Suy tư - Cảm nghiệm

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 26 Thường niên C

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,798
  • Ngày đăng: 17/09/2022 10:05:22

GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ

CHÚA NHẬT 26 THƯỜNG NIÊN, NĂM C

 

 

1/ NỮ TỬ BÁC ÁI

Dụ ngôn Người giàu và ông Lazarô đã biến đổi thánh Vinh Sơn Phaolô và Frederick Ozanam. Ngày 27 tháng 9 là ngày lễ kính thánh Vinh Sơn Phaolô. Ở Pháp thế kỷ 16, thánh Vinh Sơn Phaolô đã chứng kiến sự chênh lệch tồi tệ giữa người giàu và người nghèo. Là một linh mục, ngài đã có cơ hội trải nghiệm cuộc sống quý tộc cũng như cuộc sống của những người nghèo khổ cơ cực ở Paris. Ngài đã tổ chức các nhóm phụ nữ được gọi là Tổ chức từ thiện, những người này đã dành thời gian và của cải của mình giúp người nghèo. Một số phụ nữ này đã chọn đời sống thánh hiến và trở thành cộng đoàn nữ đầu tiên sống đời sống thánh hiến “giữa đời”, chứ không phải trong tu viện. Sau đó thánh Vinh Sơn Phaolô và thánh Louise de Marillac thành lập cộng đoàn này, đặt tên là “Nữ tử Bác ái”. Vị thánh sinh ra ở Hoa Kỳ, Mẹ Elizabeth Ann Seton, là người đầu tiên đã thành lập chi nhánh dòng Nữ tử Bác ái ở Hoa Kỳ. Ở Việt Nam hiện nay có nhiều cộng đoàn dòng Nữ tử Bác ái. Hai thế kỷ sau thánh Vinh Sơn Phaolô, một sinh viên đại học 20 tuổi, Frederick Ozanam, và năm sinh viên khác, đã chứng kiến ​​cảnh nghèo đói thảm khốc của các tầng lớp xã hội thấp ở Paris. Họ quyết định dấn thân cho người nghèo theo gương của thánh Vinh Sơn Phaolô. Năm 1833, họ thành lập “Tu hội Bác ái thánh Vinh Sơn Phaolô”, và nhanh chóng được gọi là “Tu đoàn thánh Vinh Sơn Phaolô” - Họ quyết tâm không chỉ cơm mang bánh mà còn mang tình bạn đến cho người nghèo. Họ không bỏ qua các Lazarô trước cửa nhà của họ ở Paris thế kỷ 19. Frederic Ozanam đã được Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước vào năm 1997.

 

2/ DẤN THÂN

Dụ ngôn thách thức tiến sĩ Albert Schweitzer là câu chuyện về người giàu có và Lazarô. Câu chuyện Chúa Giêsu kể này đã khiến một người đàn ông có ba bằng tiến sĩ (một về y học, một về thần học, một về triết học), đang nghiên cứu y khoa, bỏ lại văn minh với tất cả các tiện nghi vật chất và đi đến những khu rừng tối tăm nhất ở châu Phi để phục vụ như một nhà truyền giáo suốt 47 năm. Chính câu chuyện dụ ngôn hôm nay đã thúc đẩy một người được coi là một trong những nghệ sĩ độc tấu và tổ chức buổi hòa nhạc giỏi nhất ở châu Âu, đến một nơi không có cây đàn nào để chơi! Chính câu chuyện dụ ngôn mạnh mẽ này đã thúc đẩy một người đàn ông từ bỏ vị trí giảng dạy với tư cách là giáo sư đại học ở Vienna, Áo để giúp đỡ những người thiếu thốn vẫn còn sống trong những mê tín của thời kỳ mông muội. Ở tuổi 38, ông trở thành một bác sĩ y khoa nổi tiếng với chuyên môn về y học nhiệt đới. Khi được 43 tuổi, ông đến châu Phi, nơi được gọi là Châu Phi Xích đạo để mở một bệnh viện ở bìa rừng rậm. Ông qua đời tại đó vào năm 1965 ở tuổi 90. Tiến sĩ Albert Schweitzer đã giành giải thưởng Nobel Hòa bình năm 1952.

* Dụ ngôn sống động đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của ông là bài đọc Tin Mừng chúng ta đọc hôm nay, dụ ngôn người giàu có và ông Lazarô.

 

3/ HỌC HỎI NGƯỜI NGHÈO

Câu chuyện được kể về một tu sĩ dòng Phanxicô ở Úc được chỉ định làm người hướng dẫn và tháp tùng Mẹ Têrêsa khi bà đến thăm New South Wales. Hồi hộp và vui mừng trước viễn cảnh được gần gũi người phụ nữ tuyệt vời này, anh mơ ước mình sẽ học được nhiều điều từ bà và biết rõ những gì người ta nói về bà. Nhưng trong chuyến thăm của bà, anh đã trở nên thất vọng. Mặc dù thường xuyên ở gần bà, vị tu sĩ không bao giờ có cơ hội nói một lời nào với Mẹ Têrêsa. Luôn có những người khác đến gặp gỡ bà. Cuối cùng, chuyến lưu thăm của bà sắp kết thúc và bà sẽ bay đến New Guinea. Trong lúc tuyệt vọng, tu sĩ dòng Phanxicô nói với Mẹ Têrêsa: “Nếu tôi tự trả tiền vé máy bay đến New Guinea, tôi có thể ngồi cạnh mẹ trên máy bay để có thể nói chuyện với mẹ và học hỏi từ mẹ không?” Mẹ Têrêsa nhìn anh. Bà hỏi: “Bạn có đủ tiền để trả vé máy bay đến New Guinea?” “Vâng,” anh ta háo hức trả lời. Mẹ Têrêsa nói: “Vậy thì hãy đưa số tiền đó cho người nghèo, bạn sẽ học được nhiều điều từ đó hơn bất cứ những gì tôi có thể nói với bạn”.

* Mẹ Têrêsa hiểu rằng sứ vụ của Chúa Giêsu là dành cho người nghèo và bà cũng đã thực hiện sứ vụ của mình. (Trích lời của cha Lakra).

 

4/ ĐỐI CHỌI

Có một câu chuyện Do Thái về Rabbi Joshua, con của ông Lêvi và chuyến đi đến Rôma vào thế kỷ thứ ba của ông. Vị Rabbi rất kinh ngạc khi nhìn thấy cảnh tráng lệ của các tòa nhà, đặc biệt là sự quan tâm dành cho các bức tượng. Nó được bao phủ kỹ lưỡng bởi những tấm vải đẹp để bảo vệ chúng khỏi cái nóng mùa hè. Khi ông ta ngưỡng mộ vẻ đẹp của nghệ thuật La Mã, một người ăn xin kéo tay áo và xin ông một miếng bánh mì. Nhà hiền triết nhìn những bức tượng và chuyển sang nhìn người ăn xin rách rưới nói: “Đó là những bức tượng bằng đá quý được phủ quần áo đắt tiền, còn đây là một con người được tạo dựng giống hình ảnh Chúa lại mặc giẻ rách. Một nền văn minh chú ý đến các bức tượng hơn là con người chắc chắn sẽ bị diệt vong.

* Nói dụ ngôn về người giàu và Lazarô trong Tin Mừng ngày hôm nay, Chúa Giêsu hỏi chúng ta câu hỏi tương tự: những bức tượng ưu tiên của chúng ta là gì? Người nghèo khó, người mù chữ, người vô gia cư, người đau ốm bệnh tật?

 

5/ GÓC ÔNG NỘI

“Grandfather’s Corner” là câu chuyện về một người đàn ông già sống với con trai và vợ con của con trai ông. Người đàn ông gần như bị điếc và mù và gặp khó khăn khi ăn, làm đổ thức ăn vương vãi. Thỉnh thoảng, ông đánh rơi một chiếc bát và làm vỡ. Con trai và con dâu của ông cho rằng điều đó quá phiền toái và bắt ông già ngồi ăn trong một góc sau bếp. Họ dành cho ông một cái bát bằng gỗ không thể vỡ được. Một ngày nọ, đứa cháu trai nhỏ của ông lão đang chơi với một số mảnh gỗ. Khi cha nó hỏi nó đang làm gì, nó trả lời: “Khi con lớn con sẽ làm một cái máng cho bố và mẹ ăn.” Kể từ lúc đó, ông nội trở lại bàn ăn cùng gia đình. Không ai nói gì về chuyện cũ nữa. [Leo Buscaglia, Bus 9 to Paradise (New York: Wm. Morrow & Co., 1986), tr. 249.]

* Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đấy. Cách chúng ta đối xử với người khác là cách chúng ta sẽ được đối xử. Điều đó đặc biệt đúng trong gia đình. Trong dụ ngôn hôm nay, Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta rằng chúng ta sẽ gặt hái trong thế giới tiếp theo những gì chúng ta gieo trong thế giới này.

 

6/ CỦA CẢI PHÙ DU

Nhà lập pháp Hy Lạp nổi tiếng Solon đã từng đi nghỉ ở thị trấn Lydia, nay thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ. Thị trấn tự hào vì có vị vua giàu nhất thế giới, tên là Croesus. Solon, nhà triết học vĩ đại, - đã buông bỏ tất cả của cải vật chất của thế giới này - đã quyết định đến thăm người đàn ông tìm thấy tất cả hạnh phúc của mình trong sự giàu có. Ngay khi Solon đến nơi, Croesus quyết định cho thấy các căn hầm của mình. Ông ta hỏi một cách đắc thắng: “Bạn nghĩ gì về điều đó?” Nhưng Solon chỉ giữ im lặng và vì vậy, nhà vua tiếp tục hỏi: “Bạn nghĩ ai là người hạnh phúc nhất thế giới?” Nhà triết học suy nghĩ một lát, và sau đó đưa ra hai tên người Hy Lạp vô danh mà Croesus chưa từng nghe thấy. Nhà vua tức giận vì ông cho rằng mình bị bị lừa dối, vì vậy ông đã yêu cầu một lời giải thích rõ ràng. Solon trả lời: “Không có người nào có thể được coi là hạnh phúc thực sự nếu tâm hồn gắn bó với của cải vật chất. Chúng sẽ qua đi và chủ sở hữu của nó sẽ trở thành một góa phụ. Nó để lại cho góa phụ nhiều nỗi đau. Hoặc bản thân người sở hữu cũng chết đi và không thể mang theo đồng tiền vàng nào với hắn. Một lần nữa, nó chỉ là nỗi đau.” (Frank Michalic in 1000 Stories You Can Use; được trích dẫn bởi cha Botelho).

 

7/ ĐÁNH LẦN NỮA

(Chuyện vui)

Nhà thờ giáo xứ rất cần sửa chữa. Vì vậy, cha xứ đã tổ chức một cuộc họp đặc biệt bên trong nhà thờ để gây quỹ. Tại cuộc họp, cha xứ đã giải thích sự cần thiết phải có một quỹ khẩn cấp để trát mái nhà, lắp các trụ cột, hỗ trợ chân móng… và các chỗ khác cần sửa chữa. Ngài mời mọi người tham gia đóng góp. Sau một ít phút im lặng, ông A, người giàu nhất trong giáo xứ, tình nguyện ủng hộ 50 triệu. Ngay khi ông vừa ngồi xuống, một miếng thạch cao từ trần nhà rơi xuống ngay sát trên đầu ông. Ông ta nhảy dựng lên giật mình và sửa lại : Tôi có ý định nói 500 triệu. Cộng đoàn im lặng và sững sờ. Sau đó, một giọng nói phía sau kêu lên: Chúa ơi, hãy đánh ông một lần nữa!

 

8/ ƯU ÁI

(Chuyện vui)

Một linh mục già sắp chết. Ngài cho gọi hai ông trùm vào nhà xứ. Khi đến nơi, họ được dẫn đến phòng ngủ của ngài. Khi họ bước vào phòng, vị cha già hấp hối chìa tay ra và ra hiệu cho hai ông ngồi vào mỗi bên giường. Cha già nắm lấy tay họ, thở dồn dập hài lòng, mỉm cười và nhìn chằm chằm lên trần nhà. Một lúc trôi qua không ai nói gì. Cả hai ông trùm đều cảm động và vui mừng nghĩ rằng cha già đã ưu ái họ, cho họ ở bên ngài trong thời khắc cuối cùng của ngài. Tuy nhiên, họ cảm thấy khó hiểu vì cha già chưa thấy đưa ra bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy ngài đặc biệt yêu mến hai người. Cuối cùng, một ông trùm hỏi: “Thưa cha, tại sao cha lại yêu cầu hai chúng con đến?” Cha già gắng một chút sức lực, rồi nói một cách yếu ớt: “Chúa Giêsu đã chết giữa hai tên trộm, và tôi cũng muốn ra đi như vậy.”

 

9/CHẾT MỘT NỬA

(Chuyện vui)

Vào một buổi chiều, một người đàn ông đi dạo trên bãi biển, anh lấy chân đá lên các mô cát. Ở kia có một cái vỏ chai, và khi bước tới, anh ta đá cái chai văng vào các đợt sóng biển. Bất ngờ, bước ra khỏi cái chai là một vị thần bí ẩn. Vị thần nói: “Vì bạn đã giải thoát tôi, bạn sẽ được ban cho ba điều ước, nhưng nhớ rằng với mỗi điều ước bà mẹ vợ bạn sẽ nhận được gấp đôi những gì bạn được”. Suy nghĩ nghiêm chỉnh, người đàn ông đã trả lời: “Tôi muốn có 10 tỷ đồng”. “Được cấp, và mẹ vợ của bạn sẽ nhận được hai mươi tỷ. Điều ước tiếp theo.” “Tôi muốn có 10 chiếc xe mới, Corvettes, Ferrari, Vipers...” “Được cấp, nhưng bạn biết mẹ vợ của bạn sẽ nhận được 20 chiếc xe mới”. “Tuyệt quá!” “Và bây giờ là điều ước cuối cùng, vì vậy hãy suy nghĩ một cách cẩn thận”. Người đàn ông đăm đăm suy nghĩ và cuối cùng anh ta trả lời: “Tôi ước thần sẽ đánh tôi chết một nửa.”

Lm Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm

 

Bài cùng chuyên mục:

Suy Tư Tin Mừng CN4PS: Cách Mục Tử Giêsu chăm sóc con người (21/04/2024 00:27:16 - Xem: 183)

Chúa Giêsu biết rất rõ chúng ta. Câu này nghe có vẻ lạ tai, nhưng phản ánh đúng tính chất siêu phàm của Thiên Chúa.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 4 PS năm B (19/04/2024 00:46:30 - Xem: 385)

Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu, vị Mục Tử Tốt Lành nói rằng Người biết tên từng con chiên của mình.

Tại sao 40 ngày sau phục sinh, Chúa Giê-su mới về trời! (18/04/2024 00:00:21 - Xem: 245)

Cách thức Chúa chứng minh Ngài đã sống lại rất thực tế với tâm lý con người. Từ đó cho thấy tường thuật của các tác giả Tin Mừng không hề hư cấu, không bịa đặt vẽ vời…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 4 Phục sinh năm B (17/04/2024 23:56:59 - Xem: 0)

Ngày nay có nhiều người trẻ không muốn đi tu, có thể vì họ thấy nơi một số các linh mục và tu sĩ có một kiểu sống khô khan vị kỷ, không quảng đại và vui tươi hồn nhiên...

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa nhật 3 PS năm B (11/04/2024 08:22:12 - Xem: 600)

Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là một thứ kinh nghiệm tôn giáo nào đó, mà rõ ràng là chuyện thực tế trước mắt, vì các tông đồ đã chứng kiến tận mắt.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 3 Phục sinh năm B - 2024 (10/04/2024 08:06:33 - Xem: 680)

Các tông đồ không nhận ra Chúa Phục Sinh vì sợ hãi, nhưng người ta có thể không nhận ra chân lý vì tự mãn, kiêu ngạo và thành kiến.

Bốn gợi ý của Đức Thánh Cha Phanxicô để thêm kiên nhẫn (09/04/2024 08:07:28 - Xem: 249)

Thiên Chúa là Đấng chậm giận. Đức Kitô đã thể hiện sự kiên nhẫn ngay chính trong cuộc Khổ nạn của Người.

Suy nghĩ và cầu nguyện CN 2 Phục sinh năm B (05/04/2024 07:31:00 - Xem: 507)

Chính đức tin kích hoạt lòng mến cao độ, để chúng ta có thể làm chứng cho lòng thương xót của Chúa bằng chính đời sống mình ở giữa mọi người hôm nay.

Gia vị cho bài giảng lễ CN 2 Phục sinh năm B - 2024 (02/04/2024 07:16:18 - Xem: 323)

Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Phục Sinh mời gọi chúng ta suy ngẫm về tình yêu thương và lòng thương xót vô hạn của Thiên Chúa dành cho chúng ta

Sự thật là gì? (30/03/2024 10:41:24 - Xem: 300)

Sự thật của Thiên Chúa đi kèm với chống đối và bách hại. Ai muốn sống sự thật này, hãy tự đóng cho mình cây thập giá và lê lết vác nó đi cả kiếp người.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7