Suy tư - Cảm nghiệm

Gia vị cho bài giảng CN 17 Thường niên năm C

  • In trang này
  • Lượt xem: 1,719
  • Ngày đăng: 21/07/2022 15:47:34

GIA VỊ CHO BÀI GIẢNG LỄ

CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN, NĂM C

 

 

1/ SỰ KIÊN TRÌ

Có một câu chuyện kể về hai con ếch bị rơi vào một xô kem. Chúng đã rất cố gắng để thoát ra ngoài bằng cách trèo lên thành xô. Nhưng mỗi lần như vậy chúng lại bị trượt trở lại. Cuối cùng, một con ếch nói: “Chúng ta sẽ không bao giờ ra khỏi đây. Tôi từ bỏ.” Vì vậy, nó rơi xuống và chết đuối. Con ếch còn lại quyết định tiếp tục cố gắng. Một lần nữa, và một lần nữa nó cố gắng leo lên bằng chân trước và đá bằng chân sau. Nó gần như mất hết sức lực và đôi chân mỏi nhừ khó cử động được. Nó tự nói với chính mình: “Bây giờ...tại đây là giờ kết thúc của tôi đã đến...Tôi sẽ chết đuối.” Nhưng rồi đột nhiên, nó va phải một thứ gì đó thật cứng. Nó quay lại để xem ở phía sau là gì và phát hiện ra rằng tất cả những cú đá của nó đã biến thành một cục bơ! Nó đã leo lên trên đó và nhảy ra ngoài an toàn. Chính sự kiên trì trong nỗ lực đã cứu được chú ếch thứ hai. Kiên trì là một đức tính quan trọng. Nó có nghĩa là phải kiên trì, tiếp tục mà không dừng lại; nó có nghĩa là bắt đầu một cái gì đó và kết thúc nó cho đến cùng.

* Hôm nay là Chúa nhật thứ 17 thường niên và chủ đề chung của các Bài đọc Kinh Thánh hôm nay là sự kiên trì. Sợi dây gắn kết Bài đọc thứ nhất và bài đọc Tin Mừng là sự kiên trì trong cầu nguyện, và Bài đọc thứ hai nhắc nhở chúng ta về sự kiên trì trong đức tin sống động. (Cha A.Larka).

 

2. LÀ BỐ CỦA TÔI

Một cậu bé đứng trên bờ sông Mississippi vẫy tay và hét vào một chiếc tàu hơi nước đang đi qua. Cậu ta ra hiệu cho chiếc tàu chạy vào bờ. Một người lạ đi ngang qua và nói: “Anh bạn trẻ ngốc nghếch ơi, thuyền sẽ không bao giờ vào bờ vì yêu cầu của bạn. Thuyền trưởng quá bận nên không nhận thấy cái vẫy tay và tiếng la hét của bạn đâu”. Vừa lúc đó con thuyền quay đầu và hướng vào bờ. Cậu bé cười toe toét và nói với người lạ: “Thuyền trưởng là bố của tôi.”

* Thuyền trưởng điều khiển vũ trụ là Abba của chúng ta. Ngài chú ý đến những lời thỉnh cầu của chúng ta vì Ngài yêu chúng ta. Những từ đầu tiên trong Kinh Lạy Cha khuyến khích chúng ta tin vào sự gần gũi trìu mến của Chúa tể vũ trụ, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta coi thường Chúa.

 

3. MỘT NGƯỜI CHA NHÂN TỪ

Khi ông Karl Barth đã nghỉ hưu và trong những năm cuối đời đến thăm một trường thần học của Mỹ, một trong những sinh viên đã hỏi ông: “Ông mô tả thần học của mình như thế nào, thưa tiến sĩ Barth?” Barth suy nghĩ một lúc và nói rằng câu trả lời của ông là một bài hát mà ông đã học được khi mẹ mình quỳ gối: “Chúa Giêsu yêu con, điều này con cảm biết…” Điều đó không tuyệt vời sao! Một nhà thần học nổi tiếng, đã dùng hết trí óc để giải thích ý nghĩa của Tin Mừng, lại gói gọn tất cả trong một giai điệu nhỏ của ngày Chúa nhật. Cùng với thần học khoa bảng của mình, ông còn có một thần học trong đời sống hàng ngày. Chúa Giêsu là một bậc thầy của phong cách thần học này.

 

4. ĐƯỢC CHẠM VÀO

Một cô gái nhỏ quỳ cầu nguyện bên giường của cô. Cô nói: “Lạy Chúa, nếu Ngài ở đó và Ngài nghe thấy lời cầu nguyện của con, Ngài có thể vui lòng chạm vào con được không?” Ngay sau đó cô cảm thấy một cái chạm. Cô ấy rất phấn khích! Cô ấy nói: “Cảm ơn Chúa đã chạm vào con!” Sau đó, cô ấy nhìn lên, thì thấy chị của mình, và có một chút nghi ngờ: “Có phải chị chạm vào em không?” Chị cô trả lời: “Phải, chị đã chạm.” “Chị đã làm điều đó để làm gì?” Cô ấy hỏi. “Chúa bảo chị phải làm thế,” là câu trả lời.

* Chúa chạm vào cuộc sống của chúng ta trong những lời cầu nguyện tin tưởng.

 

5. CẦU NGUYỆN THÍCH HỢP

Những dòng sau đây sẽ giúp chúng ta giữ những lời cầu nguyện của mình theo quan điểm thích hợp:

Tôi cầu xin Chúa ban cho sức mạnh để tôi có thể tiến đạt; Nhưng tôi được ban cho trở nên yếu đuối để tôi có thể học cách khiêm nhường vâng lời.

Tôi cầu xin sức khỏe để tôi có thể làm được những điều tuyệt vời; Nhưng tôi được ban cho ốm yếu để tôi làm công việc tốt hơn.

Tôi xin sự giàu có để tôi có thể hạnh phúc; Nhưng tôi đã được ban cho nghèo khó để tôi có thể khôn ngoan.

Tôi cầu xin tất cả những điều giúp tôi có thể tận hưởng cuộc sống; Nhưng tôi đã được ban cho cuộc sống để tôi có thể tận hưởng tất cả mọi thứ.

Tôi không đạt được những gì mà tôi cầu xin, nhưng được tất cả những gì tôi đã hy vọng; bất chấp bản thân tôi thế nào, những lời cầu nguyện của tôi đã được nhậm lời.

Trong số tất cả mọi người, tôi được chúc phúc dồi dào nhất.

 

6. SỰ THA THỨ

Đây là câu chuyện của văn hào Leo Tolstoy. Ivan Demetrievich Aksenov là một thương gia sống ở thị trấn Vladimir. Một ngày nọ, anh định đi đến một hội chợ để kinh doanh, nhưng vợ anh nói anh đừng đi vì cơn ác mộng mà cô đã gặp phải vào đêm hôm trước. Chị ấy nói rằng tất cả tóc của anh ấy đã bạc phơ khi anh ấy trở về từ hội chợ. Aksenov đã bỏ qua giấc mơ của vợ mình và vẫn đến hội chợ. Trên đường đi của mình Aksenov đã gặp một thương gia khác, và hai người quyết định đi du lịch cùng với nhau. Họ nhận phòng trọ và nghỉ ngơi riêng biệt. Aksenov thức dậy sớm vào sáng hôm sau để đến hội chợ và rời đi mà không có người thương gia kia. Mới đi chưa xa, Aksenov bị cảnh sát chặn lại. Họ giải thích rằng một thương gia vừa bị giết và cướp trong thị trấn, và họ lục soát túi của Aksenov. Họ tìm thấy một con dao dính máu, và bất chấp tuyên bố của Aksenov là vô tội, anh ta đã bị kết án đánh đòn và bị đưa đi tù ở Siberia. Aksenov đã trải qua hai mươi sáu năm ở Siberia. Thời gian trôi qua, anh từ bỏ mong muốn trả thù, vui lòng đón nhận số phận và hiến dâng cuộc đời mình cho Chúa. Anh ta trở thành một người hòa giải trong nhà tù, và được các tù nhân khác cũng như cai ngục kính trọng. Một ngày nọ, một tù nhân mới, Makar Semonovich, được chuyển đến nhà tù. Sau khi nghe lén một số cuộc trò chuyện, Aksenov phát hiện ra rằng Makar Semonovich chính là kẻ đã thực hiện vụ giết người mà Aksenov bị đổ lỗi. Một ngày nọ, những người cai ngục nhận thấy có những vết bùn xung quanh khu đất, và cuộc tìm kiếm đã dẫn đến việc phát hiện ra một đường hầm. Trước đó Aksenov đã nhận ra rằng chính Makar Semonovich đang đào đường hầm, nhưng ngay cả khi bị cảnh sát thẩm vấn, Aksenov vẫn tuyên bố rằng đó không phải là việc của anh để nói về vấn đề này. Makar Semonovich đến gần Aksenov vào cuối ngày hôm đó trong tình trạng khủng khoảng, và cuối cùng anh ta đã thú nhận tội ác của mình. Aksenov đã tha thứ cho Makar Semonovich, và anh cảm thấy như thể một sức nặng khủng khiếp đã được dỡ bỏ.

* Trong lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy, Người đã thêm một điều khoản: “Xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ xúc phạm mình”. Tha thứ là vấn đề trung tâm của cuộc sống. (Cha Bobby Jose).

 

7. CỨ XIN SẼ ĐƯỢC

Chúa Giêsu kết thúc giáo huấn của Người, nói rằng: “Anh em cứ xin thì sẽ được.” Lời cầu nguyện của chúng ta được đáp lại không phải bằng những gì chúng ta xin, nhưng bằng những gì chúng ta cần.

Tôi xin sức mạnh…Và Chúa đã cho tôi gặp những khó khăn để tôi trở nên mạnh mẽ.

Tôi cầu xin ơn khôn ngoan…Và Chúa đã cho tôi những vấn đề để giải quyết.

Tôi cầu xin được thịnh vượng…Và Chúa đã cho tôi khối óc và cánh tay để làm việc.

Tôi cầu xin sự can đảm…Và Chúa đã cho tôi nguy hiểm để vượt thắng.

Tôi ngỏ lời xin tình yêu….Và Chúa đã cho tôi những người gặp khó khăn để giúp đỡ.

Tôi kêu xin được những ân huệ….Và Chúa đã ban cho tôi những cơ hội.

Tôi không nhận được những gì mà tôi muốn…

Nhưng tôi đã nhận được mọi thứ tôi cần; lời cầu nguyện của tôi đã được Chúa đáp lại. (Cha Bobby Jose)

 

8. HÃY ĐỂ NÓ LÀ TOKYO

Một bà mẹ nhắc cho cậu con trai lớp 5 của mình lên giường đi ngủ. Trong một vài phút, bà đi đi lại lại để chắc chắn rằng cậu đã ngủ. Khi bà thò đầu vào phòng cậu, bà thấy cậu đang quỳ bên giường cầu nguyện. Dừng lại để lắng nghe những lời cầu nguyện của cậu, bà nghe thấy con trai mình cầu nguyện hết lần này đến lần khác. “Hãy để nó là Tokyo! Xin Chúa yêu quý, hãy để nó là Tokyo!” Khi cậu cầu nguyện xong, bà mới hỏi cậu: “Ý con là gì vậy khi nói: 'Hãy để nó trở thành Tokyo’?” “Ồ,” cậu bé nói với vẻ bối rối: “Ngày mai chúng con có bài kiểm tra địa lý và con cầu nguyện xin Chúa biến Tokyo trở thành thủ đô của nước Pháp.”

* Cầu nguyện không phải là một pháp thuật để chúng ta yêu cầu Thiên Chúa làm những gì chúng ta muốn. Sức mạnh của lời cầu nguyện không phải là chúng ta thành công trong việc thay đổi ý Chúa, mà là để Chúa thay đổi chúng ta.

 

9. THUỐC NHỚ GIÚP CẦU NGUYỆN

Hai người đàn ông lớn tuổi đang đi bộ dọc theo bãi biển với vợ của họ đi sau. Một người đàn ông nói: “Ông Quân à, ông có biết tôi đã uống những viên thuốc trí nhớ mới này để giúp tôi nhớ những lời cầu nguyện của mình không? Chúng thật tuyệt vời.” Người đàn ông kia nói: “Tôi cũng muốn cải thiện trí nhớ của mình. Những viên thuốc đó được gọi là gì?” Người đàn ông đầu tiên gãi đầu, xấu hổ vì ông không thể nhớ tên của loại thuốc trí nhớ. Ông ta kêu: “Chờ chút, để tôi hỏi vợ tôi.” Ông suy nghĩ một lát  rồi nói: “Chúa ơi! Tôi cũng quên tên bà ấy rồi. Nó cùng tên với một loài hoa có cánh hoa đỏ, thân dài màu xanh lục và có gai.” Ông Quân đoán: “Đóa hoa hồng?” “Vâng, đó là tên của bà!” Người đàn ông đầu tiên trả lời, mỉm cười rạng rỡ khi quay lại hỏi vợ. “Hoa hồng! Tên của những viên thuốc trí nhớ mà tôi uống là gì vậy?”

 

10. CHUYỆN CHỦ QUÁN RƯỢU

Một câu chuyện được kể về một thị trấn nhỏ luôn luôn “vắng lặng”. Tuy nhiên, một ngày nọ, một doanh nhân địa phương dựng lên một quán rượu. Một nhóm Kitô hữu của giáo xứ tại địa phương lo ngại và họ đã tụ họp cầu nguyện suốt đêm để xin Chúa can thiệp. Kết quả đã xảy ra ngay sau đó: sét đánh vào quán rượu thiêu rụi nó tan tành. Chủ quán bar đã kiện Giáo hội, cho rằng những người cầu nguyện của giáo xứ phải chịu trách nhiệm, nhưng Giáo hội đã thuê luật sư để tranh luận trước tòa rằng họ không phải chịu trách nhiệm. Chủ tọa phiên tòa, sau khi xem xét lại vụ án từ đầu, đã tuyên bố: “Cho dù vụ án này diễn ra như thế nào, một điều rõ ràng là chủ quán rượu tin vào lời cầu nguyện còn những Kitô hữu thì không.”

 

Linh mục Giuse Ngô Quang Trung sưu tầm

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật lễ Phục sinh năm B (29/03/2024 08:44:15 - Xem: 35)

Lời loan báo “Chúa Kitô đã sống lại!” nhắc nhở chúng ta rằng Chúa luôn gần gũi chúng ta. Nhận biết sự hiện diện của Người củng cố con người yếu đuối của chúng ta trong cuộc đời.

THÁNH GIÁ, nguồn mạch của Lòng Thương Xót (28/03/2024 07:44:50 - Xem: 124)

Yêu với thiện chí vượt trên mọi cản trở, mọi căng thẳng đang có, Để chữ yêu tìm thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó trong mái ấm gia đình.

Có phải Giu-đa tham tiền bán Chúa? (28/03/2024 05:42:17 - Xem: 100)

Bi kịch của Giuđa là đã để ý mình trên ý Chúa, theo Chúa nhưng nhất định không để Chúa biến đổi mình.

Gia vị cho bài giảng Lễ Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B (20/03/2024 16:23:14 - Xem: 393)

“Chúng ta là những người thích nghe các câu chuyện về đời sống hằng ngày cũng như trong đời sống đức tin…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa Nhật lễ Lá (20/03/2024 07:40:34 - Xem: 486)

Trên con đường thập giá, Ðức Giêsu đã đi đến tột cùng của nỗi cô đơn: “Lạy Thiên Chúa tôi, tại sao Ngài bỏ tôi?”.

Tội nào đáng bị lên án! (19/03/2024 14:18:30 - Xem: 333)

Biết bao hòn đá của ngôn từ nơi miệng “thanh cao” từ cá nhân hay đám đông đầy tiêu cực, giả dối, lọc lừa… cứ thoải mái ném vào tâm hồn những người mỏng manh yếu đuối.

Tình yêu khôn dò của Thiên Chúa nơi cái chết trên thập giá của Đức Kitô (15/03/2024 07:27:06 - Xem: 399)

Trong khi chờ đợi tới ngày chung thẩm, chúng ta sẽ sống như thế nào? Chúng ta sẽ chuẩn bị ra sao?

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa Nhật 5 MC năm B (12/03/2024 14:56:18 - Xem: 618)

Con người tội lỗi chết dần đi thì con người đích thực được dựng nên giống hình ảnh Chúa mới hình thành.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 5 MC năm B (12/03/2024 05:52:15 - Xem: 457)

Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta hãy chôn mình trong lòng đất bằng cách hy sinh cho tha nhân như Chúa Giêsu đã làm.

Chay tịnh internet (10/03/2024 05:05:23 - Xem: 366)

Khi tự nguyện kiêng khem là để loại bỏ những hậu quả tiêu cực trong việc sử dụng internet, kể cả những hậu quả trên sức khoẻ tâm lý.

Bài viết mới