Văn hóa - Lẽ sống

Chủ bếp ăn từ thiện Cường Béo qua đời

  • In trang này
  • Lượt xem: 6,280
  • Ngày đăng: 24/08/2021 15:08:19

CHỦ BẾP ĂN TỪ THIỆN CƯỜNG BÉO QUA ĐỜI:

VỢ XUẤT VIỆN CHỜ NHẬN TRO CỐT CHỒNG

 

Trước khi qua đời vì Covid-19, người đàn ông mang tên Cường Béo vẫn bình thản gửi lời động viên, dặn dò cộng sự tiếp tục giúp đỡ người khó khăn, nghèo đói.

 

Chủ quán ăn từ thiện Cường Béo qua đời

Những ngày qua, cộng đồng mạng liên tục chia sẻ, truyền đi thông tin chủ nhân quán cơm chay xã hội Cường Béo qua đời. Thông tin trên khiến nhiều người đau buồn, xót xa bởi Cường Béo được biết đến là người đàn ông dành nhiều năm để làm việc thiện.

 

Nhiều năm qua, Cường Béo, tên thật là Vũ Quốc Cường (SN 1975, ngụ phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM) mở 2 quán cơm chay xã hội Cường Béo để hỗ trợ người nghèo. Dù nằm trong hẻm nhỏ nhưng quán cơm luôn là địa chỉ thân thuộc của hàng ngàn người nghèo tại TP.HCM.

 

Khi dịch bệnh bùng phát, anh và bạn bè tiếp tục thành lập bếp cơm từ thiện để nấu các bữa cơm cho tuyến đầu chống dịch. Tuy nhiên, sau 2 tháng thực hiện nhiều hoạt động thiện nguyện cho bà con nơi tâm dịch, anh nhiễm Covid-19 rồi qua đời.

 

Chủ bếp ăn từ thiện Cường Béo qua đời: Vợ xuất viện chờ nhận tro cốt chồng

 
Anh Cường Béo, người dành nhiều năm làm từ thiện vừa qua đời khiến nhiều người thương tiếc.

 

Sự ra đi của chủ nhân quán cơm chay xã hội Cường Béo khiến nhiều người xót xa, thương tiếc. Rất nhiều hội, nhóm thiện nguyện đã chia sẻ thông tin, bày tỏ niềm thương tiếc, nói lời chào tạm biệt người quá cố trên trang cá nhân của mình.

 

Đặc biệt, thông tin trước khi nhập viện, Cường Béo vẫn gọi điện thoại động viên, dặn dò cộng sự tiếp tục chăm lo cho người nghèo khiến cộng đồng mạng xúc động. Tài khoản có tên Trịnh Thủy chia sẻ: “Hơn 2 tháng đồng hành cùng nhau, bếp cơm anh Cường Béo đã hỗ trợ rất rất nhiều cho các bệnh viện, tuyến đầu chống dịch”.

 

"Anh dễ thương, khoan thai, nhẹ nhàng, vui tính cực kỳ và được tất cả những người tiếp xúc anh yêu mến. Khi thiếu nhân sự nấu cơm, anh đổi sang làm bánh mì ngọt buổi sáng cho y bác sỹ trước khi vào ca trực.

 

Chưa khi nào anh ngơi nghỉ hay nghĩ cho mình. Nhớ mãi lời cuối anh nói khi anh nhập viện ngày 17/8: “Thanh ơi, anh dương tính rồi, em ráng tiếp tục nha em. Cần gì anh gọi”…

 

Thôi thì kiếp này vậy là đủ rồi. Cầu mong anh thanh thản, cảm ơn anh vì đã gặp nhau và đồng hành chặng đường vừa qua! Cảm ơn vì tất cả những gì anh đã cống hiến cho đời này”, tài khoản này viết.

 

Chủ bếp ăn từ thiện Cường Béo qua đời: Vợ xuất viện chờ nhận tro cốt chồng

 

Khi còn sống, anh nổi tiếng là người có đam mê làm từ thiện. Anh mở quán cơm chay xã hội để giúp người nghèo.

 

Anh Đỗ Học, một người bạn của Cường Béo cho biết, trước ngày phát hiện mình nhiễm Covid-19, anh Cường vẫn đi gửi tặng bánh mì cho người dân.

 

“Khi phải nhập viện, anh ấy vẫn gọi điện, nhờ bạn bè trong nhóm đem số bánh mì còn lại đi gửi cho người khó khăn. Lúc nào anh ấy cũng chỉ nghĩ cho người khác, còn mình thì cứ dung dị, xuề xòa”, anh Học chia sẻ.

 

Một nhân viên Trạm y tế phường Bến Nghé xác nhận thông tin anh Vũ Quốc Cường tử vong do nhiễm Covid-19. “Khi biết tin anh Cường nhiễm bệnh, chúng tôi đã đến thực hiện các biện pháp hỗ trợ. Hiện nay, ngôi nhà gia đình người này ở vẫn đang bị phong tỏa. Nhà còn một cụ già, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho cụ”, người này cho biết.

 

“Chỉ để lại nhân đức và tấm lòng vì cộng đồng”

Anh Cường Béo phát hiện nhiễm Covid-19 vào ngày 16/8. Sau đó, cả gia đình anh gồm vợ và một số người cũng dương tính với Sars-Cov-2, phải đi cách ly, điều trị. Hôm 17/8, anh được đưa vào khu cách ly tập trung để điều trị và mất vào ngày 22/8.

 

Anh Đỗ Học cho biết, khi nghe tin anh Cường mất vì Covid-19, anh rất đau xót. Bởi, ngày còn sống, anh Cường gần như dành toàn bộ tâm tư, tình cảm, sức lực của bản thân, gia đình để làm việc thiện.

 

Chủ bếp ăn từ thiện Cường Béo qua đời: Vợ xuất viện chờ nhận tro cốt chồng

 

Anh Cường Béo thường xuyên đến những gia đình khó khăn để gửi quà.

 

“Anh mở quán cơm chay xã hội cho người nghèo, vận động, quyên góp tiền ủng hộ người khó khăn, xây nhà, tặng xe đạp… cho người cần. Làm được bao nhiêu, anh đều đem đi làm từ thiện hết, không tích góp, để lại gì cho vợ con… Đến khi mất, anh cũng không để lại được gì cho gia đình”, anh Học chia sẻ.

 

Vừa được xuất viện để chuẩn bị để tang chồng, chị Diệu Tuyền (vợ anh Cường Béo) xót xa cho biết, gia đình chị nhiều năm làm từ thiện nhưng lại chịu quá nhiều mất mát. Trước khi chồng qua đời vì Covid-19, chị cũng mất mẹ vì dịch bệnh.

 

“Hiện, gia đình chúng tôi ly tán. Mẹ, chồng tôi đã mất vì dịch bệnh. Các con tôi vẫn đang đi cách ly mỗi đứa mỗi nơi. Chỉ có một đứa đang học đại học y và tham gia tuyến đầu chống dịch là còn chạy đi chạy về lo việc nhà. Tôi vừa xuất viện, đến ở nhờ nhà người em để đợi nhận tro cốt chồng. Căn nhà thuê ở Quận 1 vẫn đang bị phong tỏa”, chị nói.

 

Chị Tuyền chia sẻ, trước khi mất, anh Cường Béo dành hết tâm huyết để làm thiện nguyện vì thế kinh tế gia đình cũng chỉ đủ ăn. Hai vợ chồng làm làm lụng vất vả nhưng vẫn phải ở nhà thuê rộng chưa đầy 20m2.

 

Chủ bếp ăn từ thiện Cường Béo qua đời: Vợ xuất viện chờ nhận tro cốt chồng

 

Cho đến khi mất, anh vẫn dặn dò bạn bè, cộng sự tiếp tục giúp đỡ người khó khăn hơn mình.

 

Cũng theo chị, khi còn sống, anh Cường chỉ lo giúp người nghèo. Khi thành phố thực hiện việc giãn cách, người người nhà nhà đi mua thức ăn dự trữ, anh lại dốc hết tiền đi mua hộp, túi, thức ăn chay về chất trong nhà.

 

Vợ hỏi, anh nói sẽ nấu cơm, bỏ hộp để gửi cho người nghèo, vô gia cư. Đến bây giờ, nhà anh ngoài số đồ đó chỉ còn đôi ba ký gạo. Chị Tuyền nói, gia đình hiểu tâm nguyện của anh nên chưa bao giờ trách móc.

 

Chị luôn cố gắng thu vén việc nhà, chăm lo con cái để anh có thể yên tâm làm thiện nguyện. Chị Tuyền tâm sự: “Anh ra đi không để lại tài sản gì vì có bao nhiêu anh đã dồn hết vào việc thiện nguyện. Có chăng, anh chỉ để lại nhân đức và tấm lòng vì cộng đồng”.

 

“Bây giờ, tôi chỉ mong các con được ăn học thành tài, duy trì được quán cơm xã hội để có thể chia sẻ khó khăn với sinh viên, người nghèo như anh từng ước nguyện lúc còn sống”, chị Tuyền nói.

 

Bài: Nguyễn Sơn(vietnamnet.vn)

Ảnh: Facebook nhân vật

Bài cùng chuyên mục:

Tham gia là một ơn gọi? (20/04/2024 10:32:15 - Xem: 224)

Giáo hội tin rằng: sự hiệp thông hướng về truyền giáo và chính sự hiệp thông là truyền giáo[6]! Chẳng phải đây là hoa trái của ơn gọi tham gia sao?

Làm thế nào để giúp con cái chúng ta tìm thấy ơn gọi của chúng (19/04/2024 00:52:04 - Xem: 251)

Ngày Thế giới cầu nguyện cho ơn gọi là cơ hội tuyệt vời để các bậc cha mẹ quan tâm, giúp đỡ con cái lắng nghe tiếng gọi của Thiên Chúa.

Sự thật dễ bị lãng quên về sự Phục sinh (11/04/2024 08:21:24 - Xem: 314)

Nếu không có sự Phục sinh, thì những gì chúng ta tin đều vô nghĩa. Đức Kitô sống lại từ cõi chết là điểm mấu chốt cho toàn bộ đức tin của chúng ta.

Để tránh rủi ro khi chia sẻ trên mạng xã hội (01/04/2024 08:04:48 - Xem: 347)

Sau khi đăng nội dung nào đó trên nền tảng mạng xã hội, bạn sẽ mất quyền kiểm soát và nhiều quyền của mình đối với những gì mình đã đăng.

Chín điều nên biết về Tuần Thánh (25/03/2024 05:49:46 - Xem: 548)

Tuần Thánh đến từ đâu? Và điều gì xảy ra trong Tuần Thánh? Dưới đây là 9 điều chúng ta nên biết về Tuần Thánh để sống trọn vẹn hơn Tuần lễ thánh thiện này.

Lòng mộ đạo bình dân: làm thế nào để không rơi vào mê tín dị đoan? (14/03/2024 08:04:00 - Xem: 490)

Có thể tổ chức Giáo hội đôi khi nghi ngờ lòng đạo đức, nhưng trong những trường hợp khác lại ủng hộ lòng đạo đức này.

Thánh Giuse – Mẫu gương cho những người sống đời thánh hiến (11/03/2024 08:09:08 - Xem: 639)

Những người sống đời thánh hiến, chúng ta phải học nơi Thánh Giuse những nẻo đường của sự thánh thiện, thinh lặng và hồi tâm.

Ngày 8/3 trong Vườn Địa Đàng (07/03/2024 10:00:13 - Xem: 645)

Trong vườn địa đàng, người phụ nữ được A-đam yêu thương, cưng chiều hết mực. Người phụ nữ ấy hẳn là hạnh phúc nhất khi bên cạnh có một người chồng tử tế.

Đức ái còn mãi (04/03/2024 08:34:32 - Xem: 435)

Tại sao mỗi lần đến Mùa Chay, con thường nghe Giáo hội mời gọi chúng ta bố thí, làm việc bác ái? Xin giải thích giúp con về ý nghĩa của việc này có khác với làm công quả bên Phật không?

Tiếng “ồn” (24/02/2024 05:49:27 - Xem: 441)

Giữa thế bị kìm kẹp giữa những tiếng ồn bên ngoài và những xáo động nội tâm, đâu là điểm tựa cho sự bình an? Chúng ta không có được một điểm tựa cho cuộc sống vốn dĩ vô thường của mình.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7