Kinh thánh - Giáo lý

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 21 Thường Niên – Năm B

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,479
  • Ngày đăng: 17/08/2021 08:55:13

 

Ga 6,54a. 60-69

 

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ, phụ trách

 

1. Hãy đọc toàn bộ chương 6 của Tin Mừng Gioan. Hãy cho biết Đức Giêsu đã đối thoại với những nhóm người nào?

2. Đọc Ga 6,60-66. Trong đoạn văn này, các môn đệ là ai? Họ là người thế nào? Họ có khá hơn “người Do-thái” không? Đọc Ga 6, 60-61 và so sánh với Ga 6,41.52.

3. Đức Giêsu nhận mình là Bánh từ trời xuống (Ga 6,33.41.50.51.58). Ngài còn nói chính mình từ trời xuống (Ga 6,38.42). Hãy giải thích câu 62: “Con Người lên nơi đã ở trước kia”.

4. Đức Giêsu lên nơi đó bằng cách nào? Đọc Ga 12,32-33.

5. Trong bài Tin Mừng này có mấy từ “lời”? Từ đó kể ra những thái độ khác nhau khi người ta đứng trước lời của Đức Giêsu.

6. Nhóm Mười Hai (Ga 6,67-71) có khá hơn nhóm môn đệ ở Ga 6,60-66 không?

7. Chúa Cha có lôi kéo mọi người, trong đó có Giuđa, đến với Đức Giêsu không? Đọc Ga 6,44.64.

8. Đức Giêsu là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (câu 69), danh hiệu đó nghĩa là gì? Đọc Ga 17,11.19; 10,36. Đọc thêm Mc 1,24; Lc 4,34.

 

CÂU HỎI SUY NIỆM:

Thi thoảng bạn vẫn gặp những câu Lời Chúa thoạt nghe có vẻ khó chấp nhận. Bạn có thể ghi lại những câu đó để tìm hiểu sâu hơn không? Trong đời bạn, bạn đã từng có kinh nghiệm bị cám dỗ chối Chúa hay phản bội Chúa như Giuđa không?

 

 

PHẦN TRẢ LỜI

1. Trong Ga 6,1-40, Đức Giêsu đã đối thoại với “đám đông dân chúng” (cc. 2.22.24). Trong Ga 6,41-59, đám đông trên đây được gọi là “những người Do-thái” (cc. 41.52). Sau đó trong Ga 6,60-66, Đức Giêsu đối thoại với “nhiều môn đệ”. Cuối cùng Đức Giêsu đối thoại với “Nhóm Mười Hai” (Ga 6,67-71).

2. Trong Ga 6,60-66, “nhiều môn đệ” ở đây chỉ một nhóm nhỏ trong số đám đông dân chúng. Họ đã đi theo Đức Giêsu và nhận Ngài là Thầy. Nhưng họ cũng bị sốc bởi lời của Thầy, nên họ xầm xì với nhau. Họ xầm xì chẳng khác nào “người Do-thái” (Ga 6,41.52).

3. Đức Giêsu là Đấng từ trời xuống (Ga 6,38.42), vì Ngài là Ngôi Lời xuống thế, trở thành người phàm (Ga 1,1.14). Sau khi hoàn tất công việc Cha giao, Ngài sẽ “lên nơi đã ở trước kia”, nghĩa là lên với Cha, ở bên Cha để chung hưởng vinh quang vĩnh cửu.

4. Đức Giêsu lên với Cha bằng con đường của cái chết trên thập tự, với bao khổ đau và nhục nhã. Khi được giương cao trên cây thập tự, Đức Giêsu sẽ lên với Cha và kéo mọi người lên với mình (Ga 12,32-33).

5. Trong bài Tin Mừng này, có từ “lời” ở các câu 60, 63, 68. Nhiều môn đệ thấy “lời” Đức Giêsu thật chướng tai (c. 60). Còn đối với Simôn Phêrô, đây là những lời đem lại sự sống đời đời (c.68). Chính Đức Giêsu cũng khẳng định: “Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống” (c. 63).

6. Trong nhóm các môn đệ ở Ga 6,60-66, có “một số người” không tin Đức Giêsu (c.64), và có “nhiều môn đệ rút lui, không đi với Ngài nữa” (c.66). Ngược lại trong Ga 6,67-71, ông Simôn Phêrô đã đại diện anh em để nói lên lòng tin của Nhóm Mười Hai vào Thầy và cương quyết không bỏ Thầy (cc.68-69). Tuy nhiên, Đức Giêsu cũng tiên báo cho cả Nhóm Mười Hai biết một người trong Nhóm sẽ nộp Ngài (c.71). Và chúng ta biết sau này Nhóm Mười Một sẽ bỏ rơi Ngài, còn Phêrô thì chối Thầy.

7. Chúa Cha muốn mọi người được cứu độ nên lôi kéo mọi người đến với Đức Giêsu. Bất cứ ai đến được với Đức Giêsu đều do sức lôi kéo của Chúa Cha (Ga 6,44.64). Tuy nhiên, con người có tự do để cưỡng lại sức lôi kéo đó. “Mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ”, nhưng chỉ ai “nghe Chúa Cha và đón nhận giáo huấn của Ngài”, thì mới đến với Đức Giêsu (c.45).

8. Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (c.69). Trong Mc 1,24 và Lc 4,34, một người bị quỷ ám cũng đã tuyên xưng Đức Giêsu như thế. “Đấng Thánh” là Đấng làm cho thần ô uế phải khiếp sợ vì sự thanh khiết của mình. Còn ở đây, “Đấng Thánh” là người được Thiên Chúa tách riêng để hoàn thành một sứ mạng. “Đấng Thánh của Thiên Chúa” gần như đồng nghĩa với “Con Thiên Chúa”.

Bài cùng chuyên mục:

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 Phục sinh – Năm B (22/04/2024 08:56:10 - Xem: 48)

Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 Phục sinh – Năm B (15/04/2024 07:31:04 - Xem: 152)

Trong Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 3 Phục sinh – Năm B (08/04/2024 08:59:30 - Xem: 190)

“Chính anh em là chứng nhân.” Theo bạn, ở Việt Nam, chúng ta có thể làm chứng nhân cho Chúa qua những công việc gì hay qua lối sống như thế nào?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 2 Phục sinh năm B (06/04/2024 08:05:54 - Xem: 150)

Theo bạn, thái độ đòi hỏi của ông Tôma trong Ga 20,25 có quá đáng không? Có khi nào bạn gặp một người giống Tôma ở trong nhóm hay họ đạo của bạn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Lá (20/03/2024 07:45:45 - Xem: 239)

Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 mùa Chay – Năm B (11/03/2024 08:59:32 - Xem: 321)

Hãy đọc toàn bộ bài Phúc âm này. Bạn thấy Đức Giêsu có thái độ nào trước cái chết gần đến? Ngài thấy cái chết của mình có ý nghĩa không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 mùa Chay năm B (04/03/2024 07:21:56 - Xem: 312)

Bạn nghĩ phải làm gì để ánh sáng và sự thật của Chúa đến với mình trong Mùa Chay này ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 3 mùa Chay năm B (26/02/2024 08:32:17 - Xem: 244)

Tại sao Hội Thánh lại cho đọc bài Phúc âm này vào Mùa Chay ? Bài này có nói gì về cái chết và sự phục sinh của Chúa chúng ta không ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 2 mùa Chay Năm B (20/02/2024 09:50:39 - Xem: 312)

Khi cầu nguyện, bạn có kinh nghiệm lên núi và được thấy khuôn mặt sáng láng của Chúa bao giờ chưa ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B  (15/02/2024 05:34:16 - Xem: 244)

Đâu là những cám dỗ bạn thường gặp trong cuộc sống mỗi ngày? Làm sao bạn có thể thắng được những cám dỗ ấy?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7