Khi nào kinh Vinh Danh được bỏ hoặc hát?
- In trang này
- Lượt xem: 2,441
- Ngày đăng: 05/12/2021 09:00:37
Hỏi 1: Khi một lễ Truyền chức linh mục diễn ra vào một ngày không phải là một lễ trọng hoặc lễ kính, kinh Vinh Danh (Gloria) được hát không? Nghi thức lễ Truyền chức chỉ nói rằng sau cuộc rước, "phụng vụ lời Chúa diễn ra đúng theo chữ đỏ” (6). Theo đó, sẽ không hát kinh Vinh Danh, nếu Thánh Lễ diễn ra vào một ngày lễ nhớ. Tuy nhiên, trong tất cả các lễ Truyền chức mà tôi đã tham dự, kinh Vinh Danh luôn được hát, như thế liệu người ta có làm theo đúng chữ đỏ hay không. Xin cha làm sáng tỏ điều này.
Hỏi 2: Trong thánh lễ Chúa Nhật có nghi thức rửa tội, ngoài việc bỏ qua nghi thức chào cộng đoàn và nghi thức sám hối, liệu kinh Vinh Danh có bị bỏ qua luôn không?
Đáp: Vì cả hai câu hỏi có liên quan với nhau, tôi sẽ giải quyết chung với nhau.
Số 53 của “Qui chế tổng quát sách lễ Rôma” nói:
"Kinh Vinh Danh là một thánh thi rất cổ kính, mà Hội Thánh, được đoàn tụ trong Chúa Thánh Thần, dùng để tôn vinh Chúa Cha và cầu khẩn Chiên Con. Không được thay đổi bản văn của kinh này bằng một bản văn khác. Vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên hay ca đoàn xướng lên, rồi mọi người cùng hát chung, hay luân phiên giữa giáo dân và ca đoàn, hay chỉ ca đoàn. Nếu không hát thì phải đọc, hoặc mọi người đọc chung, hoặc chia hai bè đối đáp.
“Kinh này được hát hay đọc trong các Chúa Nhật ngoài Mùa Vọng và Mùa Chay, trong các lễ trọng và lễ kính, và trong các dịp lễ khá long trọng” (bản dịch tiếng Việt của linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).
Như vậy, bởi vì lễ Truyền chức là chắc chắn "một dịp lễ khá long trọng”, Kinh Vinh Danh có thể được hát hoặc đọc cho mọi dịp truyền chức, mà trong đó Thánh lễ Truyền chức được cử hành.
Một lễ nhớ buộc không cản trở việc cử hành Thánh lễ Truyền chức, do đó Kinh Vinh Danh có thể được hát. Điều này là đúng cả khi vì một lý do chính đáng, vị Giám mục quyết định cử hành lễ kính vị thánh của ngày ấy hơn là thánh lễ Truyền chức. Các ngày, mà Kinh Vinh Danh không được hát hay đọc trong lễ Truyền chức, chẳng hạn các Chúa Nhật Mùa Vọng và Mùa Chay, và ngày 2-11, thường không được chọn cho việc cử hành lễ Truyền chức.
Về phép Rửa tội, khi nghi thức Rửa tội được cử hành trong Thánh lễ, nghi thức chào cộng đoàn và nghi thức sám hối được bỏ qua, bởi vì nghi thức đón nhận đứa trẻ đã diễn ra ở đầu buổi cử hành rồi. Chữ đỏ cũng nói rằng kinh Tin Kính được bỏ qua, bởi vì "sự tuyên xưng đức tin của toàn thể cộng đoàn trước khi rửa tội đã thay thế cho kinh Tin Kính rồi”.
Do nghi thức Rửa tội không nhắc gì đến kinh Vinh Danh, người ta giả định rằng nó không bị ảnh hưởng bởi việc cử hành bí tích, và do đó tuân theo các luật thông thường về việc hát kinh Vinh Danh hay không.
Tương tự như vậy, việc chữ đỏ của các nghi thức bí tích khác, chẳng hạn nghi thức Truyền chức, đề cập đến việc hát kinh Vinh Danh được tiên liệu, thì việc này cũng gợi ý rằng nghi thức Rửa tội không phải là một ngoại lệ cho luật chung ấy.
(Nguyễn Trọng Đa, Zenit.org)
Bài cùng chuyên mục:

Thánh Matthêu LÊ VĂN GẪM, Thương Gia (1813 - 1847) ngày 11/05 (10/05/2022 10:31:38 - Xem: 178)
Matthêu Lê Văn Gẫm chào đời năm 1813 thời vua Gia Long, tại họ Tắt, thuộc làng Long Đại, xứ Gò Công, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc quận 9, TPHCM).

Thánh Piô V, Giáo hoàng, (ngày 30/4) (29/04/2022 08:50:01 - Xem: 242)
Thánh Piô V sinh ngày 17 tháng 01 năm 1504 tại làng Bosco( xứ Piémont) Alêsan, thánh nhân có tên thật là Ghiliêri. Được sinh ra trong một gia đình không khá giả, chỉ đủ ăn,

Thánh Catarina Xiêna, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 29/4) (28/04/2022 08:47:10 - Xem: 269)
Thánh nữ Catarina chào đời năm 1347 trong một gia đạo đức và thế giá. Ngay từ lúc còn nhỏ, Catarina đã được hưởng một nền giáo dục hết sức nhân bản và đạo đức của gia đình:

Thánh Mác-cô, tác giả sách Tin Mừng, (ngày 25/4) (24/04/2022 08:36:19 - Xem: 264)
Thánh Mác-cô là một trong bốn tác giả đã ghi lại cuộc đời của Chúa Giêsu. Bốn thánh sử viết Tin Mừng của Chúa Giêsu là Matthêu, Máccô, Luca và Gioan.

Đôi nét về Chúa nhật Lòng Chúa Thương Xót (23/04/2022 06:17:22 - Xem: 332)
Nhưng chính xác thì Lòng Chúa Thương Xót là gì? Sự sùng kính Lòng Chúa Thương Xót này bắt đầu từ đâu?

Thánh Anselmô, Giám mục, tiến sĩ Hội Thánh, (ngày 21/4) (20/04/2022 08:34:01 - Xem: 251)
Thánh Anselmô sinh tại Aoste, một thành phố nhỏ nằm trên ranh giới xứ Piémont và Thụy Sĩ. Người xuất thân trong một gia đình quí tộc, danh tiếng và giầu có.

Thánh Martinô I, Giáo hoàng, tử đạo, (ngày 13/4) (12/04/2022 08:29:07 - Xem: 426)
Thánh Mác-ti-nô sinh tại Todi miền Ombrie, nước Ý trong một gia đình đạo đức. Ngay từ nhỏ, thánh nhân đã hấp thụ một nền giáo dục tốt về mọi mặt.

Thánh Stanislao, Giám mục tử đạo, (ngày 11/4) (10/04/2022 08:31:40 - Xem: 395)
Thánh Stanislao sinh tại miền Cracovie nước Balan ngày 26 tháng 7 năm 1030 trong một gia đình giầu sang, phú quí. Thánh nhân là con trai duy nhất trong gia đình quyền quí, giầu sang,

Thánh Gio-An Bao-Ti-Xi-Ta Lasan, (linh mục ngày 07/4) (06/04/2022 08:26:50 - Xem: 417)
Thánh nhân được phúc sinh ra trong một gia đình thật đạo đức, cha Người là một vị thẩm phán nổi danh, mẹ Người là một thiếu phụ rất đạo hạnh.

Thánh Vinhson de Phaolô (ngày 04/4) (05/04/2022 10:22:51 - Xem: 622)
Thánh nhân tỏ ra có tinh thần bác ái, ưa thích cầu nguyện và có lòng sùng kính Đức trinh nữ Maria.
-
Suy Tư Tin Mừng: Thầy để lại bình an cho anh em
bình an của Đức Giê-su để lại có hiện diện trong đời sống của chúng ta hay không, tùy thuộc vào sự đáp trả của chúng ta về lời mời gọi...
-
Ý nghĩa và cùng đích của việc học
Nghiên cứu, học hành là để tìm ra mục đích tối hậu của chúng trong bối cảnh của tình yêu. Bất cứ khi nào chúng ta học tập thì Chúa Giêsu...
-
Cái động và cái tĩnh của người tu - Một góc nhìn về ơn gọi thánh hiến
Đừng sợ mất thời gian ngồi trong tĩnh lặng và nên một với Chúa Giêsu Thánh Thể. Bởi vì, chính lúc đó, chúng ta đang đắm mình trong nguồn...
-
Những phẩm tính nổi bật của tình yêu trong hôn nhân Kitô hữu
Tình yêu thì kiên nhẫn; tình yêu phục vụ; tình yêu không ghen tương, tình yêu không tự đắc; tình yêu không vênh vang, tình yêu không làm...
-
Suy Tư Tin Mừng: Tập yêu thương nhau
Đạo Công giáo là đạo của Tình yêu. Tình yêu ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa. Tình yêu ấy cũng là điều bạn cảm nhận trong cầu nguyện, trong những...
-
Gạn đục khơi trong
Dù ở bậc sống nào, là giáo dân hay tu sĩ, chắc chắn không ít lần, chúng ta đã rơi vào tình cảnh khó khăn hay chứng kiến nhiều tình huống...
-
Gia vị cho bài giảng lễ Chúa nhật 5 Phục sinh Năm C
Kính thưa quý cha, một số cha có ngỏ lời muốn sư tầm những truyện, những giai thoại và những dụ ngôn... để đưa vào bài giảng cho giáo dân...
-
Suy nghĩ và cầu nguyện CN 5 Phục sinh năm C
Muốn yêu thương thì phải chấp nhận đau thương. Đây là điều đòi phải có một trái tim phi thường. Nhìn lên thập giá Chúa ta hiểu điều đó....
-
Nữ tu có biết làm đẹp không?
Thiên Chúa trang điểm cho người nữ tu bằng hồng ân của Ngài, vì họ là người được Chúa yêu thương và tuyển chọn.
-
Vợ, hay "con vợ"?
Mỗi khi tham dự lễ cưới, con nghe bài đọc cho rằng vợ phải phục tùng chồng như Giáo Hội phục tùng Đức Giêsu. Vậy phải hiểu chữ phục tùng...
-
Người mẹ mù một bên mắt
Đôi mắt của anh... cũng là đôi mắt của mẹ. Ánh sáng của anh... Cũng là bóng tối của mẹ.
-
Hành trang lên đường
-
Thứ quý giá nhất trên đời
-
Giá trị của thời gian
-
Cà rốt, trứng gà và hạt cà phê