Suy tư - Cảm nghiệm

Đến cuối cùng, bạn sẽ nhận những gì đã gửi trao và để lại những gì đã gầy dựng

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,326
  • Ngày đăng: 26/07/2021 09:11:18

ĐẾN CUỐI CÙNG, BẠN SẼ NHẬN NHỮNG GÌ ĐÃ GỬI TRAO

VÀ ĐỂ LẠI NHỮNG GÌ ĐÃ GẦY DỰNG

 

Tất cả chúng ta cùng nhau. Chúng ta phải đoàn kết vì hạnh phúc nơi cộng đồng của chúng ta. 

 

Các tu sĩ lên đường phục vụ bệnh nhân covid-19,

 

Bác sĩ Yomaris M. Peña, thành viên của mạng lưới liên kết các bác sĩ SOMOS, luôn chiến đấu với virus corona để bảo vệ các cộng đồng người Mỹ gốc Latinh và gốc Phi.

 

“Sự thật là tôi không muốn được gọi là một anh hùng, tôi đến với ngành y hoàn toàn bởi ơn gọi”. Bác sĩ Yomaris M. Peña cho biết.

 

Sứ mạng phục vụ đã làm cho vị bác sĩ này, một người rất tâm huyết với cuộc sống và công việc của mình, dốc toàn lực vào việc chăm sóc mọi người kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Cô đã thực hiện điều này thông qua mạng lưới bác sĩ SOMOS, một tổ chức đang phục vụ những người dễ bị tổn thương nhất tại New York, Hoa Kỳ. Công việc của cô đã cứu sống rất nhiều người, đặc biệt những người Mỹ gốc Latinh và gốc Phi.

 

“Tất cả chúng tôi phải nói tiếng Tây Ban Nha, để cho cộng đồng anh chị em gốc Latinh của chúng tôi không cảm thấy mình bị bỏ lại phía sau.” Bác sĩ Yomaris Peña cũng là một người gốc Latinh. Cô cho biết: “Tôi được sinh ra ở Cộng hòa Dominica. Khi được hai tháng tuổi, tôi được đưa đến sống ở San Juan, Puerto Rico. Chúng tôi là những người Dominica di cư vào hòn đảo Enchantment. Tôi sống ở đó đến năm mười một tuổi, và sau đó, tôi về lại Cộng hòa Dominica.”

Theo như lời cô kể, chuyến hồi hương này không hề dễ dàng: “Tôi phải học cách thích nghi với những đổi thay, vì Cộng hòa Dominica là một nơi thiếu khí đốt, thiếu nhiên liệu, ít được cung cấp điện,… và vì tôi đã rời khỏi một nơi có điều kiện đầy đủ, phong nhiêu như một nước Mỹ. Thế nên, sự thích nghi tuy rất khó khăn nhưng đã giúp tôi trở nên kiên cường hơn.

 

Bài học đầu tiên: Người cha luôn sẵn sàng giúp đỡ những người khó khăn

Cô nói tiếp: “Ở Puerto Rico, tôi đã có cơ hội để nhìn ngắm cha tôi tận tình giúp đỡ những người khác trong khi chính ông cũng chỉ là một kẻ nhập cư. Họ là những người thậm chí chẳng có lấy một peso (đơn vị tiền tệ ở một số quốc gia châu Mỹ Latinh) hay một nơi trú ngụ. Ngang qua những gì tôi chứng kiến nơi cha tôi về cách thức ông giúp đỡ cộng đồng người Dominica, ông đã dạy tôi hiểu khi chúng ta ở trong vị thế có được nhiều ân sủng hơn, chúng ta phải biết mở rộng bàn tay mình.

 

Lần đầu đối diện với cái chết

Bài học thứ hai trong cuộc đời cô là một bài học đau thương. “Tôi tốt nghiệp vào mùa hè năm 2003 và cha tôi đã rất vui mừng khi chứng kiến điều này. Thế nhưng, vào tháng Mười Hai năm đó, ông được chẩn đoán đã mắc phải ung thư biểu mô tuyến ở gan, căn bệnh dẫn đến tử vong ở hầu hết các trường hợp. Và ông ấy ra đi ở tuổi 51, còn tôi lúc đó là 23.”

 

“Sự ra đi của cha đã khiến tôi trở về với đức tin của mình”

Sự ra đi của người cha đã khiến cho vị bác sĩ, một người từng không tin vào sự hiện diện của Thiên Chúa khi còn học đại học, được ơn hoán cải để trở về với đức tin: “Chiêm ngưỡng việc cha tôi luôn vững tin vào Thiên Chúa đã nhen nhóm lại trong tôi ngọn lửa đức tin. Một điều hết sức quan trọng đối với tôi.”

 

Mẫu gương của người cha và đức tin vào Thiên Chúa đã giúp cô vững vàng trên hành trình trường kỳ và gian nan để chiến đấu chống lại đại dịch virus corona.

 

Cô nhớ lại: “Dịch bệnh xảy đến vào năm 2020, nhưng trước đó, từ năm 2012, tôi đã là giám đốc y tế của một trung tâm nội khoa ở Washington Heights. Chúng tôi nỗ lực hết sức để phòng ngừa và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Và khi dịch bệnh xảy ra, đời sống của tôi đã thay đổi. Thông qua tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng SOMOS, nơi tôi đang là một thành viên hội đồng quản trị, chúng tôi đã bắt đầu tiến hành những hoạt động tại nhiều khu vực khác nhau trong cộng đồng, với danh nghĩa của SOMOS và với sự lãnh đạo của bác sĩ Ramon Tallaj, là người sáng lập và là chủ tịch của tổ chức. Đó là sự khởi đầu của một hành trình vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay, cô giải thích thêm: “Tôi đã trở thành một điều phối viên của trung tâm kiểm nghiệm đầu tiên ở Bronx, nơi chẳng có lấy một thứ gì ngoại trừ tỷ lệ dương tính là 50%. Đó là khoảng thời gian mà thế giới chẳng biết gì về con virus này.”

 

Tuy nhiên, bác sĩ Yomaris M. Peña nói tiếp: “Trước đó, chúng tôi đã được giao nhiệm vụ phục vụ ở Sở giao dịch chứng khoán New York nhằm giúp họ có thể tiếp tục công việc của mình, một công việc vẫn liên tục kể từ khi họ chuyển sang công nghệ kỹ thuật số.” Sau đó là đến “dự án Đại học Lehman. Chúng tôi đã ở đó trong ba tháng. Tiếp đến, dự án lớn bắt đầu. Những cuộc xét nghiệm được thực hiện tại nhiều nhà thờ và trường học nhỏ. Ở đó, chúng tôi là những người tiên phong trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Lower East Side, Manhattan. Đã đến lúc chúng tôi cứu trợ cộng đồng và điều này thật tuyệt vời”.

 

Tiến đến mùa hè năm 2020, “khi những ca mắc virus corona ở New York đã giảm, thông qua bác sĩ Tallaj, chính quyền thành phố yêu cầu SOMOS gửi những nhóm y tế đến các bang để phụ giúp họ trong thời điểm khó khăn. Vì thế, chúng tôi đã lên đường đi Houston, Texas.”

 

Cô cho hay: “Ở đó, chúng tôi dành ra hai tuần để xét nghiệm các cộng đồng người Mỹ gốc Latinh và gốc Phi. Khi dự án này kết thúc, chúng tôi được gửi đến St. Petersburg, Florida. Dân cư ở đó thật sự khác biệt, và điều đáng lo ngại chính là tình trạng dân số già. Họ đã phải trải qua hàng tháng trời cách ly và không thể tìm được một nơi nào để thực hiện các cuộc xét nghiệm.”

 

Sau đó, bác sĩ Peña trở lại với công việc bình thường của mình. Tuy nhiên, cô cho biết: “Vào tháng 9, 10, 11 và 12, tôi lại có thể cống hiến sức mình cho công tác y tế dự phòng”.

 

Ánh sáng phía cuối đường hầm

Cho đến nay “ánh sáng phía cuối đường hầm đã xuất hiện, đó là vaccine”. Bác sĩ Peña giải thích thêm: “Chúng tôi đã làm việc không ngơi nghỉ cho dự án vaccine này. Kể từ lễ Chúa Hiển Linh, chúng tôi bắt đầu tiêm vaccine cho người dân. Tuy nhiên, thật không may vì chúng tôi chỉ có thể thực hiện điều đó ở các trung tâm cấp cứu chứ không phải tại phòng khám của chúng tôi. Vì họ không trao cho chúng tôi quyền đó”.

 

Bác sĩ Yomaris Peña đã lặp lại lời phàn nàn này: “Vâng, chúng tôi đã luôn có mặt ở đó cho những cuộc xét nghiệm. Thế mà vaccine lại không được đưa đến văn phòng của chúng tôi. Khi tôi biết được điều này, tôi đã không thể giữ được bình tĩnh vì SOMOS luôn đi đầu” trong việc lao ra ngoài và tận tình chăm sóc người dân khi dịch bệnh xảy đến.

 

Bây giờ tiến đến bước tiếp theo trong việc chiến đấu chống lại virus corona đó là phải tiêm vaccine, và họ đã đi đến quyết định: “Hãy tiêm vaccine cho cả thành phố”. Bác sĩ Yomaris Peña nói thêm: “Đó là khi tôi trở thành giám đốc y tế của Trung tâm Aqueduct, một trong những trung tâm tiêm chủng lớn nhất ở New York. Chúng tôi đã tiêm vaccine cho 90.000 người dân từ tháng Một cho đến tháng Ba và chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm như vậy. Chúng tôi cũng có những cơ hội mới để đến với người dân ở những khu vực xa xôi hẻo lánh, thiếu thốn tiện nghi và thành lập các trung tâm tiêm chủng. Chúng tôi ở đó 2-3 ngày và quay trở lại cho thời hạn mũi tiêm thứ hai”.

 

Điều tệ hại nhất trong cơn dịch bệnh

Bác sĩ Peña thú nhận: “Đối với tôi, điều khó khăn nhất phải trải qua trong cơn dịch bệnh là mất đi những bệnh nhân yêu quý”. Vị bác sĩ nhớ về một một bệnh nhân giàu tình cảm và đau thương, đó là một “bà mẹ và cũng là một người hộ sinh đến từ San Francisco de Macoris. Nhìn người phụ nữ phải đơn thân chiến đấu với tử thần trong trận chiến sinh tử mà không được nắm tay các con của mình, và sau cùng phải chết trong phòng lạnh… Bạn biết không? Điều đó làm tổn thương tôi sâu sắc”.

 

Làm sao họ có thể bảo vệ những người cao niên nếu đang có mười người sống chung trong một căn hộ?

Bởi vì cô nghĩ rằng, cuộc sống của con người mang một giá trị thiêng liêng: “Con người được sinh ra không phải để suốt đời cô độc, và con người cũng không sinh ra để chết một mình”. Cách tiếp cận đó là một thử thách rất khó khăn và vất vả để thực hiện đối với một bác sĩ trong thời kỳ đại dịch. “Mặc dù đã nói với người dân rằng ‘hãy cố gắng rửa tay’, hãy giữ khoảng cách với những người cao tuổi để bảo vệ họ… nhưng làm sao họ có thể làm được điều đó, khi mà mười người đang cùng sống trong một căn hộ?”

 

“Và khi họ gọi cho tôi và nói, ‘Thưa bác sĩ, mẹ tôi cảm thấy hoảng loạn’... Tôi đã phải trả lời ngay lập tức rằng, “Đó không phải là hoảng loạn, bà ấy không thở được; bạn phải đưa bà ấy đến bệnh viện gấp.’ Và việc nhận ra người đó sắp chết… là điều rất khó chấp nhận.”

 

“Chúng tôi đã ở phải lại đến cuối cùng”

Bác sĩ Peña và tất cả các bác sĩ tại SOMOS luôn bảo vệ cuộc sống của tất cả mọi người. Cô giải thích rằng: “Trong quá trình tiêm chủng, tôi cảm nhận được một vết thương trong tâm hồn mình khi thấy rằng dù chúng tôi đã hy sinh bao nhiêu, dù chúng tôi đã cống hiến bao nhiêu cho cộng đồng, chúng tôi vẫn là người phải ở lại đến cuối cùng.”

 

“Và chúng tôi, các bác sĩ - bởi vì không trực thuộc một bệnh viện nào, chúng tôi như không tồn tại. Nhưng vào thời điểm không ai muốn ra ngoài [để phục vụ người dân], chúng tôi đã dấn thân. Đối với tôi điều đó rất khó khăn, ”cô xót xa kể.

 

Bất chấp những khó khăn thực sự, Yomaris Peña đã cho thấy bản thân cô tràn đầy sức sống, tích cực và vui vẻ trong suốt thời gian này, và điều đó đã góp phần thúc đẩy toàn bộ nhóm SOMOS tiến lên phía trước. Khi nghĩ lại một năm đã qua, cô chia sẻ: “Tôi đã đánh giá lại cuộc sống. Bởi vì tôi đã luôn trân trọng cuộc sống kể từ khi bố tôi qua đời lúc tôi còn nhỏ và tôi đã hiểu rằng ‘đến cuối cùng bạn không đem theo một đồng nào với mình. Bạn đem theo những gì bạn đã cho và bạn để lại những gì bạn đã gầy dựng.’ Vì vậy, thông qua trải nghiệm này, tôi một lần nữa đã hiểu ra giá trị của cuộc sống.”

 

Tự hào về tất cả các bác sĩ

Thật không may, cô ấy đã không tránh khỏi những tình huống và vấn đề khó khăn, cô ấy nói: “Tôi đã chứng kiến thấy tất cả, tôi đã thấy tất cả”. Tuy nhiên, chung cuộc thì có những điều tích cực lớn lao hơn nhiều. “Tại nhiều thời điểm, tôi cảm thấy rất tự hào về tất cả các bác sĩ đã làm việc cùng với chúng tôi. Chúng tôi đã làm thành một đội ngũ tuyệt vời. Đầu tiên là nhờ Chúa và sau đó là nhờ sự lãnh đạo của bác sĩ Tallaj. Và, thứ ba, là nhờ chúng tôi đã cho thấy rằng chúng tôi có khả năng lãnh đạo, cũng như lòng nhân ái, sự kết nối và biết cách quản lí đối với đám đông."

 

Đấu tranh vì đồ bảo hộ y tế và khẩu trang, để không ai phải chết

Cô cho biết: “Bạn có nghĩ là sẽ dễ dàng làm việc với Bộ Y Tế bang New York khi mà họ không muốn bất kỳ ai đeo khẩu trang ngay từ đầu, khi họ không muốn chấp thuận những bộ đồ bảo hộ y tế khác nhau mà chúng tôi cần cho việc che chắn? Đó là lúc tôi phải ra khỏi chính mình, tôi chiến đấu để không một bệnh nhân hay bác sĩ nào của tôi sẽ phải chết”.

 

Với vai trò là một bác sĩ, hiện tại bác sĩ Peña có mong ước gì? Câu trả lời rất rõ ràng: “Sau khi đã trải qua những thời kỳ khó khăn như vậy, tôi mong ước có sự công bằng giữa New York và các tiểu bang, giữa cộng đồng nhập cư người Mỹ gốc Latinh - gốc Phi với những người Anglo-Saxon da trắng.” Và cô ấy giải thích lý do rằng: “Bởi vì sự bất bình đẳng sự thật đang tồn tại là quá lớn, và nhìn thấy điều này mỗi ngày sẽ rất đau lòng. Điều duy nhất bạn có thể làm là tiếp tục làm việc và tiếp tục chiến đấu để đạt được sự bình đẳng đó”.

 

Cô nói: “Tôi cảm thấy rằng SOMOS nên là một mạng lưới quốc gia, và sau đó trở thành một mạng toàn cầu. Bởi vì SOMOS là lòng trắc ẩn, SOMOS là sự quan tâm, SOMOS là việc phòng ngừa, SOMOS là sự cống hiến, SOMOS là sự hy sinh. Chứng kiến bao nhiêu bác sĩ đã chết, thế nhưng họ đã không bận tâm, vì họ đã cống hiến cuộc sống của mình cho cộng đồng của họ. Điều này rất buồn, nhưng chúng ta phải tưởng nhớ đến họ và quý trọng họ. "

 

Bác sĩ Yomaris Peña cho thấy mục đích đặc biệt của mạng lưới các bác sĩ chính là chăm sóc những người dễ bị tổn thương nhất ở bất cứ nơi nào tại: bây giờ là New York, nhưng nó luôn sẵn sàng để mở rộng đến bất cứ nơi nào cần thiết. “SOMOS có nghĩa là ‘chúng ta’ trong tiếng Anh: tất cả chúng ta cùng nhau. Chúng ta phải đoàn kết vì hạnh phúc nơi cộng đồng của chúng ta. "

 

“Tôi đang nắm chặt tay Chúa”

Hơn 15 tháng sau khi đại dịch bắt đầu và giữa cuộc chiến chống lại COVID-19, niềm hy vọng của cô vẫn còn đó. “Tôi đang nắm lấy bàn tay của Chúa. Tôi trò chuyện với Chúa rất nhiều; Tôi trò chuyện với Chúa mọi lúc. Nếu tôi sợ, tôi trò chuyện với Chúa và nói rằng, ‘Ngài đang làm chủ mọi việc. Xin hãy giúp con và chỉ đường cho con.’ Và Ngài luôn chỉ cho tôi”.

 

Một nhóm cầu nguyện bất ngờ

Cô cho biết: “Trong suốt đại dịch, một điều rất tốt đẹp đã xảy ra. Một nhóm cầu nguyện được bắt đầu lúc 8 giờ tối, hàng đêm, với sự tham gia của ông Mario Paredes (Tổng giám đốc điều hành của SOMOS), bác sĩ Ramón Tallaj, Lidia Virgil (Giám đốc vận hành SOMOS)…. Và mỗi tối vào lúc 8 giờ tối, tất cả chúng tôi đều hiệp thông với nhau. Và điều này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay .”

Nhóm cầu nguyện đó đã nâng đỡ cô trong suốt thời gian này, “cầu nguyện, cầu khẩn Đức Trinh Nữ, cầu xin Chúa Giêsu, dâng những lời cầu nguyện cho người khác… Và sự thật là điều đó rất tuyệt vời, bởi vì vào thời điểm mà chúng tôi không thể đến nhà thờ, chúng tôi vẫn tụ hợp trong khoảng nửa giờ và điều đó làm thỏa mãn một chút tinh thần của chúng tôi, những người cần lương thực thiêng liêng."

 

 

"Điều đó giúp tôi trở thành một người tốt hơn mỗi ngày"

Yomaris Peña nói về niềm tin của cô vào Chúa Giêsu là Thầy, là Vua, là Bạn và — tại sao không ? — là Bác Sĩ chăm sóc thể xác và linh hồn của chúng ta: “Việc biết được rằng có một người vĩ đại như Chúa Giêsu, với nghị lực, người đã phải chịu đựng rất nhiều vì bạn và vì tôi, giúp tôi trở thành một người tốt hơn mỗi ngày”.

 

Tác giả: SOMOS Community Care
Chuyển ngữ: Anthony Lai và Quang Sáng

Từ: aleteia.org (21.7.2021)  

Bài cùng chuyên mục:

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật lễ Phục sinh năm B (29/03/2024 08:44:15 - Xem: 27)

Lời loan báo “Chúa Kitô đã sống lại!” nhắc nhở chúng ta rằng Chúa luôn gần gũi chúng ta. Nhận biết sự hiện diện của Người củng cố con người yếu đuối của chúng ta trong cuộc đời.

THÁNH GIÁ, nguồn mạch của Lòng Thương Xót (28/03/2024 07:44:50 - Xem: 121)

Yêu với thiện chí vượt trên mọi cản trở, mọi căng thẳng đang có, Để chữ yêu tìm thấy ý nghĩa trọn vẹn của nó trong mái ấm gia đình.

Có phải Giu-đa tham tiền bán Chúa? (28/03/2024 05:42:17 - Xem: 96)

Bi kịch của Giuđa là đã để ý mình trên ý Chúa, theo Chúa nhưng nhất định không để Chúa biến đổi mình.

Gia vị cho bài giảng Lễ Chúa Nhật Lễ Lá, Năm B (20/03/2024 16:23:14 - Xem: 393)

“Chúng ta là những người thích nghe các câu chuyện về đời sống hằng ngày cũng như trong đời sống đức tin…

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa Nhật lễ Lá (20/03/2024 07:40:34 - Xem: 486)

Trên con đường thập giá, Ðức Giêsu đã đi đến tột cùng của nỗi cô đơn: “Lạy Thiên Chúa tôi, tại sao Ngài bỏ tôi?”.

Tội nào đáng bị lên án! (19/03/2024 14:18:30 - Xem: 330)

Biết bao hòn đá của ngôn từ nơi miệng “thanh cao” từ cá nhân hay đám đông đầy tiêu cực, giả dối, lọc lừa… cứ thoải mái ném vào tâm hồn những người mỏng manh yếu đuối.

Tình yêu khôn dò của Thiên Chúa nơi cái chết trên thập giá của Đức Kitô (15/03/2024 07:27:06 - Xem: 399)

Trong khi chờ đợi tới ngày chung thẩm, chúng ta sẽ sống như thế nào? Chúng ta sẽ chuẩn bị ra sao?

Suy nghĩ và cầu nguyện Chúa Nhật 5 MC năm B (12/03/2024 14:56:18 - Xem: 618)

Con người tội lỗi chết dần đi thì con người đích thực được dựng nên giống hình ảnh Chúa mới hình thành.

Gia vị cho bài giảng lễ Chúa Nhật 5 MC năm B (12/03/2024 05:52:15 - Xem: 457)

Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta hãy chôn mình trong lòng đất bằng cách hy sinh cho tha nhân như Chúa Giêsu đã làm.

Chay tịnh internet (10/03/2024 05:05:23 - Xem: 366)

Khi tự nguyện kiêng khem là để loại bỏ những hậu quả tiêu cực trong việc sử dụng internet, kể cả những hậu quả trên sức khoẻ tâm lý.

Bài viết mới