Bạn trẻ - Giáo dục - Ơn gọi

"Bình thường mới” trong đời tu

  • In trang này
  • Lượt xem: 2,817
  • Ngày đăng: 05/05/2022 08:50:15

" BÌNH THƯỜNG MỚI" TRONG ĐỜI TU

 

Nếu bạn là người trẻ đang manh nha ý định đi tu, bạn đừng dại mà “thần thánh hóa” các tu sĩ để rồi trở nên mặc cảm tự ti với những yếu đuối của bản thân. 

 

Không hiểu sao người ta vẫn coi đời tu là một điều gì đó phi thường. Nhiều bạn trẻ tự nhận thấy bản thân mình rất bình thường nên không bao giờ có ý định đi tu. Ơn gọi càng ngày càng ít là vậy, vì người ta “không dám tu”.

 

Cùng một lý do như thế, không ít tu sĩ lại tưởng mình là siêu nhân, làm được việc mà “người thường” không thể làm. Nạn duy giáo sĩ hay duy tu sĩ có lẽ từ đây mà ra, đi tu được là cứ nghĩ rằng mình hơn người.

 

Lại có những người thuộc diện “tu xuất”, tức đã tìm hiểu đời tu một thời gian rồi chuyển hướng. Không ít người trở về lập gia đình trong tâm trạng “thất bại”, cứ như thể là mình “bất xứng” với đời tu.

 

Tuy nhiên, ơn gọi nào cũng đều là ơn gọi, cũng là làm môn đệ bước theo Chúa Giêsu. Ai thấy hợp với đời tu thì cứ mạnh dạn đi tu, ai được mời gọi sống đời gia đình thì hãy lập gia đình, còn ai thấy có thể sống độc thân giữa đời thì cứ việc. Vậy nên làm gì có chuyện ai hơn ai kém.

 

Điều nguy hiểm là đôi khi người ta do vô tình hay hữu ý mà tô vẽ đời tu quá mức, làm cho nó có vẻ như là một lâu đài chỉ dành cho những kẻ “được tuyển chọn”, trong khi chính những kẻ “được tuyển chọn” lại thừa hiểu rằng họ chẳng có gì trổi vượt hơn về mặt nhân đức lẫn tài năng so với những người “bị loại” hay những người sống ơn gọi khác.

 

Thực ra thì ban đầu kẻ “được tuyển chọn” cũng có đôi chút ảo tưởng, thầm nghĩ rằng chắc mình phải có tố chất gì đó đặc biệt thì Chúa mới chọn cho sống đời tu. Thế nhưng khi sống trong đời tu một thời gian thì kẻ ấy nhận ra những tên “được tuyển chọn” khác chẳng có gì đặc biệt, thậm chí còn có những nết xấu tệ hơn người ngoài đời nữa. Vậy là kẻ ấy bắt đầu nghi ngờ và kiểm điểm lại bản thân mình. Hóa ra kẻ ấy cũng đã đánh giá lầm về bản thân. Kể ra thì kẻ đó chẳng có gì đặc biệt để gọi là xứng đáng với đời tu cả.

 

Vậy thì đâu là sự khác biệt giữa ơn gọi tận hiến với các ơn gọi khác? Vào đời tu để tìm kiếm sự thánh thiện, nhưng giờ không tìm thấy điều đó nơi bản thân mình và nơi các tu sĩ khác thì phải làm sao? Phải từ bỏ đời tu, từ bỏ giấc mộng nên thánh ư?

 

Thì ra ta không tìm thấy sự thánh thiện vì ta đã tìm sai chỗ. Sự thánh thiện ở nơi bản thân ta ư? Còn lâu, vì ta thừa biết mình yếu đuối tội lỗi như thế nào. Sự thánh thiện ở nơi các tu sĩ khác ư? Không hề, họ cũng chẳng khác gì ta đâu. Vậy tóm lại là sự thánh thiện ở đâu? Hóa ra chỉ có Chúa mới là Đấng thánh thiện, ai gần Chúa thì được thông phần vào sự thánh thiện đó. Điều này có nghĩa là sự thánh thiện không bị giới hạn trong đời tu nhưng là một ân ban cho tất cả những ai đón nhận Đức Giêsu vào cuộc đời mình.

 

Vậy thay vì nghĩ đời tu là điều gì đó phi thường thì ta hãy coi nó là bình thường đi, vì vốn dĩ các tu sĩ là những người rất bình thường như bao nhiêu người khác. Tuy nhiên, ta cũng có thể coi đời tu là một dạng đời sống “bình thường mới”. Cái “bình thường” ở đây chính là người tu sĩ với đầy những yếu đuối bất toàn, còn cái “mới” chính là ơn sủng của Thiên Chúa mà người tu sĩ luôn mở lòng ra để đón nhận và cộng tác. Nếu ta tìm kiếm sự thánh thiện nơi nét “bình thường” của người tu sĩ thì ta chẳng bao giờ thấy được đâu. Ngược lại, nếu ta nhận ra được nét “mới” nơi họ thì sự thánh thiện lại trở nên rất rõ ràng. Họ đã để Chúa làm việc ngang qua những yếu đuối bất toàn của mình.

 

Nếu là tu sĩ, xin bạn đừng mong chờ cái “bình thường” nơi mình và nơi những người bạn đồng tu một ngày đẹp trời nào đó trở thành “phi thường”. Không có đâu. Cho dù bạn có thể trau dồi một vài tài năng đặc biệt và đạt nhiều thành công vang dội thì bạn vẫn mãi mãi là con người “bình thường” thôi. Nếu không tin tôi thì các bạn hãy tự quan sát cuộc đời một tu sĩ “nổi tiếng” nào đó để biết. Bạn hãy nhìn xem khi về già họ có gì gọi là “phi thường”. Chắc chắn khi đối diện với sự thật của phận người mong manh thì họ chẳng dám nghĩ mình “phi thường” đâu. Vì thế, thay vì bận tâm hay lo lắng quá nhiều đến nét “bình thường” của mình thì bạn hãy bình an đón nhận nó và dành sự chú ý nhiều hơn đến yếu tố “mới” là ân sủng mà bạn được Chúa thương ban khi sống đời tu. Khi đó bạn sẽ nghiệm ra rằng việc Chúa làm cho bạn còn lớn lao hơn rất nhiều so với những nỗ lực bạn làm cho chính mình.

 

Còn nếu bạn là người trẻ đang manh nha ý định đi tu, bạn đừng dại mà “thần thánh hóa” các tu sĩ để rồi trở nên mặc cảm tự ti với những yếu đuối của bản thân. Họ cũng “bình thường” như bạn thôi, chẳng qua là họ dám để cho Chúa làm việc trên cuộc đời họ theo chương trình của Ngài. Nếu bạn có cùng một tinh thần quảng đại dấn thân như thế thì nét “bình thường” nơi bạn lại trở nên khí cụ hữu ích trong tay Chúa. Chính bởi bạn chẳng có gì xứng đáng nên người ta mới dễ dàng nhận ra nét “mới” là ân sủng Chúa nơi cuộc đời bạn khi bạn sống đời tu. “Bình thường mới” trong đời tu là vậy!

 

Giuse Lê Đắc Thắng, SJ(dongten.net)

Bài cùng chuyên mục:

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 120 – Chúng con vẫn nhớ!  (15/04/2024 15:07:13 - Xem: 81)

10 điều nên làm khi có người yêu – Phần 1 (14/04/2024 07:28:00 - Xem: 287)

Hỡi các cô gái, bài viết này dành riêng cho bạn, đặc biệt với những ai thừa nhận rằng mình đang yêu.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 118 – Người đã lập gia đình có được làm linh mục? (10/04/2024 09:33:45 - Xem: 244)

Con đọc trên Internet, thấy Giáo hội thường tranh luận về vấn đề người lập gia đình có được lãnh nhận chức linh mục?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 121 – Người bí ẩn trong Bữa Tiệc Ly (03/04/2024 07:37:54 - Xem: 225)

Nghe người ta nói rằng: người ngồi cạnh Đức Giêsu trong bích họa Bữa Tiệc Ly của Leonardo da Vinci là Maria Magdalena.

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 117 – Người Công giáo làm từ thiện (28/03/2024 08:04:04 - Xem: 291)

Nếu bản thân chúng ta hay cộng đoàn nơi chúng ta sinh sống còn ít thực thi bác ái, có nghĩa là chúng ta chưa sống đúng với ơn gọi của người Kitô hữu.

Nói gì với những người trẻ không còn cần đến Thiên Chúa nữa? (24/03/2024 08:33:54 - Xem: 404)

Đức tin chỉ lớn lên khi luôn khao khát nó: các tông đồ cầu xin Chúa : “Xin gia tăng đức tin cho chúng con” (Lc 17, 5).

Hãm mình để nâng dậy tâm hồn (13/03/2024 08:03:14 - Xem: 395)

Theo truyền thống tốt lành của Giáo hội, để vươn đến nhân đức nhanh hơn, hãm mình là cần thiết: ăn chay, đánh tội, từ bỏ ý riêng, khiêm nhường.

Cầu nguyện Mùa Chay có gì khác? (04/03/2024 07:13:00 - Xem: 376)

Con biết Mùa Chay là Mùa của cầu nguyện. Con nghĩ mùa nào cũng cần cầu nguyện mà. Vậy ý nghĩa cầu nguyện trong mùa này là gì ạ?

Giải đáp thắc mắc cho người trẻ: Bài 116 – Vài cách cầu nguyện (29/02/2024 08:18:50 - Xem: 273)

Câu hỏi: Xin chia sẻ giúp con vài cách cầu nguyện phù hợp với môi trường sinh viên? Con cảm ơn nhiều.

Năm lời khuyên để đạt được và duy trì sự bình an trong tâm hồn (26/02/2024 05:34:39 - Xem: 440)

Có nhiều lý do dẫn đến sự bất an nhưng chẳng có lý do nào là tốt cả. Chúng ta muốn kiểm soát mọi thứ, nhưng điều này thực sự là không thể.

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7