏa sáng lấp lánh và chúng ta sẽ chết trong sự vô danh bình thường, chẳng được mấy ai ngoài nhóm thân quen biết đến.

 

Hầu hết chúng ta sẽ sống đời mình trong âm thầm chẳng mấy ai biết, ở những vùng nông thôn, thành thị nhỏ, ở những phần vô danh trong thành phố, đứng từ xa mà chứng kiến những sự kiện lớn của thế giới xảy ra và luôn thấy người khác quan trọng hơn mình. Dường như chúng ta sẽ mãi mãi vô danh, tài năng và đóng góp của chúng ta sẽ không được bất kỳ ai chú ý đặc biệt, thậm chí là cả người nhà cũng vậy. Có thể nói, chúng ta sẽ luôn “ở bên ngoài thành phố”. Chúng ta sống, làm việc, yêu thương và tạo nên sự sống ở những nơi thấp hèn.

 

Có lẽ đau đớn nhất là chúng ta sẽ biết được sự chán nản khi không thể đưa tài năng và thiên tư của chúng ta vào thế giới, nhưng vẫn cứ thấy rằng những hòa âm và giai điệu thâm sâu nhất trong chúng ta sẽ không bao giờ được thể hiện gì nhiều ở thế giới ngoài rìa này. Những ước mơ và sự phong phú sâu sắc nhất nơi chúng ta sẽ chẳng bao giờ có được một sân khấu ở trần gian. Sẽ không bao giờ có chỗ trong quán trọ cho những gì tốt đẹp nhất nơi chúng ta ra đời. Những sự phong phú sâu sắc nhất trong chúng ta, cũng như sự hạ sinh của Chúa Giêsu, sẽ vẫn “ở bên ngoài thành phố”, rồi cuối cùng chết đi “bên ngoài thành phố”, chết trong đau đớn của kiếp vô danh và không thể tỏ lộ mình cho đủ.

 

Đức Mẹ đã sinh Chúa Giêsu trong một chuồng bò bên ngoài thành phố vì không còn chỗ trong nhà trọ. Chuyện này không chỉ là lời trách cứ sự phũ phàng của một chủ quán trọ đang quá căng thẳng vì áp lực. Bài học quan trọng hơn là cách chúng ta cần phải xác định đến tận cùng, điều gì định hình cuộc sống. Về căn bản, đó không hẳn là những người có vẻ đang ngự trị ở trung tâm mọi sự (người giàu có, quyền thế, danh nhân, lãnh đạo chính quyền, người nổi tiếng ngành giải trí, chủ các công ty tập đoàn, học giả) những người mà cuộc đời họ thành mốc lịch sử. Những gì sâu sắc nhất, ý nghĩa nhất và quan trọng nhất trong đời thường được sinh ra trong vô danh, không được giới quyền thế để ý đến, được trìu mến quấn trong khăn là đức tin, ở bên ngoài thành phố.

 

J.B. Thái Hòa dịch

Ronald Rolheiser,

Bài cùng chuyên mục:

Năm cách đơn giản để Tuần Thánh trở nên thánh thiện hơn (24/03/2024 05:17:31 - Xem: 392)

Với 5 cách thế đơn giản trên đây, khi được thực hiện với lòng chân thành và quyết tâm, chắc chắn, chúng ta sẽ cảm nghiệm được tình yêu tha thứ, tình yêu cứu độ...

Khi đóa hoa đã bừng nở hết (23/03/2024 07:17:24 - Xem: 170)

Như đóa hoa tạo ra hạt giống trong chính hành động chết đi, chúng ta cũng có tiềm năng sinh sôi nhất sau khi sự bừng nở, nhường bước cho màu xám của tuổi già.

Già đi như một tu viện tự nhiên (12/03/2024 08:20:37 - Xem: 404)

Quá trình già đi chính là một tu viện tự nhiên. Nếu sống đủ lâu, cuối cùng quá trình già đi sẽ biến tất cả mọi người thành tu sĩ.

Cầu nguyện bằng thánh vịnh (28/02/2024 06:43:07 - Xem: 287)

Một trong những định nghĩa kinh điển về cầu nguyện là “nâng tâm trí và tâm hồn lên cùng Thiên Chúa”. Đơn giản, rõ ràng, chính xác.

Đêm tối ngõ cụt (24/02/2024 10:48:58 - Xem: 379)

Thiên Chúa có thể đi vào cuộc sống chúng ta một cách thuần khiết, không chút ô nhiễm khi chúng ta đang ở ngõ cụt, không thể lấy tầm nhìn của mình để thay thế tầm nhìn của Thiên Chúa.

Khi chúng ta chống nhau (15/02/2024 09:43:03 - Xem: 497)

Có thể yêu thương người ghét mình không? Có thể làm việc thiện với người muốn làm việc ác với mình không? Có thể tha thứ cho người ngược đãi mình không?

Định luật hấp dẫn và Chúa Thánh Thần (08/02/2024 09:58:58 - Xem: 361)

Có người từng nói, dị giáo là một thứ đúng chín phần mười. Vấn đề của chúng ta với Thánh Thần cũng vậy.

Linh đạo của thánh Eugene de Mazenod (31/01/2024 07:58:25 - Xem: 295)

Triết gia Soren Kierkegaard từng nói, làm thánh là chỉ muốn một điều. Eugene de Mazenod rõ ràng đã làm như vậy, và trong trường hợp của ngài, điều đó có nhiều khía cạnh...

Cha Wilfrid Stinissen giải thích về đêm tối thiêng liêng (24/01/2024 10:10:17 - Xem: 378)

Người ta có thể sống, từ trái đất này, sự chuẩn bị tuyệt vời này cho cuộc sống trên thiên đàng và thấy trước, ngay cả trước khi chết, những niềm vui trên Thiên Đàng!

Ngoan đạo và hài hước (16/01/2024 05:47:20 - Xem: 487)

Sinh lực hài hước không phải là cản trở với lòng đạo. Ngược lại là đàng khác. Chúa Giêsu mẫu mực của những gì là nhân bản lành mạnh, và chắc chắn Ngài là một người vui vẻ,

Bài viết mới