Giáo hội toàn cầu

Angela Merkel, con gái của mục sư, người có lòng tin nhiệt thành

  • In trang này
  • Lượt xem: 4,444
  • Ngày đăng: 26/09/2021 20:02:25

Đức tin kitô giáo là kim chỉ nam của thủ tướng Đức kể cả trong các quyết định chính trị của bà. Được tôi luyện qua kinh nghiệm sống dưới chế độ cộng sản, bà thường chứng tỏ điều này nhưng không bao giờ phô trương.

 

Brandenburg, Potsdam, ngày 3 tháng 10 – 2020: Thủ tướng Đức Angela Merkel (CDU) và Heinrich Bedford-Strohm (sau), chủ tịch Hội đồng Giáo hội Tin lành Đức (EKD) tham dự ngày đại kết đánh dấu Ngày thống nhất nước Đức trong Giáo hội Thánh Phêrô-Phaolô. CHRISTIAN DITSCH / ZUMA PRESS / ZUMA

 

Bà Angela Merkel có thể được so sánh với nguyên thủ quốc gia hay lãnh đạo chính phủ nào? Với Nữ hoàng Anh Elizabeth II! Trong quyển tiểu sử Chính Merkel (C’est Merkel, nhà xuất bản Les Arènes, 2021) tác giả nhà báo Marion Van Renterghem đã nêu lên so sánh lạ tai này.

 

Nơi hai nhân vật ngoại hạng này, mọi thứ đều như cách biệt (một người là nữ hoàng từ khi sinh ra, sống trong lâu đài, người kia được bầu bốn lần để điều khiển quốc gia và sống trong căn hộ nhỏ), nhưng chúng ta thấy họ có cùng đồng cảm, không phù phiếm và có các nguyên tắc đạo đức mạnh mẽ. Thật ra sự so sánh này càng phù hợp hơn nếu chúng ta thêm vào một đặc điểm chung tuyệt vời khác: tầm quan trọng đức tin kitô giáo của họ.

 

Đức tin đích thực nhưng kín đáo

Giống như nữ hoàng tối cao của Giáo hội Anh, bà Angela Merkel có đức tin vững mạnh. Như bà đã giải thích trong quyển sách phỏng vấn xuất bản năm 2006 (Theo cách của tôi, À ma façon với Hugo Müller-Vogg, nhà xuất bản L’Archipel): “Đức tin làm cho tôi khoan dung hơn với chính tôi, với người khác và giúp tôi không gục ngã trước gánh nặng của trách nhiệm. Nếu tôi là người theo chủ nghĩa vô thần, việc gánh vác một gánh nặng như vậy với tôi sẽ khó khăn hơn nhiều.”

 

Trong nhiều lần khác, bà đã rất rõ ràng về vấn đề này, một chuyện không thể hình dung được ở Pháp, nhưng điều này lại được chấp nhận ở Đức, nơi các Giáo hội hợp tác với nhà nước. Trong quyển sách hoàn toàn dành cho đức tin, Angela Merkel, một phụ nữ xác tín, Dấu ấn của thời hiện tại (Angela Merkel, une femme de conviction, Empreinte temps présent), xuất bản bằng tiếng Đức nhân dịp bầu cử năm 2009, có bài phỏng vấn của bà với nhà báo công giáo Volker Resing. Ông hỏi bà đâu là tác động của đức tin trên hoạt động chính trị của bà. Bà Merkel không ngần ngại trả lời: “Xác tín về phẩm giá của mỗi con người, độc nhất tính của mỗi người phải được bảo vệ. Tôn trọng người khác, khoan dung, công bằng xã hội. Và kinh nghiệm của tôi xác nhận điều đó: có đức tin vào Chúa làm cho việc đưa ra một vài quyết định chính trị được dễ dàng hơn nhiều.”

 

Chúng ta ít thấy bà tham dự vào các buổi lễ thờ phượng ở Berlin, nhưng bà thường hay đọc Kinh Thánh, bà cầu nguyện “gần như mỗi ngày” và không bao giờ bỏ qua dịp phát biểu tại Kirchentag, cuộc gặp quy mô của người tin lành được tổ chức hai năm một lần, quy tụ hàng chục ngàn tín hữu.

 

Một lần, vào tháng 9 năm 2015, trong một hội nghị tại Đại học Bern, Thụy Sĩ, vài ngày sau khi bà tuyên bố đất nước của bà có thể đón nhận một làn sóng di cư chưa từng có, bà đã bị chất vấn về nguy cơ “hồi giáo hóa” ở châu Âu. Khi đó bà có những lời nói rất thẳng: “Nếu có điều gì đó làm tôi bối rối, chắc chắn không phải là có người tuyên xưng đức tin hồi giáo của họ. Chúng ta phải có can đảm để nói chúng ta là tín hữu kitô. Chúng ta hãy can đảm đi vào đối thoại, nhưng xin vui lòng đi dự lễ, biết một chút về Kinh thánh và có lẽ biết giải thích một hình ảnh trong nhà thờ.”

 

Dĩ nhiên bà Angela Merkel không bao giờ vỗ ngực tuyên xưng đức tin của mình, cũng không bao giờ dùng đức tin vào các mục đích chính trị. Nhà khoa học chính trị Henrik Uterwedde, nghiên cứu gia tại Viện Pháp-Đức ở Ludwigsburg, Baden-Württemberg nhớ lại: “Phong cách chính trị điềm tỉnh luôn ngăn bà phô trương đức tin. Sự kín đáo này là từ văn hóa Luther tin lành của bà, nhưng cũng từ quá trình duy nhất, bà là con gái của một mục sư ở Đông Đức.

 

Thời thơ ấu ở Đông Đức

Một vài tháng sau khi chào đời, 17 tháng 7 năm 1954 tại Hamburg, Tây Đức, cha mẹ đã có một quyết định lạ lùng, đi định cư ở Đông Đức. Vì thích thử thách nhưng cũng vì có thiện cảm với ý thức hệ xã hội (bức tường Bá Linh chưa xây), Horst Kasner, thân phụ của bà là mục sư và là nhà thần học đã là người có trách nhiệm một chủng viện mục vụ gần thị trấn Templin, vài trăm cây số phía bắc Berlin, ở Brandenburg.

 

Angela lớn lên ở đó, trong một môi trường tương đối được bảo vệ, ở vùng nông thôn, với anh trai và em gái, cha và mẹ của bà là giáo sư tiếng anh, nhưng vì không có quyền làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Đức nên họ phải ở nhà. Gia đình thường nói về chính trị, văn học và triết học ở bàn ăn, nhưng ông Horst rất đòi hỏi ở con cái mình. Bà Merkel thấm nhuần kỷ luật làm việc, đó là đặc tính của bà, bà là học sinh xuất sắc trong hầu hết các môn học, đặc biệt là toán và tiếng Nga.

 

Bà giữ đạo, đi nhà thờ mỗi chúa nhật với gia đình,  dưới chế độ độc tài của cộng sản, họ kiểm soát gắt gao mọi biểu hiện tôn giáo. Theo tác giả Marion Van Renterghem, mẹ của bà nói với bà: “Là người theo đạo tin lành, cuộc sống của con sẽ rất khó khăn, vì thế con phải tốt hơn người khác.”

 

Học hành và hôn nhân

Để tiếp tục việc học của mình, bà ghi tên vào các phong trào thanh niên chính thức, nơi tuyên truyền chủ trương bài tôn giáo nhưng bà không hợp tác với đảng hoặc với phe đối lập ngầm. Bà chọn một lãnh vực duy nhất mà bà biết chế độ sẽ để bà yên: khoa học thuần túy. Khi còn là sinh viên bà kết hôn với Ulrich Merkel nhưng sau năm năm, năm 1982 bà ly dị. Sau này bà cho biết, đó là hôn nhân theo quy ước chứ không do tình yêu, nhưng hôn nhân này đã cho bà tên họ Merkel.

 

Ở Pháp việc ly dị đôi khi được cho là một hành động tiến bộ, nhất là với tín hữu kitô, nhưng ở Đức thì đây là một việc thường xảy ra với người tin lành và được xã hội chấp nhận. Năm 1986 trình luận án về hóa học lượng tử với thứ hạng tối ưu, bà có dự định tạo sự nghiệp ở môi trường đại học. Trong thời gian này, bà gặp mối tình lớn đời bà, giáo sư hóa học Joachim Sauer và bà kết hôn năm 1998. Hai người sống với nhau trong căn hộ nhỏ đối diện Bảo tàng Pergamon ở Berlin.

 

Đời sống chính trị

Cho đến khi bức tường Bá Linh sụp đổ năm 1989, bà mới bắt đầu quan tâm đến chính trị, lúc đó bà 35 tuổi. Bà ngẫu nhiên chọn phong trào Dân chủ kitô giáo, phù với các xác tín của bà, dù thời đó đảng của ông Helmut Kohl bị người Công giáo rất bảo thủ từ Tây và Nam Đức thống trị.

 

Bà Merkel có một chân dung trung dung, cực kỳ thực dụng và lý trí, điều này giải thích cho sự thành công của bà ở một đất nước mà hệ thống đòi hỏi khả năng tìm các thỏa hiệp. Ông Henrik Uterwedde tóm tắt: “Trong thời sống dưới chế độ cộng sản, bà nói đức tin là “kim chỉ nam nội tâm” của bà, đức tin giúp bà đối diện với những tình huống khó khăn. Và bà vẫn là người giữ đức tin nhưng không lộ ra quá công khai.” Nhà nghiên cứu Uterwedde nhắc lại, bà Merkel nghĩ khả năng tự đặt lại vấn đề và phân biệt được điều cốt yếu với điều phù du của bà là nhờ đức tin vào Chúa Giêsu Kitô. Một yếu tố đáng kể khác là bà công khai thừa nhận lỗi lầm và xin tha thứ. Bà đã làm vào ngày 24 tháng 3 năm 2021, vào đêm trước cuối tuần Phục sinh, khi bà nghĩ có thể ban hành lệnh cách ly triệt để. Các biện pháp đã không được tiến hành tốt và bà thẳng thắn công nhận. Ông Henrik Uterwedde nói: “Tôi nghĩ đức tin của bà là một phần không thể thiếu trong cách sống và trong cách làm chính trị của bà, nhưng không phải lúc nào nó cũng thể hiện rõ.”

 

Được cho là mẫu mực ở Đức, về việc quản lý cuộc khủng hoảng di cư mà nước Đức tìm kiếm sự giúp đỡ của các Giáo hội có truyền cảm hứng cho các tín hữu Pháp không? Ông Jean-Luc Mouton, mục sư tin lành, nhà thần học và quyền giám đốc tuần báo Réforme cho biết: “Là người theo đạo tin lành, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nơi bà một lý tưởng chính trị trong cách sống và cách làm của bà.” Ông nói thêm: “Không phải vì bà nói về đức tin của bà, nhưng qua cách bà để cho đức tin được thấy. Đôi khi ở đây chúng ta mơ có một chính trị gia, dù đàn ông hay đàn bà, đảm nhiệm đức tin kitô giáo của mình như bà Merkel đã làm, ở một đất nước nơi các Giáo hội là các đối tác được công nhận.”

 

Marta An Nguyễn dịch(phanxico.vn)

Bài cùng chuyên mục:

Đức Phanxicô giữ im lặng trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá (25/03/2024 08:51:54 - Xem: 324)

Trong thánh lễ chúa nhật Lễ Lá, Đức Phanxicô tạo ngạc nhiên khi ngài chọn im lặng thay vì giảng bài giảng trong thánh lễ.

Cuộc gặp gỡ giữa các Giám mục Đức và Giáo triều Roma diễn ra trong tinh thần xây dựng (24/03/2024 09:27:02 - Xem: 243)

Tuyên bố chung của Tòa Thánh và Hội đồng Giám mục Đức cho biết, cuộc họp kéo dài cả ngày, đã diễn ra trong bầu không khí tích cực

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61 năm 2024 (20/03/2024 08:42:17 - Xem: 269)

Sứ điệp của Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 61: Sứ điệp có chủ đề: “Được kêu gọi gieo hy vọng và xây dựng hoà bình”.

Yves Chiron: “Ngày nay người ta mê hoặc ma quỷ và những nhà trừ quỷ” (18/03/2024 15:00:09 - Xem: 382)

Việc trừ quỷ thực sự là một trong những quyền năng được Chúa Kitô ban cho các tông đồ của Ngài.

Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô (15/03/2024 08:51:49 - Xem: 310)

Tự truyện được thực hiện bởi Đức Thánh Cha với phóng viên Vatican Fabio Marchese Ragona, và sẽ được phát hành vào ngày 19/3 tới tại Mỹ và Âu châu.

Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô (14/03/2024 06:23:50 - Xem: 293)

Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô trên con đường thương xót và hoà bình”.

Đức Hồng y Parolin: Đối với Dức Thánh cha đàm phán không phải là đầu hàng (13/03/2024 05:44:11 - Xem: 317)

Đối với Đức Thánh Cha đàm phán không phải là đầu hàng, nhưng là điều kiện cho một hoà bình công bằng và lâu dài”.

Đức Thánh Cha giải thích tại sao Giáo hoàng lại mặc áo màu trắng (12/03/2024 08:42:42 - Xem: 422)

Đó là màu của niềm vui, bình an, điều đẹp đẽ, vì thế trong Mùa Phục Sinh và Giáng Sinh phẩm phục luôn là màu trắng.

Sau các phản ứng dữ dội, Vatican làm rõ lời kêu gọi của Đức Phanxicô kêu gọi Ukraine ‘dũng cảm cầm cờ trắng’ (11/03/2024 08:25:53 - Xem: 641)

Đức Phanxicô “dùng hình ảnh lá cờ trắng do người phỏng vấn đề xuất, để biểu thị sự chấm dứt thù nghịch

Tâm linh và nhận thức đức tin đang gia tăng trong giới trẻ (07/03/2024 08:14:37 - Xem: 286)

Cuộc nghiên cứu cho thấy tôn giáo ở Philippines, Kenya và Brazil được sống với lòng sùng kính mạnh mẽ.

Bài viết mới