Kinh thánh - Giáo lý

Học Hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 2 Thường niên– Năm C

  • In trang này
  • Lượt xem: 3,422
  • Ngày đăng: 10/01/2022 08:52:15

 

Ga 2,1-11

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ, phụ trách

 

1. Trong toàn bộ Tin Mừng Gioan, có mấy đoạn kể chuyện về Đức Giêsu và Mẹ Ngài? Tin Mừng

2. Trong bài Tin Mừng này, có mấy cuộc gặp gỡ trò chuyện cả thảy?

3. Phép lạ ở Cana được gọi là “dấu lạ” (Ga 2,11). Toàn bộ Tin Mừng Gioan có bao nhiêu dấu lạ?

4. Tin Mừng Gioan có nói đến tên Đức Maria không? Trong Tin Mừng này, Đức Mẹ được gọi là gì? Khi nghe Đức Giêsu gọi Mẹ là Bà, bạn thấy có bình thường không? Xem Ga 2,4; 19,26; 4,21; 20,15.

5. Trong Ga 2,4 Đức Giêsu cho thấy giờ của mình chưa đến. Khi nào thì giờ ấy mới thật sự đến trọn vẹn? Đọc Ga 7,30; 8,20; 12,27-28; 13,1; 16,32; 17,1.

6. Đọc lại Ga 2,4. Đức Giêsu có lạnh nhạt trước yêu cầu của Mẹ và nhu cầu của đám cưới không?

7. Bạn nghĩ gì về thái độ của Đức Mẹ? Đọc Ga 2,5. Bạn nghĩ gì về thái độ của những gia nhân? Đọc Ga 2,7-9.

8. Qua dấu lạ ở Cana, Đức Giêsu đem đến điều gì cho đôi tân hôn và tiệc cưới của họ?

9. Qua dấu lạ ở Cana, Đức Giêsu vén mở cho thấy điều gì của mình? Đọc Ga 1,14; 11,4.40.

 

CÂU HỎI SUY NIỆM:

Các đôi tân hôn của xã hội chúng ta hôm nay đang thiếu gì? Hiện nay có nhiều gia đình đang gặp khó khăn. Theo bạn, đâu là những khó khăn họ thường gặp?

 

PHẦN TRẢ LỜI

1. Tin Mừng Gioan kể chuyện Đức Giêsu và Mẹ Ngài hai lần: ở Tiệc cưới ở Cana (Ga 2,1-11) và Dưới chân thập giá (Ga 19,25-27).

 

2. Trong Gioan 2,1-11 có các cuộc đối thoại sau: a/ giữa Đức Giêsu và Đức Mẹ (cc. 3-4); b/ giữa Đức Mẹ và những kẻ hầu bàn (cc. 5); c/ giữa Đức Giêsu với những kẻ hầu bàn (cc. 7-8); d/ giữa người quản tiệc và chú rể (cc. 9-10). Nhưng chỉ trong cuộc đối thoại đầu tiên, ta mới thấy có sự trao đổi giữa hai bên.

 

3. Toàn bộ Tin Mừng Gioan có ít nhất 6 “dấu lạ” như sau: Đức Giêsu biến nước thành rượu ở Cana (2,1-11), chữa con một quan chức nhà vua (4,46-54), chữa một người bất toại (5,1-18), làm bánh hóa nhiều (6, 1-15), chữa một người mù từ lúc mới sinh (9, 1-41), và hoàn sinh anh Ladarô (11, 1-57).

 

4. Tin Mừng Gioan không nói tên Đức Maria, chỉ gọi Mẹ là “thân mẫu Đức Giêsu” (Ga 2,1-2) hay “thân mẫu của Người” (Ga 2,5; 19,25). Đức Giêsu hai lần gọi Mẹ mình là “Bà” (Ga 2,4; 19,26). Lối gọi này có vẻ khác thường, vì bình thường một người con không bao giờ gọi mẹ mình là “bà.” Lối gọi này cũng có vẻ xa cách, nhưng không nên quên rằng Đức Giêsu bị treo trên thập giá đã gọi Mẹ mình là Bà cách trìu mến thân thương. Ngài cũng gọi người phụ nữ Samari mới quen (Ga 4,21) và chị Maria Mácđala thân quen (Ga 20,15) là “bà”. Dù sao đây không phải là lối gọi thiếu kính trọng hay lạnh lùng.

 

5. Đức Giêsu hay nói: “Giờ của Tôi chưa đến” (Ga 2,4; 7,30; 8,20). Khi gần cuộc Khổ Nạn, Ngài mới nói: “Giờ đã đến” (Ga 12,23; 13,1; 17,1). Giờ là lúc Ngài “đi từ thế gian này về với Cha” qua cái chết (Ga 13,1). Giờ là lúc các môn đệ bị phân tán và để Thầy Giêsu một mình (16,32). Giờ này thật đáng sợ, nhưng Đức Giêsu không xin Cha cứu mình khỏi Giờ này (Ga 12,27), vì Giờ cũng là lúc Ngài được Chúa Cha tôn vinh (12,23; 17,1). Nói chung, Giờ là toàn bộ biến cố Đức Giêsu chịu khổ nạn, chết, phục sinh và về với Cha.

 

6. Gioan 2,4 cho thấy một lời từ chối lịch sự của Đức Giêsu đối với người Mẹ ruột của mình. Qua câu nói này, Đức Giêsu muốn cho Mẹ thấy mình chỉ làm những việc do Chúa Cha trao phó, và những tương quan máu mủ ruột thịt không được phép chi phối sứ vụ của mình. “Giờ” là điều do Chúa Cha định đoạt.

 

7. Đức Mẹ đã không bị sốc trước lời từ chối của Đức Giêsu ở Gioan 2,4. Dù bị từ chối, Mẹ vẫn tin tưởng, và cuối cùng sự can thiệp của Mẹ dẫn đến dấu lạ Cana. Câu nói của Mẹ với các gia nhân không đề cao Mẹ, nhưng đưa họ về với Đức Giêsu. Mẹ nhìn nhận quyền uy của Con, và Mẹ muốn gia nhân phải làm theo điều Con của Mẹ dạy bảo. Các gia nhân đã vâng lời Mẹ, và đã vâng phục Đức Giêsu. Họ đã vất vả đổ đầy nước vào sáu chum đá lớn, rồi múc đem cho ông quản tiệc nếm… Sự vâng phục của họ đã góp phần cho “dấu lạ” Đức Giêsu làm.

 

8. Qua dấu lạ ở Cana, Đức Giêsu đem đến niềm vui trọn vẹn cho mọi người tham dự. Rượu là yếu tố quan trọng cho tiệc cưới của người Do Thái kéo dài nhiều ngày. Bây giờ có một lượng rượu vừa nhiều, vừa ngon để đãi khách.

 

9. Qua dấu lạ Cana, Đức Giêsu vén mở vinh quang của mình để các môn đệ tin (Ga 2,11). Đọc thêm Ga 1,14; 11,4.40. Ngài cho thấy Ngài là ai và Ngài có thể làm gì cho thế giới.

Bài cùng chuyên mục:

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 Phục sinh – Năm B (22/04/2024 08:56:10 - Xem: 41)

Bạn có thấy bị đau khi được cắt tỉa không? Sau đó bạn có thấy cành nho của bạn sinh nhiều trái hơn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 Phục sinh – Năm B (15/04/2024 07:31:04 - Xem: 148)

Trong Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, bạn mong các linh mục tu sĩ giống Đức Giêsu, người Mục Tử tốt lành, ở những điểm nào

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 3 Phục sinh – Năm B (08/04/2024 08:59:30 - Xem: 189)

“Chính anh em là chứng nhân.” Theo bạn, ở Việt Nam, chúng ta có thể làm chứng nhân cho Chúa qua những công việc gì hay qua lối sống như thế nào?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 2 Phục sinh năm B (06/04/2024 08:05:54 - Xem: 148)

Theo bạn, thái độ đòi hỏi của ông Tôma trong Ga 20,25 có quá đáng không? Có khi nào bạn gặp một người giống Tôma ở trong nhóm hay họ đạo của bạn không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật lễ Lá (20/03/2024 07:45:45 - Xem: 238)

Chiêm ngắm cảnh Đức Giêsu bị làm nhục trong dinh thượng tế (14,65), trong dinh tổng trấn (15,16-20), và trên thập giá (15,29-32). Theo bạn, trong tất cả các nỗi đau của Cuộc Thương Khó, Đức Giêsu đau nhất khi nào, bởi ai?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 5 mùa Chay – Năm B (11/03/2024 08:59:32 - Xem: 320)

Hãy đọc toàn bộ bài Phúc âm này. Bạn thấy Đức Giêsu có thái độ nào trước cái chết gần đến? Ngài thấy cái chết của mình có ý nghĩa không?

Học hỏi Phúc Âm Chúa nhật 4 mùa Chay năm B (04/03/2024 07:21:56 - Xem: 311)

Bạn nghĩ phải làm gì để ánh sáng và sự thật của Chúa đến với mình trong Mùa Chay này ?

Học hỏi Phúc Âm Chúa Nhật 3 mùa Chay năm B (26/02/2024 08:32:17 - Xem: 244)

Tại sao Hội Thánh lại cho đọc bài Phúc âm này vào Mùa Chay ? Bài này có nói gì về cái chết và sự phục sinh của Chúa chúng ta không ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 2 mùa Chay Năm B (20/02/2024 09:50:39 - Xem: 312)

Khi cầu nguyện, bạn có kinh nghiệm lên núi và được thấy khuôn mặt sáng láng của Chúa bao giờ chưa ?

Học hỏi Phúc âm Chúa nhật 1 Mùa Chay năm B  (15/02/2024 05:34:16 - Xem: 243)

Đâu là những cám dỗ bạn thường gặp trong cuộc sống mỗi ngày? Làm sao bạn có thể thắng được những cám dỗ ấy?

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7