Văn hóa - Lẽ sống

Khi Sài Gòn được yêu thương

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,902
  • Ngày đăng: 11/07/2021 11:53:39

SÀI GÒN ĐƯỢC YÊU THƯƠNG

 

TTO - Sau bao nhiêu năm dang tay, hôm nay Sài Gòn được phép nhận tình ruột thịt nghĩa đồng bào từ nơi nơi, từ người người.

 

Đoàn viên thanh niên Công an tỉnh Đắk Lắk thu hoạch rau cùng người dân để gửi về Sài Gòn - Ảnh: TRUNG TÂN

 

Hôm qua đến nay, nhiều người Sài Gòn đã khóc. 

 

Không phải vì buộc phải ở nhà để thực hiện chỉ thị 16, không phải vì số ca nhiễm mỗi ngày đã lên đến bốn con số, mà mắt cay, lệ rơi vì những trái bầu trái bí, cà ớt, tiêu tỏi, con cá, bịch bánh tráng, bánh canh đang được các mẹ, các chị Quảng Trị, Quảng Bình thu hoạch ở sau vườn, lấy ra từ chạn bếp để mang đến nơi tập kết, đóng bao, đóng thùng gửi vào Sài Gòn.

 

Bao nhiêu năm nay, những thùng quà vẫn được các mẹ, các chị gom góp dành dụm tiếp tế cho con cháu đi học, đi làm ở Sài Gòn, vừa đỡ chi phí vừa ngọt lành ấm áp tình quê. 

 

Nhưng quà hôm nay không phải là gửi con gửi cháu nữa, mà là gửi đến người Sài Gòn - những người Sài Gòn vốn vẫn quen dang tay quyên góp, tương trợ hết miền Trung đến miền Bắc, từ đợt bão lũ này đến sạt lở đất kia mà chưa từng mệt mỏi. 

 

Thế rồi hôm nay Sài Gòn mệt thật, đường đông phải thưa vắng, hàng quán phải đóng cửa, người người phải ở nhà.

 

Trong khi đó tại Sài Gòn, các hoạt động từ thiện, hỗ trợ nhau vẫn hối hả và mạnh mẽ. Những người con của Sài Gòn, những người từ khắp các tỉnh thành đã đến và trưởng thành ở Sài Gòn đã như bao lần xắn tay vào việc. 

 

Xốc vác tổ chức những siêu thị 0 đồng, bếp ăn từ thiện, cặm cụi tỉ mỉ chuẩn bị từng phần cơm, rong ruổi từng ngả đường, luồn lách từng con hẻm để đưa cơm nóng canh ngọt đến tận tay những người lao động bỗng nhiên rơi vào cảnh yếu thế. 

 

Suốt cả tháng nay, hết ngày đến đêm, hoạt động từ thiện của tình nguyện viên ngày một mạnh lên, nguồn lực tiếp tế từ những cánh đồng miền Tây, vườn rau Đà Lạt, Đắk Lắk ngày một dồi dào thêm, cho dù diễn tiến của bệnh dịch cũng mỗi ngày mỗi thêm những hàng rào ngăn cách, phong tỏa...

 

Rồi như "để cảm ơn Sài Gòn", bà mẹ Quảng Trị tay ôm trái bí rưng rưng. Bên cạnh bầu bí, cá, gạo của các mẹ, các chuyến bay chở dụng cụ y tế từ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Huế... đã trực chỉ Sài Gòn, những đội ngũ y bác sĩ sẵn sàng hành trang chi viện. 

 

Sau bao nhiêu năm dang tay, hôm nay Sài Gòn được phép nhận tình ruột thịt nghĩa đồng bào từ nơi nơi, từ người người.

 

"Chưa từng nghĩ Sài Gòn phải nhận sự giúp đỡ như vậy", người Sài Gòn nào đó nói. Dẫu số ca nhiễm vẫn đang tăng, dẫu các khu cách ly, bệnh viện dã chiến đều đã có dấu hiệu quá tải, dẫu bản đồ khu phong tỏa mỗi ngày mỗi chi chít, nhưng rồi Sài Gòn sẽ mau khỏe lại thôi. 

 

Bởi Sài Gòn đâu phải chỉ là một thành phố phồn hoa, đây là thành phố đã từng trải qua thiếu đói, bệnh dịch, chiến tranh, ly loạn, đổi dời. Mấy trăm năm lịch sử là bao nhiêu thương khó. Đã cho đi ắt sẽ có lúc được nhận lại. 

 

Sài Gòn là nơi biết bao người Trung, người Bắc, người Nam đã chọn qua những cuộc di dân để tạo lập cuộc đời thì tình đồng bào cộng hưởng lớn lao là điều tất yếu.

 

Cho mình một lần tận hưởng ân nghĩa ấy để một lần nữa vượt qua những khó khăn, để sự trở lại của ngày mai sẽ mạnh mẽ và tràn yêu thương hơn bao giờ. Nhé, Sài Gòn.

PHẠM VŨ (tuoitreonline)

Bài cùng chuyên mục:

Tham gia là một ơn gọi? (20/04/2024 10:32:15 - Xem: 63)

Giáo hội tin rằng: sự hiệp thông hướng về truyền giáo và chính sự hiệp thông là truyền giáo[6]! Chẳng phải đây là hoa trái của ơn gọi tham gia sao?

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng (19/04/2024 00:52:04 - Xem: 173)

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các bậc cha mẹ quan tâm, giúp đỡ con cái lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa.

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh (11/04/2024 08:21:24 - Xem: 290)

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. Đức Kitô sống lại từ cõi chết là điểm mấu chốt cho toàn bộ đức tin của chúng ta.

Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội (01/04/2024 08:04:48 - Xem: 321)

Sau khi đăng nội dung nào đó trên nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ mất quyền kiểm soát và nhiều quyền của mình đối với những gì mình đã đăng.

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 527)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 478)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 622)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Ngày 8/3 trong Vườn Địa Đàng (07/03/2024 10:00:13 - Xem: 635)

Trong vườn địa đàng, người phụ nữ được A-đam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế.

Đức ái còn mãi (04/03/2024 08:34:32 - Xem: 428)

Tại sao mỗi lần đến Mùa Chay, con thường nghe Giáo hội mời gọi chúng ta bố thí, làm việc bác ái? Xin giải thích giúp con về ý nghĩa của việc này có khác với làm công quả bên Phật không?

Tiếng “ồn” (24/02/2024 05:49:27 - Xem: 431)

Giữa thế bị kìm kẹp giữa những tiếng ồn bên ngoài và những xáo động nội tâm, đâu là điểm tựa cho sự bình an? Chúng ta không có được một điểm tựa cho cuộc sống vốn dĩ vô thường của mình.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7