Tác giả - Tác phẩm

Abraham, cha chúng ta trong đức tin ( bài 3 Bis)

  • In trang này
  • Lượt xem: 5,677
  • Ngày đăng: 12/07/2021 06:15:01

ABRAHAM,  CHA CHÚNG TA TRONG ĐỨC TIN[1]

Carlo Maria Martini

 

Dẫn nhập

Trong các bài suy niệm về Abraham, chúng ta học nơi tổ phụ một niềm tin vững chắc, sắt đá vào Thiên Chúa và chương trình của Ngài. Abraham đã trải qua cả cuộc đời trong thử thách đức tin, và tổ phụ vẫn phó thác, tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa. Những dấu chỉ Chúa tỏ lộ, dù rất nhỏ bé đã đủ cho tổ phụ đặt trọn niềm tin.

 

Hành trình đức tin của Abraham cũng là hành trình đức tin của mỗi người chúng ta. Ước gì trên hành trình đức tin đó, chúng ta luôn được soi sáng và củng cố bởi tấm gương đức tin của tổ phụ, và nhờ vậy, chúng ta sẽ luôn kiên vững trong đức tin dù phải trải qua thử thách, gian nan đến đâu đi nữa.

Trong những trang sách về Abraham, Đức Hồng Y Martini cũng cho chúng ta những hướng dẫn rất quí giá về linh thao. Hi vọng điều đó sẽ giúp chúng ta suy niệm hoặc sống tuần tĩnh tâm đạt kết quả tốt đẹp.

 

                                                          Linh mục Mỹ Sơn, Long Xuyên

 

 

CHỈ DẪN THỨ HAI

Canh tân đời sống, cầu nguyện liên lỉ,

lòng thống hối và đời sống cộng đoàn

 

Trước khi đề cập đến đề tài kế tiếp, chúng ta sẽ nói về “canh tân đời sống” trong mối tương quan với bài “hai lá cờ”.

 

Để thắng chính mình và sắp xếp đời sống cho có trật tự

Có thể nắm bắt mục tiêu của Linh Thao bằng cách suy tư về Abraham không? Chúng ta sẽ tìm cách để thực hiện điều đó khởi đi từ mục đích của Linh Thao: “để chúng ta thắng chính mình và … để sắp xếp đời sống cho có trật tự” – đời sống có một hướng đi; mà “không tự quyết định” – không tự quyết định bởi một tình cảm lệch lạc nào (số 21).

 

Như vậy, ba câu trên xác định rõ mục đích của Linh Thao, và trong ba câu trên, có sự khác biệt về mức độ: bằng cách đạt tới sự gỡ bỏ mặt nạ và vô hiệu hoá những quyến luyến lệch lạc, chúng ta mới có thể chọn lựa đúng để sắp xếp đời sống cho có trật tự, và biểu lộ chiến thắng của đức tin qua đời sống đó. Hơn nữa, chiến thắng của đức tin – không phải là giai đoạn cuối cùng, mà là khởi điểm – giúp chúng ta gỡ bỏ những quyến luyến lệch lạc, mà từ đó, chiến thắng đức tin rút ra được những ánh sáng mới.

 

Điều cần ở đây là mối tương quan với bài suy gẫm “hai lá cờ”, chúng ta có thể xác định vị trí bài suy gẫm này ở đâu? Có thể nói bài “hai lá cờ” hiện diện mỗi khi chúng ta ở trong những giây phút chính yếu của Linh Thao, khi có được kết quả từ một số bài suy gẫm, ví dụ những bài suy gẫm về cuộc đời Chúa Giêsu, trong viễn tượng một sự chọn lựa sắp tới. Nói cách khác, suy gẫm này trả lời câu hỏi: đâu là những chướng ngại khó thấy nhất, những cản trở thường xuyên trong dòng đời sống mỗi ngày, những “tấm lưới và xiềng xích” trói buộc tôi nặng nề hơn? Câu trả lời như sau: những cạm bẫy tinh vi nhất – không rõ ràng như lỗi phạm các giới răn, hoặc không hoàn thành trọn vẹn một công việc của tuần linh thao thứ nhất – là: tinh thần chiếm hữu, kiêu ngạo, ham muốn quyền lực, hà tiện, muốn sở hữu nhiều hơn, ham sống hơn, quyền lực hơn. Những cám dỗ này liên quan đến mọi hình thức và bậc sống, mọi hoàn cảnh sống của chúng ta; không ai thoát khỏi.

 

Để chống lại những quyến luyến lệch lạc

Đây là câu hỏi thứ hai bài suy gẫm đặt ra: ngược lại, đâu là những sức mạnh giải thoát hiệu nghiệm nhất giúp vô hiệu hoá những hậu quả của các quyến luyến lệch lạc và giúp chúng ta chọn lựa đúng? Câu trả lời như sau: sức mạnh hiệu nghiệm và tích cực là những sức mạnh theo chiều ngược lại: từ chối chiếm hữu nhiều hơn, quyền lực nhiều hơn, ham sống nhiều hơn, theo gương Đức Kitô, Đấng giầu có vô cùng đã trở nên nghèo khó. Do đó, bài suy gẫm này có chỗ đứng mỗi khi, dưới ánh sáng của những quyến luyến lệch lạc bị phơi bày, chúng ta có sự chọn lựa đúng, giúp giải thoát khỏi mọi trở ngại, mọi ám ảnh xuất phát từ chúng.

 

Hơn nữa, suy gẫm về Sáng Thế chương 22 giúp chúng ta vượt khỏi kinh nghiệm đặc biệt về quyến luyến lệch lạc để đi tới nguồn mạch chiến thắng của đức tin. Câu hỏi ở đây là: bởi chướng ngại siêu nhiên nào, cơ bản nào, chúng ta không thể chiến thắng được? Chúng ta có thể tưởng tượng, trong phần thứ nhất của bài suy gẫm về “hai lá cờ”, Satan thì thầm vào tai Abraham những gì khi ông trèo lên núi Moriyya: “Abraham, coi chừng đó! hãy giữ lấy cái mà ông đang có, ông nắm trong tay cái bảo đảm cho lời hứa của Thiên Chúa, nhờ đó, ông có lợi thế hơn đối với Thiên Chúa, coi chứng nhé!” Còn chúng ta, Satan rỉ tai thì thầm những gì? Từ khó khăn đó, chúng ta cầu nguyện, lời cầu nguyện điển hình của Linh Thao. Xin trình bày hai vấn đề về hình thức cầu nguyện như sau:

 

Để kiên trì cầu nguyện lâu giờ

Vấn đề thứ nhất: cầu nguyện lâu giờ thì khó. Thánh Inhaxiô nói đến điều này cách khác trong chỉ dẫn 13: “Cũng phải chú ý rằng khi được an ủi thì chiêm niệm một giờ là việc dễ dàng và nhẹ nhàng, còn lúc gặp sầu khổ thì chiêm niệm cho đến hết giờ thật là khó. Bởi thế, để chống lại sầu khổ và thắng được cơn cám dỗ, người luyện tập Linh Thao phải luôn luôn làm quá một giờ đồng hồ chút ít, để không những tập cho quen chống trả mà còn chà đạp được kẻ thù”. (13)

 

Chỉ dẫn này cho thấy kiên trì trong cầu nguyện lâu giờ là điều khó nếu không có sự trợ giúp cách riêng, đó có thể là trợ giúp bên ngoài, hoặc bên trong nhờ sự an ủi. Khó khăn nằm ở chỗ cảm thấy khô khan, trống rỗng; đề tài vô ích, không nói với tôi điều gì hết, vì thế, tôi lang thang đầu này đến đầu kia tìm điều gì đó đánh động tôi, mà không thấy. Khó khăn còn nằm ở chỗ sầu não vì có cảm tưởng Thiên Chúa vắng mặt, xa xôi; tôi với Ngài dường như bị một bức tường ngăn cách; cầu nguyện khô khan, tôi không cảm thấy gì, không muốn cầu nguyện chút nào, mà muốn làm một điều gì khác. Từ đó, chúng ta gặp một khó khăn thứ ba, tuỳ thuộc vào khó khăn thứ hai, là chán ghét, chối bỏ cầu nguyện.

 

Ba khó khăn này chỉ gặp thấy khi cầu nguyện lâu giờ, còn cầu nguyện ngắn thì không có, vì thế, chúng ta thường không cầu nguyện dài để tránh những khó khăn trên. Tuy nhiên, kinh nghiệm dạy ta rằng chỉ qua những khó khăn trên, chúng ta mới nắm bắt được ý nghĩa của sự quay về với Thiên Chúa trong cuộc đối thoại mà chúng ta dấn thân hoàn toàn, cho đến tận sâu thẳm của hữu thể chúng ta.

Đó là chiến thắng của đức tin, chúng ta phải cầu xin Chúa ơn đó khi cầu nguyện; vì tự sức chúng ta, nó rất khó, ngay cả không thể được, bởi vì nó đòi hỏi đức tin là một ơn Chúa ban mà thôi. Đó là vấn đề thứ nhất: cầu nguyện lâu giờ rất khó, chúng ta phải chờ đợi điều đó và nó chắc chắn sẽ đến.

 

“Đi vào” việc cầu nguyện:

a/ “Xưng thú với lời ca ngợi” (confessio laudis)

Vấn đề thứ hai: chúng ta phải “đi vào” việc cầu nguyện lâu giờ, nghĩa là khác với cầu nguyện vắn tắt, thường là bất ngờ, thoải mái, cầu nguyện lâu giờ thường đòi hỏi chúng ta một cửa thích hợp để đi vào. Có thể chúng ta chỉ đi vòng quanh một cách mệt nhọc mà không vào được. Vì vậy, thấy được lối vào là một điều quan trọng. Chúng ta biết, các tác giả về đời sống khổ hạnh cho chúng ta vô số chỉ dẫn để tìm thấy lối vào này. Ở đây, chỉ xin nhắc lại hai lối vào quan trọng nhất.

 

Lối vào thứ nhất: ngay từ đầu, đặt mình trước mặt Chúa, trong tình trạng thực sự của chúng ta, đôi khi có thể đọc một thánh vịnh, một đoạn Tin Mừng, một giai thoại của thánh Phaolô hay các ngôn sứ. Sự bắt đầu được gọi là xưng thú với lời ca ngợi (confessio laudis). Confessio laudis này chỉ là sự áp dụng giây phút khởi đầu của việc sám hối, hoặc điểm khởi đầu của việc “xét mình tổng quát”: “Tạ ơn Chúa là Thiên Chúa chúng ta vì những ân huệ đã lãnh nhận” (43). Nếu thực sự muốn biết mình là ai, hãy đặt mình trước Giáo Hội, trước Thiên Chúa, và quan trọng hơn hết là tạ ơn Chúa về tất cả những ơn lành Ngài đã ban. Không chỉ chú trọng tới những ơn nói chung như: sáng tạo, sự sống; mà còn để ý tới những ơn đặc biệt trong những ngày này, tuần này, tháng này; những ơn đó ghi một dấu ấn chắc chắn về lòng nhân lành của Chúa; một ơn mà tôi cảm nghiệm được; tất cả những gì giúp tôi thành công, để tôi nói lên lời cám ơn; tất cả những gì mà giờ đây tôi cảm thấy phải nói lên lời tạ ơn.

 

Bây giờ, xin đề cập đến một điểm khác của Linh Thao: những ý kiến “để tu chỉnh và cải thiện đời sống và bậc sống mình” (189). Thánh I-nha-xi-ô nói rằng: “Nên lưu ý rằng đối với những người đã vào bậc cai quản trong Giáo Hội hay ở bậc hôn nhân (dù có dư dật của cải đời này hay không), khi họ không cần hay không hoàn toàn sẵn sàng để lựa chọn về những điều có thể đổi, điều rất ích lợi là, thay vì một cuộc lựa chọn, đề nghị cho họ một khuôn khổ và một cách thức nhằm tu chỉnh và cải thiện đời sống và bậc mình; nghĩa là đưa hữu thể thụ tạo, đời sống và bậc mình vào việc làm vinh danh và ngợi khen Thiên Chúa, Chúa chúng ta và cứu rỗi linh hồn mình”.

 

Khuôn khổ và phương pháp này được diễn tả rất ngắn gọn nhờ những thí dụ rất cụ thể. Tóm lại, thánh nhân đòi chúng ta “đừng tìm gì khác ngoài lời ca tụng và làm vinh danh Thiên Chúa, Chúa chúng ta trong mọi sự và mọi nơi”. Nghĩa là, sau khi suy gẫm, biết chọn lựa loại bỏ những hoàn cảnh không lành mạnh, bối rối, vì chúng sẽ trở nên nguồn cội của tội lỗi. Không cần phải phân biệt chính xác lỗi ở đâu và không có lỗi ở đâu, mà chỉ cần một hoàn cảnh đè nặng mình, làm mình sống khép kín với cái nhìn của Chúa, và không để cho mình tự do. Ác cảm nào, hoàn cảnh nào, tôi không dám đương đầu, bổn phận nào nặng nề mà tôi còn chần chừ; điều đó không hẳn là tội, nhưng làm cho tôi khó chịu, tạo nơi tôi một tình cảm không thoải mái, làm tôi cảm thấy mình không tự do trước Thiên Chúa; vì vậy, tôi tỏ lộ cho Chúa biết hoàn cảnh của tôi. Tiếp đến là vấn đề thứ hai.

 

b/ “Xưng thú với đức tin” (confessio fidei)

Đây là gì? Đây là sự chuẩn bị ngay lập tức để đón nhận lời và sự trợ giúp từ Chúa. Lạy Chúa, con tin rằng quyền năng của Đức Kitô, chết và sống lại, ở với con để cứu con khỏi những hoàn cảnh tiêu cực và nặng nề, mà con không tìm ra lối thoát. Có những hoàn cảnh tội lỗi tôi biết rõ cách chống trả; nhưng lại có những khó khăn nặng nề khác khiến tôi phản kháng Chúa và bây giờ tôi không biết làm thế nào để thoát ra. Ví dụ, có những ác cảm đè nặng chúng ta và chúng ta không thể tự thoát ra được, chúng ta thưa với Chúa: Lạy Chúa, quyền năng Ngài sẽ giải thoát con; chứ tự sức mình, con không thể làm được.

 

Đó là lời xưng thú với đức tin nơi những ai nhận biết đời sống mình mỏng dòn, và đặt nó trước quyền năng cứu độ của Chúa; trong bí tích thống hối, người đó cầu khẩn ơn ban của Giáo Hội về sự yếu đuối của mình, để xin ơn tha thứ tội lỗi rõ ràng đã phạm, để được thanh tẩy khỏi mọi hạn chế do tội gây ra, dù chưa phải là tội, mà chỉ là sự nặng nề cản bước tiến về Thiên Chúa. Như vậy, bí tích thống hối trở thành một “cuộc trao đổi thống hối” khá dài, chứ không ngắn ngủi trong hai ba phút, mà có thể 15, 20 phút, hoặc nửa tiếng, một tiếng đồng hồ. Sự giúp đỡ của một người anh em chúng ta biết qua những câu hỏi, những hướng đi, có thể làm cho bí tích thống hối sống động nhiều hơn. Bởi đó, bằng cách đặt mình trước nhan Chúa, một cách hoàn toàn tự do, chúng ta nói với Ngài về những sợ hãi, chán nản, đau khổ, chán ghét của chúng ta để được thanh tẩy nhờ lòng thương xót của Ngài.

 

Tinh thần thống hối và đời sống cộng đoàn

Để kết, điểm cuối cùng: mối tương quan giữa sự thống hối hay tinh thần thống hối và đời sống cộng đoàn. Ở đây, chúng ta có thể tham khảo một chương của Rodriguez, trong chuyên luận về sự hoàn thiện và những nhân đức kitô giáo bàn về sự thú tội giữa cộng đoàn. Ông nói mỗi người phải vui “vì được người khác sửa lỗi và để họ sửa lỗi cho mình”; điều đó có nghĩa là những lỗi đó mọi người biết và là đối tượng của thống hối và nhận xét của cộng đoàn. Chương này rất đáng lưu ý khi nói rằng: rất đúng khi nhiều hoàn cảnh làm cản trở, phức tạp, tê liệt đời sống cộng đoàn có thể được giải quyết nếu sẵn sàng nhận biết những yếu đuối của mình, những mỏng dòn của mình, và nhận biết những điều đó nơi các anh chị em khác, để xin và đón nhận sự tha thứ.

 

Một cộng đoàn đích thực là một cộng đoàn sống sự tha thứ tội lỗi: “Xin tha thứ cho chúng con cũng như chúng con tha thứ cho những người xúc phạm đến chúng con”. Không có cộng đoàn nào mà tất cả các thành viên đều hoàn hảo; cộng đoàn không phải là nơi mà người thân cận luôn làm điều đúng và tốt, đồng thời chúng ta có quyền đòi hỏi họ sống như vậy; nhưng một cộng đoàn đích thực là nơi tôi tha thứ cho người thân cận đã không hành động đúng, vì tôi cũng chờ đợi người đó tha thứ cho tôi. Có một liên hệ giữa một đời sống cộng đoàn nơi có sự tha thứ cho nhau trong bình an, nơi thái độ thống hối thì tự nhiên, thanh thản, tự do, với sự trong sáng của đời sống cộng đoàn. Đó là điểm chính yếu, không có nó, không có cộng đoàn kitô hữu. Cộng đoàn kitô hữu gồm toàn thể những người tha thứ cho nhau mỗi ngày bởi vì họ là những con người yếu đuối và họ biết có thể tin tưởng vào sự hiểu biết, thông cảm của người khác trước những yếu đuối của họ. Không cần phải là một cộng đoàn hoàn hảo, nhưng chỉ cần là một cộng đoàn mà ngày qua ngày, ai nấy đều học biết tha thứ hết lòng cho nhau, nhờ đón nhận sự tha thứ của Chúa.

 

Tất cả những điều đó là một dữ kiện quan trọng trong đời sống cộng đoàn còn vì một lý do khác nữa. Chúng ta nỗ lực hết sức để chống trả một vài khiếm khuyết không thể khắc phục, chống trả một số thái độ vô thức trong cách cư xử, chúng nằm bên lề con đường đoan chính, mà không bao giờ thắng được, bởi vì đó là cái thuộc bản năng, thoát khỏi nhận thức của chúng ta. Người khác thường nhận ra ngay lập tức, còn bản thân chúng ta thì khó nhận ra và nhận ra rất chậm chạp. Chính vì thế chỉ cộng đoàn nào mà sự tha thứ ngự trị mới có thể giúp cho các thành viên một chỗ thở, cảm thấy được đón nhận dù có những mặt khiếm khuyết, và giúp họ mở ra với người khác. Có một mối tương quan quan trọng giữa tinh thần thống hối và sự triển nở của một cộng đoàn kitô giáo đích thực. Không phải đó là một cộng đoàn tình cảm, cũng không phải là một môi trường lý tưởng, mà là nơi của những con người thực tế, biết tha thứ cho những thiếu sót, yếu đuối của nhau và giúp nhau lớn lên trong đức tin và hi vọng.

 

 


[1] Chuyển ý từ “Abraham, notre père dans la foi”, Carlo M. Martini, Éd. Saint Augustin-Saint Maurice, Suisse, 1994.

Bài cùng chuyên mục:

Kinh nghiệm về Thiên Chúa và ước muốn(bài 2) (24/04/2024 22:17:35 - Xem: 4)

Hi vọng bài suy tư này giúp chúng ta hiểu rõ những ước muốn của chính mình, để từ đó, khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa

Kinh nghiệm về Thiên Chúa và ước muốn  (06/04/2024 10:09:20 - Xem: 398)

Hi vọng bài suy tư này giúp chúng ta hiểu rõ những ước muốn của chính mình, để từ đó, khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa

Làm sao biết đó là Ý Chúa  (03/03/2024 08:37:22 - Xem: 645)

Bài sau đây rất hữu ích về đời sống thiêng liêng cho cá nhân mỗi người và nhất là cho những người có bổn phận hướng dẫn đời sống thiêng liêng cho người khác, như các vị linh hướng…

Linh mục, người của lòng thương xót(bài 4) (02/02/2024 09:04:08 - Xem: 518)

Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết thích nghi với bậc sống và hoạt động tông đồ của mình.

Linh mục, người của lòng thương xót(bài 3) (10/01/2024 05:25:47 - Xem: 655)

Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết thích nghi với bậc sống và hoạt động tông đồ của mình.

Linh mục, người của lòng thương xót(bài 2) (13/12/2023 05:58:01 - Xem: 756)

Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết thích nghi với bậc sống và hoạt động tông đồ của mình.

Linh mục, người của lòng thương xót  (02/12/2023 09:29:04 - Xem: 1,005)

Tuy là những bài dành riêng cho các linh mục, nhưng tu sĩ, chủng sinh và giáo dân đều có thể đọc để suy niệm và cầu nguyện miễn là biết thích nghi với bậc sống và hoạt động tông đồ của mình.

Kinh nghiệm về Thiên Chúa hay chỉ là gặp gỡ chính mình? (30/08/2023 09:25:22 - Xem: 1,366)

Xin giới thiệu bài của cha Anselm Grun về sự phân định giữa kinh nghiệm gặp gỡ Thiên Chúa và sự gặp gỡ chính mình được phản chiếu qua hình ảnh Thiên Chúa mà ta tưởng là đã gặp.

Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục(bài 6) (19/07/2023 07:38:57 - Xem: 1,049)

Trong bài 5, chúng ta đã nói tới sự khó nghèo của linh mục là một đời sống giản dị. Trong bài này, chúng ta sẽ đề cập tới một vài mẫu linh mục tiêu biểu về cách sử dụng tiền của.

Những suy nghĩ tản mạn về đời sống và tác vụ linh mục(bài 5) (30/06/2023 08:53:13 - Xem: 1,726)

Ước gì hết thảy anh em linh mục chúng ta trở thành những mẫu linh mục đạo đức, thánh thiện như thánh Gioan-Maria Vianey, thánh Phanxicô Assisi,...

Bài viết mới
Câu chuyện chiều thứ 7